Hà Nội
23°C / 22-25°C

27 năm làm vợ cho... anh rể

Thứ hai, 13:50 18/11/2013 | Xã hội

Chuyện buồn về người đàn bà ở buôn Tang, xã Phú Cần, H.Krông Pa (Gia Lai) làm vợ khi mới lên 10 tuổi vì hủ tục cứ thế tuôn chảy khi có người vô tình hỏi đến.

Chị mất tích, em thế chân

Chàng rể Alê Bhuar người cùng xã đã vượt qua “sát hạch”, vượt qua đám trai trong buôn để nhận được cái gật đầu của cô gái H’len tuổi đôi mươi. Rượu, thịt ê hề, người của buôn vui chơi đến hai ngày mới vãn. Đùng một cái, một buổi H’len đi rẫy rồi không thấy về. Mọi người tất tả đi tìm nhưng đến hai con trăng lặn cũng không thấy.

Alê Bhuar đi khắp nơi trong vùng, lên cả rừng tìm vợ như người mất hồn, nghĩ rằng hay vợ mình bị lạc? Nhưng rồi anh lại nghĩ: vợ mình lên nương lên núi mòn cả tay chân thì sao lạc được. Alê Bhuar chọn cách cuối cùng là ở nhà chờ vợ. Nhưng chờ đến hơn hai tháng, thức xọp người, bầu bạn của Alê Bhuar những ngày này là những ghè rượu uống cháy cổ.

27 năm làm vợ cho... anh rể 1
Ba mẹ con H’Ruk trong góc bếp nghèo

Ai đó trong buôn Tang buông lời: “Nhà H’len phải đền vợ cho thằng Alê Bhuar rồi!”. Đền là phải bò, phải heo, phải gà, rượu nữa. Nhà H’len hết cả của cải sau lễ cưới. Ngày thực hiện lệ làng càng đến gần. Bố H’len nghĩ mãi, cuối cùng quả quyết: Con H’len đi lâu như thế là nó không về nữa rồi. Thằng Alê Bhuar nói chuyện đòi vợ rồi, cưới con H’Ruk cho nó thôi.

Năm ấy, H’Ruk mới lên mười. Đám cưới mà chàng rể chẳng ai khác là Alê Bhuar 24 tuổi và cô dâu là H’Ruk đang ngây ngô tuổi chơi tuổi lớn. Đem vòng tay (vật đính ước) mà anh rể mới trao, cô hồn nhiên khoe với người làng. Mọi người trong buôn lại được một phen no say.

Cô bé H’Ruk cười vang một góc nhà, bước xuống cầu thang ra chơi với chúng bạn trong buôn mà chẳng thể biết được cơn khổ từ đây đã trói cuộc đời mình.

Những ngày buồn

Ksor H’Ruk không hiểu sao sau bữa người trong buôn vui chơi uống rượu ca hát xong, cô phải đi theo anh rể Alê Bhuar như cái bóng. Ngày trước cô vẫn thường hay lên rẫy với ba mẹ, giờ Alê Bhuar dẫn cô đi. Chăn bò, lấy củi, quanh cô lúc nào cũng có anh rể. Mãi rồi cũng thành quen. Chỉ người trong buôn và ba mẹ cô là khác, nhìn H’Ruk ngày càng ra dáng thiếu nữ, mắt họ ngấn buồn. H’Ruk vẫn hồn nhiên, chỉ thỉnh thoảng đỏ mặt chạy đuổi đánh đám trai gái cùng lứa khi chúng trêu cô và anh rể là… vợ chồng! Những chuyện này, mỗi tối cô đều háo hức kể cho anh rể nghe, còn cả nhà ngồi lặng im.

Hơn 13 tuổi, H’Ruk đã ra dáng thiếu nữ. Bố mẹ H’Ruk cắt một khoảnh đất, dựng nhà, bảo cô và anh rể Alê Bhuar ra ở. Bấy giờ cô mới hiểu những lời trêu đùa của đám trẻ trong làng. Cô còn muốn đi chơi với đám bạn, còn muốn vui với chúng trong những dịp hội làng. Cô thiếu nữ chưa kịp vui đã trở thành đàn bà.

H’Ruk kể đã có lần cô khóc chạy về nhà xin ở lại, không quay về nhà nữa. Mẹ cô nói: “Mày muốn bỏ chồng phải có 2 con trâu. Không có trâu thì có 3 con bò đền cho nó. Mày có thì mày đền đi, tao không có đâu”. Cô hiểu, ước mong được quay về nhà đã thành tuyệt vọng từ ngày cả nhà thực hiện tục “nối dây” cho cô với anh rể.

Bốn đứa con lần lượt ra đời, gánh nặng cơm áo oằn lưng H’Ruk như chính cuộc đời cô vậy.

Anh rể - chồng của H’Ruk ít khi ở nhà. “Nó ở luôn trên rẫy, ít nói lắm”, H’Ruk nói. Vì hủ tục, họ đành chấp nhận con đường đi cùng nhau như món nợ đời cần phải trả, đến nay đã 27 năm rồi. Khi ánh tà dương cuối cùng khuất bóng sau dãy núi mờ xa, H’Ruk bảo chúng tôi ra bậc cửa ngồi cho sáng, rồi than: "Làm đàn bà như mình sao khổ quá!".
 

Tục nối dây

Nối dây là một tập tục lâu đời trong một số cộng đồng người bản địa ở Tây nguyên. Theo tục này, khi người vợ qua đời, người chồng muốn tái hôn buộc phải lấy một người con gái trong gia đình vợ (có thể là em gái vợ còn rất nhỏ tuổi hoặc người chị vợ già hơn mình rất nhiều) miễn là người đó chưa có chồng. Những người đó gọi là người nối dây. Nếu không còn người để nối dây thì người chồng phải về lại nhà mẹ đẻ với hai bàn tay trắng. Ngược lại, nếu người chồng mất mà gia đình chồng không muốn mất của cũng phải đưa người (anh trai hay em trai chưa có vợ của người chồng) sang nhà người vợ đã mất để thực hiện tục nối dây. Nhà thơ Văn Công Hùng, một người ở Tây nguyên lâu năm và có nhiều chuyến đi tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa cho biết: “Thực ra tục nối dây là một cách giữ của cải bởi nhiều dân tộc bản địa ở Tây nguyên theo chế độ mẫu hệ. Hiện hủ tục này đã không còn”.

 

Theo Trần Hiếu (Thanh Niên Online)

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt kẻ giả danh thanh tra môi trường, lừa tiền của hơn 40 người

Bắt kẻ giả danh thanh tra môi trường, lừa tiền của hơn 40 người

Pháp luật - 5 giờ trước

Đối tượng Mai Văn Huyên đã giả danh thanh tra môi trường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hơn 40 người, thu lợi bất chính khoảng 200 triệu đồng.

Miền Bắc nắng trở lại sau đợt mưa dông, nền nhiệt tăng lên ngưỡng bao nhiêu?

Miền Bắc nắng trở lại sau đợt mưa dông, nền nhiệt tăng lên ngưỡng bao nhiêu?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo, sau đợt mưa dông rải rác, ngày 21/5, miền Bắc hửng nắng, thời tiết khu vực tạnh ráo.

Bắt tạm giam đối tượng không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm

Bắt tạm giam đối tượng không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm

Pháp luật - 6 giờ trước

Thấy hơn 170 triệu đồng đổ vào tài khoản ngân hàng của mình, dù không biết là tiền của ai nhưng Dũng vẫn chi tiêu hết. Tại cơ quan công an, Dũng hứa chi trả dần cho người chuyển khoản nhầm, nhưng 1 năm sau vẫn không thực hiện cam kết.

Công an Đà Lạt mời làm việc với nhóm phụ nữ dừng ô tô, nhảy múa giữa đường

Công an Đà Lạt mời làm việc với nhóm phụ nữ dừng ô tô, nhảy múa giữa đường

Pháp luật - 6 giờ trước

Quá trình vào Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), nhóm phụ nữ đã dừng ô tô giữa đường để chụp ảnh, nhảy múa và tập thể dục.

Hé lộ mánh khóe Giám đốc công ty ở Hải Dương sản xuất hàng nghìn chai dầu nhờn giả

Hé lộ mánh khóe Giám đốc công ty ở Hải Dương sản xuất hàng nghìn chai dầu nhờn giả

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình sản xuất dầu nhờn động cơ đốt trong, Phương đã mua dầu nhờn động cơ có sẵn của công ty khác về sang chiết, đóng chai nhưng không tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng...

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P1): Bốn kẻ ngông cuồng

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P1): Bốn kẻ ngông cuồng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trên con đường vắng, hai thanh niên điều khiển 2 xe máy hiệu Honda Vision song song với nhau. Bất chợt, từ phía ngược chiều có 4 thanh niên khác áp sát, dùng hung khí uy hiếp khiến họ hoảng sợ, đưa xe máy cho chúng.

Lĩnh án tham ô tài sản vì 'biển thủ' tiền hàng của doanh nghiệp

Lĩnh án tham ô tài sản vì 'biển thủ' tiền hàng của doanh nghiệp

Pháp luật - 8 giờ trước

Được giao thu tiền của khách hàng, Thanh lập hai hệ thống sổ sách theo dõi, sau đó chiếm đoạt một phần tiền doanh nghiệp, rồi bỏ trốn…

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 21/5/2024: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 21/5/2024: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai nhiều quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ mất điện từ sáng sớm.

Chiêm ngưỡng cây cầu thuộc dự án nghìn tỷ ở Hà Nội chờ ngày thông xe

Chiêm ngưỡng cây cầu thuộc dự án nghìn tỷ ở Hà Nội chờ ngày thông xe

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Cây cầu vượt Nguyễn Văn Cừ - Hồng Tiến (quận Long Biên, Hà Nội) đã hoàn thiện nhưng hiện vẫn phải quây tôn 2 đầu cầu, chưa được thông xe vì phải chờ thi công xong đường kết nối.

Quảng Trị: Một doanh nghiệp bị xử phạt vì san ủi rừng tự nhiên

Quảng Trị: Một doanh nghiệp bị xử phạt vì san ủi rừng tự nhiên

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Công ty Cổ phần Trường Danh (Quảng Trị) cùng ông N.V.T. bị xử phạt vi phạm hành chính, phải nộp tổng số tiền 66 triệu đồng liên quan đến vụ việc rừng tự nhiên bị san ủi.

Top