Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách này sẽ tốt ngang thuốc bổ

Thứ sáu, 06:51 30/06/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Rau diếp cá mang đến công năng giảm mỡ thừa trên cơ thể cũng như cân nặng được kiểm soát một cách hiệu quả...

Mật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụngMật ong tốt nhưng uống vào 6 thời điểm này sẽ phát huy tối đa công dụng

GĐXH - Nếu đang uống mật ong, bạn hãy chọn cho mình thời điểm phù hợp, tùy theo mục đích của mình để phát huy công dụng tốt nhất.

Rau diếp cá là loại thực vật không còn xa lạ, chúng có thể làm rau ăn và cũng có thể làm thuốc chữa bệnh. Lá và thân của cây diếp cá là hai bộ phận được dùng để làm thuốc.

Theo nhiều nghiên cứu, có chất decanoyl-acetaldehyd trong thành phần của cây diếp cá là một hoạt chất tương tự như kháng sinh. Vì vậy, loại thực vật này có công dụng kháng khuẩn hiệu quả, diệt nấm và ký sinh trùng.

Ngoài ra, còn có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe trong rau diếp cá như: vitamin B, A, canxi, chất đạm, chất xơ, sắt, kali,..

6 công dụng tuyệt vời của rau diếp cá 

3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách sẽ tốt ngang thuốc bổ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Rau diếp cá giúp trị mụn

Các chị em thường sử dụng rau diếp cá để điều trị mụn, bởi nó có công dụng giúp nốt mụn nhanh chóng bớt đau, sưng và giảm thiểu tình trạng mụn bị thâm đen. Việc trị mụn có thể ứng dụng bằng cách đắp mặt nạ hoặc uống nước rau diếp cá.

Rau diếp cá tốt cho người tiểu đường

Lượng ethanol trong rau diếp cá là thành phần quan trọng chống lại bệnh tiểu đường, đồng thời có công năng kiểm soát lượng đường huyết ở cơ thể người.

Giúp ổn định cân nặng

Bên cạnh những công dụng nêu trên, nước ép từ rau diếp cá còn có khả năng ổn định cân nặng, thích hợp với những người béo phì đang ăn kiêng. Do đó, rau diếp cá mang đến công năng giảm mỡ thừa trên cơ thể cũng như cân nặng được kiểm soát một cách hiệu quả.

Giúp lợi tiểu, thải độc

Những bệnh nhân bị tiểu buốt, tiểu rắt nên thường xuyên ăn rau diếp cá để lợi tiểu. Từ tác dụng lợi tiểu, loại thực phẩm này còn hỗ cơ thể thải trừ độc tố, thanh lọc.

Chữa viêm phổi, bệnh lý nhiễm trùng

Rau diếp cá còn được ứng dụng để chữa bệnh viêm phổi hoặc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, bởi trong thành phần của diếp cá có kháng khuẩn.

Tăng sức đề kháng

Một trong những cách tuyệt vời để giúp hệ miễn dịch được tăng cường khỏe mạnh là ăn rau diếp cá khoa học. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp kích thích tế bào bạch huyết hình thành, từ đó giúp sức đề kháng được tăng cường và giúp con người luôn khỏe mạnh.

3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá

3 sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá, ăn theo cách sẽ tốt ngang thuốc bổ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đề phòng nhiễm khuẩn, ngộ độc

Rau diếp cá dễ gây nhiễm khuẩn vì nơi sinh sống và phát triển của cây ở nơi ẩm ướt. Đây là môi trường rất nhiều vi khuẩn và giun sán cư trú. Nên nếu ăn rau diếp cá sống mà không ngâm rửa sạch sẽ và nguồn gốc rõ ràng thì ăn vào dễ bị đau bụng, đi ngoài, giun sán và bị nhiễm khuẩn. Trong đó có trường hợp ăn rau diếp cá bị nhiễm khuẩn Ecoli.

Rau diếp cá bị nhiễm khuẩn Ecoli sẽ tạo ra độc tố Shiga, chất độc này gây phá hủy hồng cầu, làm tổn thương các tế bào máu, suy thận và có thể dẫn đến tử vong. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, đã có 1 ca tử vong, 121 người bị nhiễm khuẩn Ecoli do ăn rau diếp cá.

Giảm chức năng hoạt động của thận

Rau diếp cá với đặc tính hàn mát và có tác dụng cho lợi tiểu. Nhưng sử dụng thường xuyên quá nhiều rau diếp cá hay nước của rau này sẽ tác động tiêu cực, giảm chức năng hoạt động của thận.

Vì rau diếp cá lợi tiểu khiến bạn đi bài tiết nhiều lần hơn so với mức bình thường khiến cho các nhu mô của thận sưng phồng, suy giảm chức năng thận. Cho nên nếu bạn sử dụng chữa bệnh hay ăn thì nên dùng một lượng vừa đủ, tần suất hợp lý để không ảnh hưởng đến thận.

Gây lạnh bụng, tiêu chảy

Tác dụng của rau diếp cá là trị táo bón, bệnh trĩ, tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng rau diếp cá trở thành tác hại đối với những người mang thể trạng hàn, dễ bị chân tay lạnh, tiêu chảy, bị lạnh bụng. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm hư tổn đến dương khí gây ra lạnh bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

4 lưu ý nhất định phải biết khi sử dụng rau diếp cá 

- Khi sử dụng rau diếp cá phải rửa thật sạch và ngâm với nước muối loãng để khử trùng loại bỏ các vi khuẩn, giun sán

- Không nên dùng rau diếp cá quá nhiều, một ngày bạn chỉ nên ăn hoặc uống 1 lượng rau diếp cá vừa đủ (20-40g diếp cá tươi)

- Hạn chế uống nước rau diếp cá khi bụng đói vì trong rau diếp cá chứa nhiều vitamin C sẽ làm cồn ruột và hại dạ dày

- Những người bụng yếu, mang thể trạng hàn, hay bị lạnh chân tay, dễ lạnh bụng thì tránh uống nước rau diếp cá sau 10 giờ tối.

Tắm biển nếu bị sứa đốt thì làm ngay điều này để phòng nguy hiểmTắm biển nếu bị sứa đốt thì làm ngay điều này để phòng nguy hiểm

GĐXH - Khi bị sứa cắn, chỉ nên rửa vết thương bằng nước biển hoặc giấm. Không rửa vết thương bằng nước ngọt vì làm tổn thương nặng hơn.

Rau ngải cứu và những tác hại đáng sợ nếu dùng sai cách

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TRỰC TIẾP: Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

TRỰC TIẾP: Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sống khỏe - 1 giờ trước

SKĐS - Chỉ còn nửa tiếng nữa, Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2 sẽ chính thức được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trước lễ vinh danh, không khí đã vô cùng sôi động.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Sống khỏe - 6 giờ trước

Từ ngày trở thành "ông bố trẻ", tiktoker Đỗ Đạt rất stress đến mức ra ít video hẳn đi vì con liên tục quấy khóc đêm, khó ngủ.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 7 giờ trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Top