Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 bệnh 'rình rập', tàn phá nội tạng nếu thường xuyên ăn lẩu sai cách, người Việt nhất định phải tránh

Thứ bảy, 10:24 30/12/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Dù các món ăn trong nồi lẩu đều mạng lại những công dụng nhất định, nhưng chỉ cần sai sót một chút, bạn cũng có thể biến chúng thành thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả gia đình.

Người Việt cần bỏ ngay 4 kiểu ăn lẩu 'độc khủng khiếp' này nếu không muốn thực quản và dạ dày bị hủy hoạiNgười Việt cần bỏ ngay 4 kiểu ăn lẩu "độc khủng khiếp" này nếu không muốn thực quản và dạ dày bị hủy hoại

(Tổ Quốc) - Lẩu là món ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng và hơn hết là rất ngon miệng. Thế nhưng có một số hình thức ăn lẩu rất nguy hiểm mà các gia đình Việt đang mắc phải.

Lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, món ăn này ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng chúng ta sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu như thưởng thức món ăn này không đúng cách. 

5 bệnh rình rập nếu thường xuyên ăn lẩu không đúng cách

5 bệnh 'rình rập', tàn phá nội tạng nếu thường xuyên ăn lẩu sai cách, người Việt nhất định phải tránh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Gây béo phì và các bệnh về tim mạch

Hàm lượng chất béo và cholesterol tính được trong 1 nồi lẩu là rất cao. Các loại thịt đỏ hay sử dụng ăn lẩu là thịt bò, thịt lợn, thịt gà hay nội tạng động vật, có lượng protein và chất béo cao làm nguy cơ tăng béo phì, bệnh gout và các bệnh về tim mạch. 

Bên cạnh đó, nội tạng động vật thường tồn dư nhiều chất độc, cặn bã khó có thể loại bỏ hết trong quá tình rửa, gây nguy hại cho sức khỏe người ăn. Vậy nên khi ăn lẩu nên thay thế một phần thịt đỏ bằng các loại hải sản như tôm, cá để đảm bảo lượng protein và giảm chất béo bão hòa

Các vấn đề về tiêu hóa

Nguyên liệu của lẩu rất đa dạng cả về đồ sống lẫn đồ chín. Do đó, nhiều trường hợp ăn phải đồ chưa chính kỹ, để lẫn đồ sống với đồ chính, hay ăn những loại thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau rất dễ gây ra những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Dễ bị đau dạ dày

Món lẩu chua cay thường được chọn nhiều trong những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này sẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.  Vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.

Dễ bị nhiễm giun sán

Các loại rau sống như rau muống, xà lách, rau cải… đều có khả năng chứa nhiều giun sán. Nếu như rau không được rửa sạch, nhất là khi ăn lẩu bạn rất dễ có nguy cơ bị nhiễm giun sán.

Bên cạnh đó, các loại hải sản như tôm, ngao, cua cũng chứa nhiều vi khuẩn, vi-rút gây bệnh nếu không phải là hàng tươi ngon đảm bảo sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

Tăng lượng độc tố trong cơ thể

Nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitrit trong nước lẩu tăng lên theo thời gian. Lúc nồi lẩu bắt đầu sôi, nồng độ nitri trong nước lẩu không quá cao, chỉ khoảng 1.3 đến 1,8 mg/l, cao gấp 9.38 lần so với lúc đầu, ở lẩu hải sản là 12.70mg/l, cao gấp 7,06 lần. Vì vậy uống nước canh lẩu rất độc hại đối với sức khỏe. sẽ làm hàm lượng nitric tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo cũng bão hòa và gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, ngồi ăn lẩu quá lâu sẽ khiến dạ dày phải làm việc liên tục bởi các loại dịch vị, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra nhiều, liên tục, dễ gây đau bụng, đi ngoài, viêm lá lách mãn tính.

Nên ăn lẩu thế nào cho an toàn?

Thực chất, nếu nguyên liệu từ lẩu an toàn thì ăn lẩu đúng cách sẽ mang lại nhìu lợi ích cho sức khỏe. Để ăn toàn, khi ăn lẩu bàn cần lưu ý những điều sau:

5 bệnh 'rình rập', tàn phá nội tạng nếu thường xuyên ăn lẩu sai cách, người Việt nhất định phải tránh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Khi ăn lẩu, bạn nên rửa thêm các loại rau củ như khoai tây, củ sen thái sợi, nên kết hợp giữa thịt và rau, tỷ lệ thịt với rau nên là 1: 3 càng tốt.

- Có nhiều loại nước canh lẩu như canh cà chua, canh xương, canh nấm… tuy ngon nhưng không phù hợp với người đang bị tăng acid uric máu và bệnh gút. Do vậy, để không làm tăng acid uric và bệnh nặng hơn, những người có bệnh nên hạn chế ăn lẩu và nước lẩu.

- Các loại nước chấm, gia vị chấm cũng là thứ không thể tách rời khi ăn lẩu, việc pha nước chấm cần càng nhạt càng tốt, nên cho ít muối, dầu hào, xì dầu.

- Thời gian ăn lẩu không nên quá lâu, vì nước lẩu càng đun lâu càng dễ sinh ra các chất độc hại và gây ra tác hại cho cơ thể càng lớn. Tốt nhất là nên kiểm soát thời gian ăn lẩu trong vòng một giờ.

3 nhóm người cần hạn chế ăn lẩu

Phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu sẽ dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột, nhất là nếu ăn phải món nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến bệnh lý về ký sinh trùng như sán lá. Tốt nhất, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn lẩu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Người bị cao huyết áp, tiểu đường

Thịt đỏ, hải sản, nội tạng,... là những món không thể thiếu khi ăn lẩu. Chúng giàu dinh dưỡng nhưng lại dồi dào chất purine, rất không có lợi cho người mắc các bệnh về tiểu đường, cao huyết áp.

Người bị dạ dày, tiêu hóa kém

Ăn lẩu quá cay thường dẫn đến tình trạng tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người có tiền sức mắc bệnh dạ dày. Thực phẩm sau khi nhung trong nồi nước lẩu sôi sùng sục sẽ rất nóng, cộng với gia vị cay đặc chưng của sa tế, ớt sẽ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, viêm tụy cấp tính thậm chí là chảy máu dạ dày, hoặc thủng dạ dày,...

Ai hay uống chanh mật ong buổi sáng, cần làm ngay điều này để ngừa tác dụng phụ!Ai hay uống chanh mật ong buổi sáng, cần làm ngay điều này để ngừa tác dụng phụ!

GĐXH - Sau khi uống nước chanh mật ong, hãy súc miệng ngay bằng nước để ngăn acid citric trong nước chanh xói mòn men răng.

Trời lạnh uống mật ong vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ, áp dụng ngay 3 món ăn bài thuốc hữu hiệu từ mật ongTrời lạnh uống mật ong vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ, áp dụng ngay 3 món ăn bài thuốc hữu hiệu từ mật ong

GĐXH - Mật ong là bài thuốc trị bệnh hữu hiệu khi thời tiết lạnh, chuyển mùa. Nhất là với những người có sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh như cảm, sổ mũi, ho, viêm họng...

Mật ong tốt nhưng uống bao nhiêu là đủ thì không phải ai cũng biết, đây là 6 thực phẩm "đại kỵ" với mật ongMật ong tốt nhưng uống bao nhiêu là đủ thì không phải ai cũng biết, đây là 6 thực phẩm 'đại kỵ' với mật ong

GĐXH - Dùng mật ong để tăng cường sức khỏe, chỉ nên dùng khoảng 5 ml một ngày, pha cùng nước ấm dưới 50 độ nhằm tránh phá hủy enzym, làm mất những tác dụng quý của nó.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 8 phút trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 54 phút trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 1 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 17 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sống khỏe - 19 giờ trước

SKĐS - Chỉ còn nửa tiếng nữa, Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2 sẽ chính thức được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trước lễ vinh danh, không khí đã vô cùng sôi động.

Top