Hà Nội
23°C / 22-25°C

60 năm hình thành và phát triển Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế (1953- 2013): Những thành tựu đáng tự hào

Thứ tư, 03:00 18/12/2013 | Y tế

GiadinhNet - Hôm nay (18/12), tại Hà Nội, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Hai.

60 năm hình thành và phát triển Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế (1953- 2013): Những thành tựu đáng tự hào 1
Đến dự và chúc mừng sự kiện ý nghĩa này có đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo Bộ Y tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Trước đó (năm 2003), Vụ Điều trị - nay là Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Năm 1953, Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh được thành lập. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau như Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh, Cục Phòng bệnh, chữa bệnh, Vụ Quản lý sức khỏe, Vụ Điều trị và chính thức từ năm 2008 Cục Quản lý khám chữa bệnh có tên gọi như hiện nay. Những năm qua, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã làm tốt công tác tham mưu, xây dựng văn bản pháp quy giúp Bộ Y tế hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý...Tất cả nhằm bảo đảm công tác khám, chữa bệnh cho người dân được tốt nhất.

Ban hành hơn 1.000 quy trình khám bệnh, chữa bệnh

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống quản lý khám, chữa bệnh của ngành y tế Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng tự hào, góp phần quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân mặc dù vẫn còn những thách thức cần được giải quyết. Dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Y tế trong suốt 60 năm qua, cùng với sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ lãnh đạo, hệ thống quản lý khám, chữa bệnh ngày càng được củng cố và phát triển. Các bác sỹ, các cán bộ quản lý đã dày công suy nghĩ xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực  khám, chữa bệnh đã khá hoàn chỉnh...

Bên cạnh đó, việc xây dựng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cũng là nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý khám, chữa bệnh. Đến nay, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã phối hợp với các bệnh viện và Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế xây dựng mới, cập nhật, bổ sung hàng ngàn quy trình kỹ thuật cho các chuyên khoa. Đã ban hành hơn 1.000 quy trình khám bệnh, chữa bệnh, thuộc 7 nhóm chuyên khoa là Phong- Da liễu, Lao và bệnh phổi, Tai Mũi Họng, Huyết học-Truyền máu- Miễn dịch di truyền và Tế bào, Nhãn khoa, Bỏng, Châm cứu.

Hiện đơn vị đang hoàn chỉnh và chuẩn bị ban hành 2.000 quy trình kỹ thuật của 10 chuyên khoa. Bên cạnh đó, hệ thống khám, chữa bệnh còn tích cực chỉ đạo triển khai phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm. Những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ra đời kịp thời góp phần nâng cao công tác khám, chữa bệnh, góp phần tạo sự yên tâm, hài lòng của người bệnh đối với ngành y tế.

Phục vụ tốt các sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước

Hơn 5.000 kỹ thuật được chuyển giao từ Đề án 1816

Sau hơn 4 năm thực hiện, Đề án 1816 đã đạt được nhiều thành công, trong đó đáng chú ý là việc giảm tải các bệnh viện tuyến trên, nâng cao khả năng khám chữa bệnh tuyến dưới. Bốn năm qua, trên cả nước đã có 72 bệnh viện cử 3.945 lượt cán bộ đi luân phiên, chuyển giao 5.104 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành. Trong đó, 90% kỹ thuật được bệnh viện tuyến dưới thực hiện tốt sau khi nhận chuyển giao. Cán bộ đi luân phiên đã tổ chức 2.493 lớp tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn tay nghề cho 66.403 lượt cán bộ tuyến dưới. Cán bộ đi luân phiên đã khám, điều trị cho 940.075 lượt bệnh nhân, trực tiếp thực hiện 17.156 ca phẫu thuật, cứu sống nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ chuyển tuyến. Tại địa phương, đã có 47/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch triển khai luân phiên cán bộ từ bệnh viện xuống trợ giúp trạm y tế xã.  

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hiện hệ thống khám, chữa bệnh có 38 bệnh viện trực thuộc Bộ; 63 Sở Y tế; 1.162 bệnh viện công lập; 157 bệnh viện ngoài công lập; hơn 10.000 trạm y tế xã, trong đó gần 70% số trạm có bác sỹ và 30.000 phòng khám tư đã đáp ứng cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Cục Quản lý khám chữa bệnh nỗ lực giúp lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo điều hành công tác khám, chữa bệnh. Từ một nền y học còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn sau hai cuộc kháng chiến, đến nay các bệnh viện trong hệ thống khám, chữa bệnh của ngành y tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều chuyên ngành, lĩnh vực y khoa, do chính các bác sỹ Việt Nam làm thầy đã được chuyển giao kỹ thuật cho bác sỹ một số nước trên thế giới.

Đặc biệt những năm qua, hệ thống khám, chữa bệnh còn thực hiện tốt công tác y tế phục vụ các đại hội, sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước. Cục Quản lý khám chữa bệnh đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện tốt công tác y tế phục vụ các hội nghị quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Các kỳ họp của Quốc hội khóa XI; Đặc biệt đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác y tế phục vụ Sea game, Para game 22, ASEM 5, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Một sự kiện đặc biệt có sự tham gia của đơn vị là Hội nghị cấp cao Á- Âu (ASEM 5) diễn ra vào tháng 10/2004 tại Hà Nội. Đây là Hội nghị quốc tế quy mô lớn, có nhiều nguyên thủ các nước tham dự, có trên 3.000 đại biểu các nước và gần 1.000 phóng viên. Ngành y tế, đặc biệt là hệ thống các bệnh viện đã được huy động để trực tiếp phục vụ, chăm sóc tốt sức khỏe các đại biểu và đã được Chính phủ khen ngợi.

Khách quan, khoa học, vì người bệnh

Năm 2012, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia về chất lượng bệnh viện với sự tham gia nhiệt tình của nhiều chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm... Hội thảo đã ghi nhận rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết.

Trước đòi hỏi từ thực tế, nhằm hướng tới đánh giá chất lượng khám, chữa bệnh một cách khách quan, khoa học, minh bạch, hiệu quả, vì người bệnh, lãnh đạo Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh xây dựng Bộ công cụ kiểm tra bệnh viện hàng năm. Trên cơ sở tiếp thu các bài học, được phép của lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã xây dựng và hoàn thiện Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện. Thông tư 19 này đã được Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến ký và ban hành ngày 12/7/2013 (19/2013/TT-BYT). Tại Điều 8 đã quy định “Bệnh viện căn cứ vào các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận để lựa chọn bộ tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp và triển khai áp dụng tại bệnh viện”. Chính vì vậy Bộ Y tế cần phải sớm ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện để triển khai Thông tư 19/2013/TT-BYT. Bộ công cụ đánh giá cần bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch để các bệnh viện có thể tự kiểm tra và các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, đặc biệt là người dân và các cơ quan công luận có thể tham gia đánh giá, giám sát chất lượng bệnh viện.

Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện với mục tiêu đưa đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu người bệnh theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng, với phương châm: An toàn là số một và lấy chăm sóc người bệnh làm trung tâm.

Trong thời gian hơn một năm, Cục đã phối hợp với các đồng nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước xây dựng các tiêu chí. Ngày 3/12/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện có 6 phần với 85 tiêu chí.  PGS.TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ, Bộ tiêu chí sẽ hoàn thiện, sớm được ban hành, đáp ứng nhu cầu, mục tiêu của Bộ Y tế. Đó là, từng bước cải tiến chất lượng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện.

Bộ Y tế đánh giá cao đóng góp của Cục Quản lý khám chữa bệnh
“Năm 2013, Cục Quản lý khám chữa bệnh là đơn vị đầu mối xây dựng và thực hiện nhiều đề án quan trọng góp phần giảm tải bệnh viện như: Đề án Giảm tải bệnh viện; Đề án Bệnh viện vệ tinh; Đề án Bác sỹ gia đình; Đề án 1816... Bộ Y tế đánh giá cao những thành tích và đóng góp của Cục Quản lý khám chữa bệnh trong thời gian qua và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền, với sự đoàn kết quyết tâm của đội ngũ cán bộ, công chức, Cục Quản lý khám chữa bệnh sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng toàn ngành thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Hoài Nam - Tuấn Phong

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 3 phút trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 14 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 2 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 2 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 6 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Top