Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 kiểu ép ăn sai lầm mà cha mẹ thường mắc khiến trẻ sợ hãi

Thứ sáu, 11:35 25/03/2022 | Mẹ và bé

Nhiều bậc cha mẹ vì quá yêu con, lo lắng cho con nên đã ép ăn quá mức. Vậy cần cho trẻ ăn lượng như thế nào để mỗi bữa ăn là một niềm vui và không trở thành nỗi kinh hoàng đối với trẻ?

Bài viết dưới đây là những lời khuyên của Ths. BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong chế độ chăm sóc dinh dưỡng trẻ hằng ngày.

Dừng ngay 7 kiểu ép ăn khiến trẻ sợ hãi và hoảng loạn này - Ảnh 2.

Ths. BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

1. Ăn một lượng quá nhiều dồn vào bữa tối

Nhiều cha mẹ cho rằng, con đi học cả ngày sẽ không ăn được nhiều nên ép con ăn vào bữa tối mong "bù" lại được lượng thức ăn chưa đủ. Đây là việc làm sai lầm.

Ăn quá nhiều dồn vào một bữa, nhất là dồn vào bữa tối sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, dạ dày phải làm việc quá sức, năng lượng tiêu hao thấp hơn so với năng lượng ăn vào làm tích lũy mỡ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

Trẻ thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch gây nguy hại lâu dài cho sức khoẻ của trẻ.

Trẻ nhỏ cần ăn ít một và ăn làm nhiều bữa phụ. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở mỗi nhóm tuổi khác nhau.

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, với trẻ em tiểu học từ 6 - 11 tuổi năng lượng khuyến nghị:

  • Nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ nam 6-7 tuổi là: 1.570 Kcal/trẻ/ngày. Ở độ tuổi 8-9 là: 1.820 Kcal/trẻ/ngày. Trẻ 9-11 tuổi là: 2.150 Kcal/trẻ/ngày.
  • Nhu cầu dinh dưỡng với trẻ nữ 6-7 tuổi là: 1.460, Ở độ tuổi 8-9 là: 1.730 Kcal/trẻ/ngày. Trẻ 9-11 tuổi là: 1.980 Kcal/trẻ/ngày.
Dừng ngay 7 kiểu ép ăn khiến trẻ sợ hãi và hoảng loạn này - Ảnh 4.

Trẻ nhỏ cần ăn ít một và ăn làm nhiều bữa phụ, không nên ăn một lượng quá nhiều dồn vào bữa tối.

2. Ép ăn lúc ốm khiến trẻ hoảng loạn

Cha mẹ cần nhớ, cơ thể trẻ cũng như cơ thể của chúng ta. Khi trẻ ốm, người lớn cũng không muốn ăn và trẻ cũng như vậy. Tuy nhiên, vì quá lo lắng cho con mà cha mẹ ép trẻ ăn bằng các hình thức khiến nhiều trẻ vừa ăn vừa khóc, nhiều trẻ ăn xong là nôn, trớ. Và những ngày sau đó, trẻ bị ám ảnh, chỉ cần nhìn thấy đồ ăn đã ôm mặt sợ hãi rồi khóc thét hoặc chạy trốn.

Với nhiều trẻ ở độ tuổi lớn hơn thường có tâm lý không muốn cha mẹ coi mình là "trẻ con", khi bị ép ăn sẽ trở nên cáu bẳn, tâm lý không thoải mái.

Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tránh việc cáu gắt, đánh mắng con khi ăn. Cha mẹ không nhất thiết nhồi ép bắt trẻ ăn đủ từng bữa mà chia ra các bữa phụ để trẻ ăn được đủ lượng thức ăn mà không có tâm lý sợ hãi.

Bên cạnh đó, việc tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn rất quan trọng. Với trẻ nhỏ ở tuổi mầm non, cha mẹ nên tương tác trong bữa ăn với trẻ, nói chuyện với trẻ trong bữa ăn.

Dừng ngay 7 kiểu ép ăn khiến trẻ sợ hãi và hoảng loạn này - Ảnh 5.

Khi trẻ ốm, người lớn cũng không muốn ăn và trẻ cũng như vậy.

3. Lười đổi món, lặp lại thực đơn nhàm chán hằng ngày

Nhiều cha mẹ "quên" mất việc thay đổi thực đơn cho trẻ. Hằng ngày, thực đơn lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ nhàm chán. Để hấp dẫn trẻ, việc chế biến món ăn phù hợp với trẻ như: làm món ăn trẻ thích, tô màu món ăn bằng rau, củ quả bắt mắt trẻ, thay đổi món hằng ngày cho trẻ.

Dừng ngay 7 kiểu ép ăn khiến trẻ sợ hãi và hoảng loạn này - Ảnh 6.

Để hấp dẫn trẻ, tô màu món ăn bằng rau, củ quả bắt mắt trẻ, thay đổi món hằng ngày cho trẻ.

4. Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng

Với mong muốn thúc cho con mau lớn và tăng cân, cha mẹ cho con ăn quá nhiều chất đạm trong một bữa.

  • Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6-11 tháng tuổi là 2-2,5 g/kg/24 giờ, nhu cầu trung bình là 14-17 g/24 giờ (tương ứng với 20-30g thịt/bữa).
  • Lượng dầu hoặc mỡ từ 1-2 thìa cà phê/bữa ăn.
  • Lượng rau xanh 1-2 thìa cà phê/bữa ăn. Công thức một bữa bột cua cho trẻ 7-9 tháng tuổi gồm: Bột gạo tẻ 4 thìa cà phê, nước lọc cua 1 bát con, mỡ ăn 1 thìa cà phê, rau xanh giã nhỏ 2 thìa cà phê.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, do đang ở độ tuổi phát triển nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đòi hỏi rất cao trong khi đó dạ dày của trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hóa non nớt dễ mắc bệnh, kéo theo suy dinh dưỡng, còi xương. Vì vậy, các bà mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đúng nhu cầu lượng đạm cần thiết, không ăn quá nhiều đạm.

Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu: nhóm đường bột, nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Cho ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại trẻ sẽ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi.

Dừng ngay 7 kiểu ép ăn khiến trẻ sợ hãi và hoảng loạn này - Ảnh 7.

Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu

5. Cho trẻ ăn nước hầm xương triền miên

Nhiều cha mẹ cho rằng, nấu cháo, bột cho con bằng nước hầm xương sẽ là nguồn chất bổ, nhiều canxi, khiến trẻ cao lớn. Mặt khác, nhiều mẹ nấu cháo, bột chỉ cho nước thịt nhưng không cho thịt vào vì sợ thịt dai, trẻ khó ăn. Đó là suy nghĩ sai lầm bởi các loại nước hầm xương, hầm thịt hầu như không chứa đạm. Đạm trong thịt, cá dù hầm thời gian kéo dài bao lâu nhưng không hòa tan được trong nước mà vẫn nằm lại ở phần cái.

Ngoài ra, chất béo có trong xương, đặc biệt là xương ống (phần tủy sống) là loại chất béo khó tiêu hóa, khi ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày của bé, gây đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn… Nếu bé ăn nhiều loại chất béo này còn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng kém,…

6. Vừa ăn vừa xem điện thoại

Với trẻ em, không nên tạo thói quen vừa ăn vừa cho trẻ xem ti vi hoặc điện thoại. Thói quen này sẽ khiến não bộ của trẻ không tập trung vào việc ăn và làm ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan tiêu hóa. Vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại rất dễ dẫn đến phản ứng đau tức bụng ngay sau khi ăn và ảnh hưởng lâu dài sẽ gây ra bệnh đau dạ dày.

Thời gian mỗi buổi ăn không nên kéo dài quá 30 phút. Nên cho trẻ vào bếp nấu cùng để trẻ cảm thấy thích thú hơn khi ăn những món ăn do mình phụ nấu. Nên để trẻ ngồi ăn chung với gia đình, dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Dừng ngay 7 kiểu ép ăn khiến trẻ sợ hãi và hoảng loạn này - Ảnh 8.

Vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại khiến trẻ không tập trung vòa việc ăn, dễ dẫn đến phản ứng đau tức bụng ngay sau khi ăn và ảnh hưởng lâu dài sẽ gây ra bệnh đau dạ dày.

7. Các bữa ăn quá dày đặc và không cho trẻ vận động thể chất

Nhiều cha mẹ quá nặng nề trong việc ép con ăn với số lượng nhiều, các bữa ăn diễn ra dày đặc mà quên không cho trẻ hoạt động thể chất. Trong điều kiện dịch COVID-19 kéo dài, nhiều gia đình để trẻ trong tình trạng suốt ngày "làm bạn" với tivi, điện thoại, lười vận động, vui chơi. Hoạt động thể chất chính là cách tiêu hao năng lượng đã được ăn vào giúp trẻ nhanh đói và ăn ngon,

Cần kết hợp dinh dưỡng đi đôi với vận động thì trẻ mới có cảm giác đói, ăn ngon. Đây cũng chính là cách để phát triển toàn diện cho trẻ.

Thanh Loan (ghi)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Mẹ và bé - 2 ngày trước

Vi chất dinh dưỡng tham gia hầu hết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, việc thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây ra còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng… và nhiều bệnh lý khác.

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Mẹ và bé - 3 ngày trước

GĐXH - Đang khỏe mạnh, bé 10 tháng tuổi ở Bếnh Tre bỗng sốt cao và nôn ói, co giật toàn thân, sau đó hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não nguy hiểm.

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Mẹ và bé - 4 ngày trước

GĐXH - Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, khi có các triệu chứng như: chậm kinh, đau bụng dưới, ra huyết âm đạo, mệt nhiều... cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

Mẹ và bé - 4 ngày trước

Trong thời gian học ôn thi, các sĩ tử không chỉ cần bổ sung các chất dinh dưỡng tăng cường cho não bộ và năng lượng mà còn cần các vitamin bổ sung cho mắt sáng khỏe.

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Mẹ và bé - 5 ngày trước

GĐXH - Trẻ bị viêm ruột thừa đôi khi có những triệu chứng kèm theo tiêu chảy, biếng ăn…, phụ huynh rất dễ nhầm tưởng những căn bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Trên thực tế, nhiều người mắc chứng tự kỷ nhạy cảm với thức ăn, nhất là những trẻ có vấn đề về hành vi khiến giờ ăn trở nên đặc biệt khó khăn, nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng khá phổ biến. Do đó, chăm sóc dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh cho người tự kỷ là điều được quan tâm.

Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em trong mùa hè

Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em trong mùa hè

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Ngoài nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mùa hè là giai đoạn trẻ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở mức cao. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và tăng cường dinh dưỡng.

Bé sinh đôi ở Hưng Yên chào đời nằm nguyên trong 'bọc điều' hiếm gặp

Bé sinh đôi ở Hưng Yên chào đời nằm nguyên trong 'bọc điều' hiếm gặp

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Điều thú vị là 1 trong 2 bé chào đời còn nằm nguyên trong túi ối (bọc điều). Một bé nặng 2,1 kg và bé còn lại nặng 2,3 kg.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Top