Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 lần mang thai, 6 lần mất con

GiadinhNet - Chị đã 4 lần vui đến thắt tim khi biết mình có thai và cũng từng ấy lần đau đớn khi con mình không thể chào đời...

Khám thai định kỳ là việc làm rất cần thiết khi mang bầu (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: Dương Ngọc.

“Đời người chả biết đâu là hết khổ. Có được con đã khó, giữ được con còn khó hơn”- người phụ nữ có vóc người gầy guộc, khắc khổ bùi ngùi nói. Chị đã 4 lần vui đến thắt tim khi biết mình có thai và cũng từng ấy lần đau đớn khi con mình không thể chào đời...

Thắt tim mỗi lần có tin vui

Một ngày cuối tháng 8 nóng nực, khoa Sản- BV 198 (Bộ Công an) đã thưa người qua lại, lác đác vài người cố chờ đến lượt khám. Người phụ nữ đầu tiên chúng tôi gặp ở hành lang khoa là một người nhỏ nhắn. Chị kể: “Cầm cái que thử thai một vạch đậm, một vạch mờ trên tay, chị chỉ thiếu nước chạy khắp xóm để khoe, rằng từ nay sẽ thoát cái tiếng “gái độc không con”. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, 4 tuần sau, chị xuất huyết âm đạo và đau quặn bụng. Vợ chồng chị đã mất cháu...” – chị Hà Thị Hiền - 32 tuổi (Quỳnh Phụ, Thái Bình) xót xa kể lại.

Câu chuyện đó của chị xảy ra đã được 3 năm, lúc đó chị 26 tuổi. “Đời người chả biết đâu là hết khổ. Có được con đã khó, giữ được con còn khó hơn” – người phụ nữ khắc khổ thở dài buồn bã! Chị nói thế là bởi, sau lần mất đi đứa con đầu lòng, chị có thai lại 3 lần nữa, nhưng lần nào cũng thất bại. Thậm chí, có lần chưa kịp đi siêu âm, chưa có tim thai thì đã sảy mất rồi!

Không khó “đậu thai” như chị Hiền, nhưng với Kim Thanh (Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội), hạnh phúc được làm mẹ cũng thật khó. “Em lấy chồng hơn 3 năm với 4 lần mang thai nhưng đều thất bại. Em đi khám thì bị thấp tử cung và hở eo cổ tử cung nữa. Lần đầu thai được 16 tuần thì vỡ ối. Lần thứ 2 được 24 tuần thì cũng như lần 1. Đến lần thứ 3, em nằm nghỉ tại BV Phụ sản Hà Nội và khâu vòng cổ tử cung nhưng bé chỉ được 30 tuần thì cũng vỡ ối, em đã mổ sinh bé nhưng không được như ý. Tháng trước em có bầu lại nhưng lần này lại sảy lúc 5 tuần. Không biết liệu rồi vợ chồng em còn có thể hưởng hạnh phúc làm cha mẹ nữa hay không?”- chị Hiếu nghẹn ngào kể lại câu chuyện buồn của mình.

“Có những người đã hơn 40 tuổi, đến với chúng tôi khi đã có người con lớn, muốn sinh thêm con nhưng lại liên tục sảy thai. Có người thậm chí 7 lần mang thai nhưng đến 6 lần mất con. Chuyện chưa kịp nghe tiếng tim con mình đã từ biệt con không phải là hiếm. Đau xót lắm!” – BS. Từ Thị Thu Thủy (khoa Sản - BV 198) kể lại. Cũng theo BS Thu Thủy, số người sảy 4-5 lần như chị Hồng hay chị Hòa là rất nhiều.

Th.S Lê Anh Đào, Phó trưởng khoa A5 – BV Phụ sản Hà Nội cho biết: Theo khoa học, nếu một người phụ nữ liên tục sảy thai từ 3 lần liên tiếp trở lên và tuổi thai dưới 20 tuần loại trừ các trường hợp bất thường về hình thái của thai, chửa ngoài tử cung hoặc chửa trứng được gọi là sảy thai liên tiếp.

 

Vì đâu lại sảy?

Ngày đầu tiên Lê Thị Hòa  (SN 1988, quê ở xã Thanh Xuân, Thanh Hà, Hải Dương) “nhập phòng” điều trị nhưng không giấu được sự mệt mỏi. “Cứ mỗi lần thất bại, em lại suy sụp một thời gian, trông em giống như bị thần kinh luôn. Sao em lại khổ thế! Cưới nhau 3 năm mà em đã 3 lần bị thai lưu vì không có tim thai. Bác sĩ đã cho làm xét nghiệm về di truyền của cả 2 vợ chồng, kết quả bình thường, tinh trùng ông xã tốt, tử cung của em cũng bình thường. Vậy mà không biết tại sao! Tuần trước em thử thai, đã có hai vạch hồng hồng, nhưng nỗi ám ảnh mất con thêm một lần nữa khiến em đứng ngồi không yên, em định ở lại đây “gác giò”, chỉ mong trời Phật cho lần này thành công” – Hòa thở dài nói.

Các chuyên gia sản khoa cho biết: Trên thế giới, trong số phụ nữ sảy thai liên tiếp, có khoảng 20% là không rõ nguyên nhân. Tại Việt Nam, dù chưa có công trình nghiên cứu nhưng thực tế con số lớn hơn nhiều.

Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp. Theo BS Thu Thủy: Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là nội tiết, đặc biệt là nội tiết progesterone. Ngoài ra, dù trong y văn không nhắc đến nhiều nhưng thực tế khám chữa bệnh cũng như kinh nghiệm của các bậc đi trước, thiếu vi chất khoáng như sinh tố, magie, B6, sắt... cũng là nguyên nhân góp phần gây sảy thai liên tiếp. “Có những trường hợp chúng tôi chỉ bổ sung vi chất  trước và sau mang thai đã có thể “chấm dứt” thành công chuỗi ngày sảy thai liên tiếp” – BS Thu Thủy nói.  Ngoài ra, các nhóm nguyên nhân khác như di truyền, rối loạn bất thường nhiễm sắc thể hoặc gen; bất thường rối loạn về miễn dịch, liên quan đến một số các bệnh lý rất chuyên sâu như rối loạn đông máu do một số kháng thể xuất hiện trong máu; các bất thường tử cung (bất thường mắc phải như u xơ tử cung, tử cung đôi, dính buồng tử cung, tử cung bé, tử cung có vách ngăn hoặc bẩm sinh); các yếu tố môi trường và xã hội; viêm nhiễm (viêm nhiễm bộ phận sinh dục, viêm nhiễm tử cung).

“Trong số các nguyên nhân quan trọng khiến nguy cơ sảy thai liên tiếp cao là viêm nhiễm. Các nhiễm trùng cơ quan sinh dục đặc biệt do chlamydia, toxophlasma, mycoplasma, herpes..., trong đó, chlamydia không chỉ là tác nhân góp phần gây vô sinh mà sảy thai liên tiếp cũng là một yếu tố “liên đới”. Tình trạng nhiễm trùng còn có thể “dính” do sinh hoạt tình dục một cách “nhiệt tình” quá hay tư thế lạ khi người phụ nữ đang có thai. Điều này cũng khiến việc sảy thai xảy ra nhanh hơn do tử cung co bóp quá mạnh. Do đó, những thai phụ vào bệnh viện khi dọa sảy, chúng tôi đòi hỏi phải cách ly với chồng!”- BS. Bích Ngọc, nguyên bác sĩ sản, BV Thanh Nhàn (Hà Nội) khuyến cáo.    
 

“Trong số những người nhiều lần đến khám và điều trị sảy thai tại BV Phụ sản Hà Nội, tỷ lệ người viêm nhiễm là rất cao. Nhưng chưa thể khẳng định được đây là nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp. Dù chưa có nghiên cứu nhưng ở Việt Nam, môi trường khí hậu, ô nhiễm, độc hại của thức ăn, thực phẩm... cũng là nguyên nhân rõ rệt khiến tỷ lệ thai lưu, sảy thai liên tiếp cao hơn ngày trước rất nhiều”.  

          Th.S Lê Anh Đào
(Phó trưởng khoa A5, BV Phụ sản Hà Nội)
 
(Còn nữa)
* Tên các nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.
 
Thu Nguyên
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top