eMagazine

BS Hoàng Thị Thanh Nga cùng với các đồng nghiệp của mình đã viết nên những câu chuyện đẹp nơi tuyến đầu…

ThS.BS. Hoàng Thị Thanh Nga là Phó trưởng Khoa Huyết thanh học nhóm máu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư vừa qua chị có tên trong danh sách cán bộ của Viện vào làm việc tại Khoa 5A, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP HCM (đặt tại TP Thủ Đức).

Gần 40 ngày góp mặt tại nơi dịch COVID-19 nóng nhất. Đến nay, khi dịch đã từng bước được kiểm soát, trở về Thủ đô, trở về cuộc sống bình thường, điều gì khiến chị nhớ nhất trong thời gian ở TP HCM?

"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã, hóa tâm hồn". Không chỉ tôi mà bất kỳ đồng nghiệp nào cũng vậy thôi, rời Sài Gòn, tình người là thứ làm cho chúng tôi nhớ nhất.

Kíp làm việc của tôi gồm 6 bác sĩ và 12 điều dưỡng. Chúng tôi đến từ các địa phương khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, lại có người sở tại TP Hồ Chí Minh. Dù hoàn toàn không biết nhau trước đó nhưng dịch bệnh khiến chúng tôi có cơ hội gặp mặt và trở nên thân quen.

"Được tham gia tuyến đầu, tôi thấy mình sống có ý nghĩa hơn" - Ảnh 1.

BS Nga trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Khoa 5A, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP HCM (đặt tại TP Thủ Đức).

Tôi nhớ ngày đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn và nhận nhiệm vụ tại Khoa 5A, Bệnh viện Hồi sức COVID-19, tôi đã rất lo lắng. Lo lắng vì không biết mình có thể làm tốt hay không, lo lắng về nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nhưng với sự giúp đỡ tận tình, đoàn kết, chia sẻ của những đồng nghiệp "trước lạ sau quen" ấy mà tôi đã rất nhanh chóng thích nghi và hoàn thành công việc được giao.

Chúng tôi chia sẻ công việc, nhường nhau ra ca trước, đợi nhau cùng tan ca, cùng ríu rít đi về. Hạnh phúc của chúng tôi đơn giản là nhìn thấy đồng đội lần lượt tươi cười đi ra khỏi phòng đệm, hay mỗi tuần làm xét nghiệm tất cả đều âm tính.

Do đặc thù bệnh, tất cả bệnh nhân COVID-19 đều không có người nhà đi theo chăm sóc mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhân viên y tế. Các ca COVID-19 được chuyển tuyến lên Bệnh viện Hồi sức COVID-19 nơi tôi làm việc đều là bệnh nhân nặng. Việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân càng vất vả. Tất cả mọi việc từ vệ sinh cá nhân, thay bỉm, ăn uống cho bệnh nhân đều do nhân viên y tế đảm nhiệm.

Tôi đã chứng kiến những chị điều dưỡng kiên nhẫn đứng dỗ dành đút cho bệnh nhân ăn từng thìa cháo. Vì bệnh nhân kêu nóng, một bác sĩ trẻ sẵn sàng đứng hàng tiếng đồng hồ trong đêm quạt để bệnh nhân có một giấc ngủ tròn. Chúng tôi thương bệnh nhân không có nổi một giấc ngủ sâu, một bữa ăn ngon, một người thân bên cạnh lúc nhắm mắt xuôi tay. Nhớ giọt nước mắt bất lực của đồng đội tôi khi bệnh nhân qua đời ngay trước mắt mà không làm gì được.

"Được tham gia tuyến đầu, tôi thấy mình sống có ý nghĩa hơn" - Ảnh 2.

Tôi cũng nhớ nghĩa tình người Sài Gòn dành cho chúng tôi. Những anh chị quản lý, lễ tân, phục vụ khách sạn đã nhiệt tình chào đón từ ngày đầu tiên chúng tôi đến và trong suốt những ngày chúng tôi công tác tại Sài Gòn. Tôi nhớ anh tài xế ngày đêm luôn vững tay lái, đưa đón chúng tôi đi làm và tan ca về khách sạn, chuẩn chỉ từng giờ phút, đảm bảo an toàn…

Nhớ rất nhiều, xúc động rất nhiều. Với chị, những trải nghiệm trong những ngày chống dịch ở điểm nóng Sài Gòn có ý nghĩa ra sao?

Những trải nghiệm có được trong những ngày ở Sài Gòn là vô giá đối với tôi.

Tôi được khoác lên mình bộ đồ bảo hộ cấp IV "huyền thoại", được trải nghiệm cảm giác người vã mồ hôi như tắm mà kính chắn thì mờ hơi sương, những hình ảnh mà trước đây tôi chỉ được xem và cảm nhận qua Tivi.

Tôi được trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, được cùng bệnh nhân trải qua những giai đoạn, diễn biến của bệnh, được vui cùng bệnh nhân khi xuất viện, khóc cùng người nhà bệnh nhân khi nhận thông báo ca tử vong. Tôi cũng được chứng kiến những bất lực của mình và đồng nghiệp khi không cứu được người bệnh.

Những trải nghiệm buồn đau có, hạnh phúc có. Tôi thấy may mắn vì được cống hiến sức lực nhỏ bé của mình trong cuộc chiến chống COVID-19. Điều này cũng khiến tôi thấy mình sống có ý nghĩa hơn.

Những ngày ở tâm dịch, hậu phương của chị và các thầy thuốc khác dành sự động viên ra sao?

Đúng là hậu phương phải thật sự vững vàng thì tiền tuyến chúng tôi mới yên tâm công tác. Với chúng tôi, ngoài gia đình, người thân thì Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương là hậu phương thứ 2.

"Được tham gia tuyến đầu, tôi thấy mình sống có ý nghĩa hơn" - Ảnh 3.

Khi tiễn chúng tôi đi Sài Gòn và đón chúng tôi tại sân bay Nội Bài ngày về, người đứng tiễn cuối cùng hay người đón chúng tôi đầu tiên luôn là Viện trưởng Bạch Quốc Khánh. Thật sự rất xúc động và biết ơn. Những ngày công tác tại Sài Gòn, liên tục những cuộc gọi, những tin nhắn hỏi thăm, động viên, chia sẻ và thấu hiểu từ lãnh đạo Viện, đồng đội từ Hà Nội. Điều này khiến chúng tôi vững tâm hơn rất nhiều.

Hoàn thành nhiệm vụ để về Hà Nội, tôi hay bất kỳ đồng đội nào, cũng buồn – vui lẫn lộn. Vui vì được trở về với gia đình nhỏ ở nhà, gia đình lớn ở cơ quan, về để bù đắp những ngày tháng gia đình vắng vợ, vắng mẹ. Tôi không gặp con hơn 2 tháng nay rồi. Trở về, tôi cũng quyết hoàn thành những công việc dở dang. Nhưng cũng buồn lắm vì phải chia tay với những đồng đội mới quen, những bệnh nhân dễ mến…

Trải nghiệm hạnh phúc có, đau thương có trong thời gian dịch khốc liệt nhất ở TP HCM, nếu phải lên đường tới tâm dịch khác, chị có sẵn lòng?

Chắc chắn. Tôi sẽ sẵn sàng lên đường. Tôi tin rằng với chút kinh nghiệm và kiến thức đã được trau dồi trong thời gian chống dịch tại Sài Gòn, tôi sẽ làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, giúp được nhiều bệnh nhân hơn nữa. Nhưng tôi cũng hy vọng điều đó sẽ không xảy ra ở bất cứ địa phương nào trên đất nước Việt Nam ta.

Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Vương Tuấn (thực hiện)

Thiết kế ảnh: Công Thắng

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 9 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 2 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 2 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Top