Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biệt đội cảm tử và trận đánh lúc nửa đêm

Thứ ba, 11:00 30/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Giữa biển cả bao la, khi phát hiện tàu biệt kích Mỹ, 6 ngư dân cảm tử của xã Quảng Tường đã bất ngờ tung lựu đạn, bộc phá, khiến tàu địch không kịp trở tay...

Biệt đội cảm tử và trận đánh lúc nửa đêm 1

Ông Nguyễn Đình Chấn và lá cờ do UBND huyện Quảng Xương tặng vì thành tích đánh tàu biệt kích năm 1966.

Biển của ta, ta làm chủ

Sự kiện trên xảy ra ở biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), vào tháng 4/1966. Trong 6 ngư dân của biệt đội cảm tử năm xưa, chỉ còn lại ông Nguyễn Đình Chấn, 76 tuổi, trú tại thôn Hoan Kính, phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn (trước kia thuộc xã Quảng Tường, huyện Quảng Xương).

Dù chân trái bị thương, một bên tai bị điếc do áp lực của bộc phá, tuổi đã cao, nhưng ông Chấn vẫn nhớ từng chi tiết của trận đánh năm xưa. Ông Chấn kể: “Cuối năm 1965, đầu năm 1966 tàu của Mỹ, ngụy liên tiếp áp sát, đe dọa việc đánh bắt cá của ngư dân ta trên biển, chúng nã pháo vào trong đất liền của tỉnh Thanh Hóa. Lãnh đạo Quân khu 4, Tỉnh đội Thanh Hóa rất trăn trở, quyết tâm tấn công lại tàu địch bằng các phương tiện, lực lượng sẵn có. Đây chính là lý do để các đội  “dân quân cảm tử” ra đời”.

Vào tháng 3/1966, ông Trịnh Tố Phan - Tỉnh đội trưởng và ông Vũ Văn Kính - Trưởng ty Công an đã xuống xã Quảng Tường phối hợp với chính quyền địa phương lựa chọn 2 đội dân quân du kích, mỗi đội 6 người, sau đó huấn luyện các phương án tác chiến đánh tàu biệt kích Mỹ cho họ. Việc huấn luyện này diễn ra trong gần 1 tháng. Ông Chấn còn nhớ ông Phan nói với đội cảm tử rằng: “Giặc đã đến ngõ rồi, biển của ta, ta phải làm chủ”.

Đội của ông Chấn gồm 6 người, đó là Nguyễn Viết Xướng (tổ trưởng), Nguyễn Hữu Thẳng (tổ phó), Lê Nhữ Vối, Lê Văn Rạn,  Nguyễn Hữu Nụ và Nguyễn Đình Chấn. “Sau khi được huấn luyện, chúng tôi đã ra khơi 2 chuyến nhưng không gặp tàu địch. Chiều ngày 9/4/1966, 6 anh em chúng tôi trong vai những ngư dân, với 3 tấm lưới, đi trên chiếc thuyền gỗ nhỏ, trọng tải dưới 1 tấn, do hợp tác xã cung cấp, lên đường săn tàu biệt kích Mỹ. Cũng như những chuyến đi trước, chúng tôi tạm biệt người thân lên đường mà không biết có còn ngày gặp lại. Tuy vậy anh em rất thanh thản”.

Giây phút sinh tử

Đôi mắt của ông Chấn như sáng lên khi nhớ lại những giây phút sinh tử: “Chúng tôi đi ra cách bờ khoảng hơn 4 km, trời đã tối, anh em bắt đầu thả lưới kéo cá làm thức ăn, vì lúc này mọi người đều đã đói. Đến gần 23h đêm thì chúng tôi phát hiện, không phải 1 mà là 3 tàu biệt kích Mỹ, đang tiến lại gần. Mọi người lập tức vào vị trí được phân công: 3 người nấp dưới khoang với tiểu liên, bộc phá, lựu đạn…3 người ở trên gồm anh Xướng, anh Rạn và tôi. Chúng tôi buộc lựu đạn, bộc phá vào chân, để tiện cho khi rút chốt. Tất cả mọi người đã sẵn sàng. Ba tàu biệt kích dần tiến lại, chúng dùng loa phóng thanh lệnh cho chúng tôi giơ tay lên hàng. Khi tàu địch áp sát thuyền của chúng tôi, bọn địch trên tàu tung cho chúng tôi sợi dây, yêu cầu chúng tôi buộc vào thuyền để chúng kéo đi. Anh Xướng nói to: “Chúng tôi là dân đánh cá!”. Nhận được khẩu lệnh tấn công, ngay lập tức 3 đồng chí dưới khoang nã đạn lên tàu địch, tôi và anh Xướng, anh Rạn hối hả rút chốt, ném lựu đạn, bộc phá về phía địch. Tôi ném được hai quả, một quả lựu đạn và một bộc phá, những tiếng nổ xé trời vang lên, tàu của địch cháy đỏ rực cả vùng biển. Trên tàu địch ước chừng có khoảng 30 tên lính, chắc chết hết, tàu dần dần chìm xuống, thuyền của tôi cũng bị sức ép, văng ra xa. Sau khi hoàn hồn, 2 chiếc tàu địch còn lại bắn xối xả về phía chúng tôi. Sáu anh em lao vội xuống biển với 6 khúc luồng đã chuẩn bị từ trước để làm phao...”.

Ông Chấn kể rằng 6 người các ông bơi trong làn đạn, trong những đợt pháo sáng rực trời của địch. Bơi trên biển chừng khoảng 1 giờ đồng hồ, trong cái lạnh 15 – 16 độ C, ông và các anh em thấm mệt, sắp không trụ nổi, may mắn lúc đó có chiếc bè đánh cá kịp thời vớt được cả 6 người trong đội của ông Chấn.

Niềm tự hào của Sầm Sơn

“Thời đó, anh em chúng tôi tuy còn rất trẻ, nhưng như bao người dân Việt, lòng yêu nước đã khiến chúng tôi không hề do dự khi nhận nhiệm vụ, dù biết đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, có thể nguy hiểm tới tính mạng…”, ông Chấn tự hào nói.

Người điều khiển chiếc bè đánh cá lúc đó là ông Lê Văn Nhiếm, tiếc rằng ông Nhiếm đã mất cách đây vài năm. Chúng tôi đã gặp anh Lê Văn Danh - con trai cả của ông Nhiếm - hiện làm nghề cho thuê cốt - pha ở phường Trường Sơn (Thanh Hóa). Anh Danh cho biết: “Hồi còn sống bố tôi  thường kể cho chúng tôi nghe về đêm ông cứu được 6 người trong đội ông Chấn. Người đầu tiên được ông kéo lên bè là ông Thẳng. Khi lên bè rồi bố tôi còn nhường quần áo khô cho ông Thẳng, vì ông này rét run cầm cập. Đêm ấy, cả 9 người (trên bè của ông Nhiếm còn 2 người nữa – PV) lênh đênh trên chiếc bè, tuy đã chạy khá xa địa điểm xảy ra trận đánh, xong vẫn ở trong tầm pháo sáng của địch, nghĩa là vẫn có thể bị phát hiện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, may mắn là bố tôi và những người khác đã vào bờ an toàn”.

Ông Chấn xác nhận câu chuyện anh Danh kể và nói thêm: “Sau khi được những ngư dân cứu thoát và đưa vào bờ, sáng sớm hôm sau tôi nghe bà con dưới xã Quảng Hải (cách đó hơn 20km) thông báo, họ vớt được mấy mảnh vỡ từ con thuyền của chúng tôi, mấy anh em vội vàng xuống, chỉ riêng miếng ván ép bên hông thuyền cũng lĩnh đến hàng trăm phát đạn”.

Cùng năm đó, nghe tin 6 ngư dân đánh đắm tàu biệt kích Mỹ, Bác Hồ đã tặng Huân chương Chiến công hạng Ba, phong tặng danh hiệu “Dũng sĩ đánh tàu” và nhiều danh hiệu khác cho những chiến sĩ dân quân nói trên.

Sau trận đánh lịch sử đó, 6 ngư dân còn nhiều lần ra biển để săn tàu Mỹ và tham gia chở hàng vào khu 4 (Nghệ An, Quảng Bình). Kết thúc chiến tranh, ông Chấn và 5 người bạn trở về cuộc sống đời thường, người thì làm ngư dân, người thì tham gia công tác xã hội. Phần ông Chấn, ông đã đảm nhận nhiều vị trí tại địa phương như: Xã đội phó, Chủ nhiệm HTX, Trưởng thôn…Ở vị trí nào ông cũng được người dân tin tưởng, ủng hộ. Bốn năm nay, do tuổi đã cao, sức khỏe hạn chế nên ông Chấn xin nghỉ. Vợ ông Chấn là thanh niên xung phong, cuộc sống hiện tại của hai ông bà chủ yếu dựa vào sự chu cấp của con cái, vì phụ cấp thương binh của ông Chấn cũng không được là bao. Tuy cuộc sống còn khó khăn, nhưng ông Chấn vẫn rất vui vẻ, yêu đời.

Dù trận đánh đã qua đi gần nửa thế kỷ, thế nhưng giờ đây nó vẫn là  niềm tự hào của người dân Sầm Sơn. Những tấm gương quả cảm, tay lưới, tay súng của ông Chấn và nhiều người con Thanh Hóa khác đã viết nên bản hùng ca, góp phần vào chiến thắng chung của cả dân tộc năm 1975.
 
Ngọc Hưng
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Giáo dục - 3 giờ trước

Nam sinh trường THPT Chu Văn An Nguyễn Tuấn Minh thi đấu xuất sắc tạo mốc điểm khởi động kỷ lục mới và giành vòng nguyệt quế trận tuần với tổng điểm cao 315 điểm.

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Xã hội - 4 giờ trước

Nhiều nạn nhân tin tưởng và đưa tiền cho Nguyễn Thị Lài ở Quảng Bình bằng hình thức vay mượn cá nhân với số tiền hàng chục tỉ đồng. Nhưng thôn nữ này đã bỏ trốn khỏi địa phương, không có dấu vết.

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Xã hội - 4 giờ trước

Bầu Đức đã dự đám cưới của hậu vệ Hồng Duy tại Gia Lai.

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Xã hội - 4 giờ trước

Trong lúc tắm hồ ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, 1 em bị trượt chân đuối nước, 3 em còn lại tìm cách cứu và cũng không may tử vong.

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Xã hội - 5 giờ trước

Những ngày qua, cư dân mạng liên tục có những chia sẻ về hình ảnh gia đình khỉ bạc nhưng lại sinh ra một chú khỉ con có bộ lông màu vàng tại Thảo Cầm Viên (TPHCM).

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Xã hội - 5 giờ trước

Một chiếc máy bay nhỏ đã rơi ở thành phố Tanggerang giáp thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 19/5, khiến toàn bộ những người có mặt trên máy bay thiệt mạng.

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

Một cụ ông 70 tuổi ở Hà Tĩnh bị kẻ lừa đảo gọi điện, yêu cầu nộp đủ 6 tỷ đồng để không bị xử lý vụ việc liên quan đến ma túy.

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xã hội - 5 giờ trước

Chính quyền địa phương quyết định xử phạt nhóm phụ nữ "tập yoga" giữa đường gây bức xúc.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), rất nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội để xếp hàng vào Lăng viếng Bác.

Top