Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác bệnh tiêu chảy ở trẻ

Thứ tư, 08:00 14/08/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ em bị tiêu chảy, trong đó có từ 1,5 - 2,5 triệu trường hợp tử vong (Nguồn: Who 2009).

TS.BS Nguyễn Anh Tuấn – Trường Đại học Y dược TPHCM cho biết: tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ. Riêng trẻ sơ sinh bú mẹ, có thể đi tiêu 5-6 lần trong ngày, phân có một ít nước vẫn là bình thường. Khi nào phân lỏng, nhiều nước hơn bình thường thì mới gọi là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

 Tiêu chảy nguy hiểm như thế nào?

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy. Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy gặp dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển. Ngoài ra, do trẻ có thể bị nhiều đợt tiêu chảy trong một năm, đôi lúc phải nhập viện, làm ảnh hưởng đến việc học tập, công việc của cha mẹ và là một gánh nặng cho kinh tế gia đình và xã hội.

Vì sao trẻ bị tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân có thể là virus, vi trùng, hoặc ký sinh trùng, mỗi loại có biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài, v.v…

Mặc dù hầu như bé nào cũng mắc tiêu chảy ít nhất 1 lần trong đời, nhưng có những bé dễ bị tiêu chảy hơn các bé khác. Nhóm trẻ này được gọi là trẻ có nguy cơ cao, bao gồm: những trẻ trong độ tuổi 6 tháng – 2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trẻ có chế độ ăn không hợp vệ sinh (ví dụ bú bìnhế không đảm bảo vệ sinh, thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, v.v…).

Tại sao tiêu chảy lại nguy hiểm?

Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị “cạn nước trong người” dần, (từ chuyên môn gọi là “có dấu mất nước”).  Nếu cơ thể “cạn nước” thì sẽ hoạt động yếu dần. Nếu không bổ sung kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể. Nếu tiêu chảy kéo dài sẽ dễ đưa đến suy dinh dưỡng, sẽ làm tiêu chảy khó điều trị hơn, và có thể, bệnh lý ngày càng nặng và khó kiểm soát. Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong.

Cảnh giác bệnh tiêu chảy ở trẻ 1

Điều trị tiêu chảy cấp như thế nào?

Có 4 nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ:

Uống nhiều hơn bình thường: đây là nguyên tắc rất quan trọng, cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Tiếp tục cho ăn: Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Không nên nhịn ăn, giảm khẩu phần ăn hay pha loãng sữa vì trẻ sẽ bị giảm cân, chức năng đường ruột hồi phục chậm hơn và thời gian tiêu chảy sẽ kéo dài hơn. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Bổ sung kẽm: các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

Khi nào đưa trẻ trở lại cơ sở y tế: nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau:

Trẻ không ăn uống được và bỏ bú

Sốt cao hơn

Trẻ rất khát nước

Trong phân có máu

Bệnh diễn tiến không khá hơn sau 2 ngày điều trị

Những biện pháp nào rút ngắn thời gian tiêu chảy?

Điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp là uống bù nước. Bên cạnh đó, dinh dưỡng đúng cách làm ruột trẻ hồi phục nhanh, giúp cho phân mau trở lại như bình thường. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu được tiến hành trên trẻ cho thấy Smecta® (diosmectite) giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.

VI. Phòng ngừa tiêu chảy?

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.

Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả).

Sử dụng nước sạch.

Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.

Cảnh giác bệnh tiêu chảy ở trẻ 2

Hoàng Ngọc

baipr
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tự tin ngày đèn đỏ với "vệ sĩ vô hình" Aiwina

Tự tin ngày đèn đỏ với "vệ sĩ vô hình" Aiwina

Sống khỏe - 24 phút trước

Aiwina là thương hiệu băng vệ sinh tiên phong với những tính năng tốt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Cô gái 23 tuổi ở Hà Nội bị suy tuyến thượng thận vì dùng thuốc xịt mũi theo cách này

Cô gái 23 tuổi ở Hà Nội bị suy tuyến thượng thận vì dùng thuốc xịt mũi theo cách này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cho biết bản thân bị viêm mũi từ lâu, nên cứ ngạt mũi là sử dụng thuốc xịt mũi, trung bình xịt ngày 3-4 lần. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc chứa corticoid trong thời gian dài.

6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm

6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 21 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Top