Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cay khóe mắt khoảnh khắc cô gái Hà Nội bịn rịn không nỡ tạm biệt Sài Gòn và lời chia tay xúc động của bác sĩ hỗ trợ TPHCM chống dịch

Thứ sáu, 15:24 08/10/2021 | Y tế

GiadinhNet - Dù chỉ mới quen biết nhau hơn một tháng nhưng chính sự nhiệt huyết, cùng đam mê tình nguyện, hỗ trợ người dân đã khiến đôi bạn trẻ đều cảm nhận rõ được tính cách, con người của nhau.

Sáng 8/10: Người dân Sài Gòn sắp được ăn tại quán; triển khai chuyến bay Hà Nội - TP.HCM từ 10/10?Sáng 8/10: Người dân Sài Gòn sắp được ăn tại quán; triển khai chuyến bay Hà Nội - TP.HCM từ 10/10?

GiadinhNet - Đề xuất bay Hà Nội - TP.HCM từ 10/10, một quận ở TP.HCM đề xuất thí điểm kinh doanh ăn uống tại chỗ từ ngày 10/10... là thông tin được nhiều người quan tâm.

Mới đây, TPHCM đã tổ chức lễ tri ân lực lượng hỗ trợ TPHCM chống dịch. Đại diện hơn 28.900 nhân sự của các bộ, ngành Trung ương, BS Bùi Quang Huy, Trưởng đoàn Bệnh viện E (Hà Nội) đang công tác tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 Thành phố Thủ Đức đã chia sẻ những cảm xúc nơi tâm dịch.

Cay khóe mắt khoảnh khắc cô gái Hà Nội bịn rịn không nỡ tạm biệt Sài Gòn và lời chia tay xúc động của bác sĩ hỗ trợ TPHCM chống dịch - Ảnh 2.

Bệnh viện Hồi sức COVID-19 Thành phố Thủ Đức, nơi điều trị bệnh nhân nặng.

"Vậy là cuộc chiến quy mô lớn nhất với đại dịch COVID-19 mà chiến trường trọng tâm là TPHCM và các tỉnh thành phía Nam đã bước sang tháng thứ 4. Có thể nói đây là một cuộc chiến đặc biệt chưa hề có tiền lệ, không có tiếng súng, chỉ có tiếng monitor, máy thở nhưng mức độ khốc liệt, bi hùng của nó không hề kém những cuộc chiến tranh không trong ngoặc kép khác. COVID-19 là một loại bệnh, nhưng cuộc chiến với đại dịch COVID-19 lại không chỉ của riêng ngành y", BS Bùi Quang Huy viết.

"Động lực của chúng tôi đến từ những điều giản dị. Trước hết, đó là trách nhiệm của một người làm nghề y trước bệnh tật, sau nữa là tình đồng loại trước nỗi đau của đồng bào. Nhân nhắc tới hai từ đồng bào thân thương, tôi xin phép được dùng xen kẽ danh xưng thân mật: Sài Gòn. Đất nước Việt Nam ta như một cơ thể thống nhất không thể tách rời, dù trải qua bao thăng trầm lịch sử. Nếu người ta hay ví trái tim Hà Nội, khúc ruột miền Trung, thì tôi gọi Sài Gòn là lá phổi. Một tiếng ho của Sài Gòn, cả nước lòng đau quặn thắt.", bác sĩ Huy chia sẻ xúc động.

Cay khóe mắt khoảnh khắc cô gái Hà Nội bịn rịn không nỡ tạm biệt Sài Gòn và lời chia tay xúc động của bác sĩ hỗ trợ TPHCM chống dịch - Ảnh 3.

Đoàn giảng viên, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai (Hà Nội) hỗ trợ quận 12 (TP.HCM) lấy mẫu xét nghiệm.

Cuối cùng, vị bác sĩ viết: "Dù lưu luyến nhưng cũng sẽ đến lúc chúng tôi phải nói lời chia tay, để trở về với nhiệm vụ thường nhật của mình. Chúng tôi sẽ gìn giữ những ký ức về những ngày tháng bi hùng này trong tâm trí, và sẽ luôn mang theo trong lòng tình cảm nồng ấm mà Sài Gòn đã dành cho chúng tôi. Nhất định một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở lại, nhưng không phải là để chiến đấu "một cung đường, hai điểm đến" nữa, mà là để đi dạo giữa đường hoa Nguyễn Huệ, ngắm nhìn một Sài Gòn trẻ trung năng động, để cảm nhận thứ đặc sản đặc trưng nhất của Sài Gòn là tình người. Và chúng tôi sẽ mỉm cười nhẹ nhõm, với một niềm tự hào là mình cũng đã góp một phần nhỏ bé cho tương lai đó."

Trưa 7/10, sau gần 50 ngày tham gia hỗ trợ Sài Gòn chống dịch COVID-19, hàng trăm sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã kết thúc hành trình tuyệt đẹp của mình ở Sài Gòn để quay về Hà Nội.

Cay khóe mắt khoảnh khắc cô gái Hà Nội bịn rịn không nỡ tạm biệt Sài Gòn và lời chia tay xúc động của bác sĩ hỗ trợ TPHCM chống dịch - Ảnh 4.

Giây phút chia tay xúc động của đôi bạn trẻ ở sân bay

Hơn 1 tháng có mặt tại Sài Gòn, từ phút bỡ ngỡ ban đầu, các bạn trẻ đã dần quen với nhịp sống và con người tại Sài Gòn. Đặc biệt, cơ duyên đã giúp cô sinh viên năm 4 trường y Trần Thu Uyên gặp gỡ và đem lòng cảm mến Bùi Minh Tân (21 tuổi), chàng sinh viên tình nguyện của Đại học Hutech.

"Bạn ý rất đáng yêu, tụi em quen nhau vào ngày 2/9, giờ xa bạn, em buồn lắm. Em chỉ mong nhanh hết dịch để quay lại Sài Gòn", Uyên xúc động nói.

Mặc dù chỉ mới quen biết nhau hơn một tháng nhưng chính sự nhiệt huyết, cùng đam mê tình nguyện, hỗ trợ người dân đã khiến cả Tân và Uyên đều cảm nhận rõ được tính cách, con người của nhau. Nắm chặt tay bạn gái, Tân thỏ thẻ: "Cả 2 nói với nhau khi nào hết dịch, cứ cách 1 - 2 tháng lại thay phiên nhau ra Hà Nội, vào Sài Gòn ạ. Em sẽ rất nhớ bạn ấy".

Cay khóe mắt khoảnh khắc cô gái Hà Nội bịn rịn không nỡ tạm biệt Sài Gòn và lời chia tay xúc động của bác sĩ hỗ trợ TPHCM chống dịch - Ảnh 5.

Tình cảm đẹp của đôi bạn trẻ trước giờ tạm chia xa


Có lẽ không chỉ với riêng Tân mà với tất cả các bạn tình nguyện viên, nhân viên y tế, người dân ở Sài Gòn, sự hiện diện và có mặt của các lực lượng, đơn vị hỗ trợ cho tuyến đầu chống dịch là một điều vô cùng ý nghĩa. Từ những con người xa lạ, khác biệt với nhau về giọng nói, tính cách, sở thích ăn uống, sinh hoạt..., nhưng rồi chính sự nỗ lực, quyết tâm cùng nhau giúp Sài Gòn sớm khỏe đã giúp họ vượt qua tất cả.


K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ đã nhận định, đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp với biến chứng rối loạn nhịp chậm, xét nghiệm sinh hóa phản ánh cơ tim bị tổn thương nặng hơn.

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Sổ sức khỏe điện tử là một ứng dụng di động của Bộ Y tế, giúp người dân có thể theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe của bản thân một cách chủ động và tiện lợi. Sổ sức khỏe điện tử mang lại lợi ích gì cho người dân?

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị đau bụng dữ dội, khó thở được người thân đưa đến một bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán thai bám tại gan.

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Y tế - 1 ngày trước

Thông tin bé 5 tuổi, trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (xã Phú Xuân, TP Thái Bình) tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón khiến nhiều người đau xót. Chuyên gia y tế khuyến cáo để không xảy ra trường hợp tương tự.

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Câu chuyện kỳ tích được tạo nên bởi chính các bác sĩ khoa Sơ sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, khi chạy đua cùng thời gian, luôn cố gắng, nỗ lực, miệt mài không quản ngày đêm cứu sống trẻ sinh non, nhẹ cân...

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ được đưa vào viện trong tình trạng lưỡi và khoang miệng có nhiều vết loét, được phủ kín bởi giả mạc khiến bé không thể ăn uống được.

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Y tế - 3 ngày trước

Sau bữa ăn trưa tại công ty, hàng chục công nhân xuất hiện đau đầu, tê tay, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng… phải nhập viện cấp cứu.

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã phẫu thuật vi phẫu thành công cho nam thanh niên 25 tuổi bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể.

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, đảo ngược phủ tạng là một dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 0,001% - 0,01%, Trong đó có khoảng 5-10% có dị tật tim bẩm sinh kèm theo.

Cụ bà 95 tuổi phục hồi chức năng ăn uống sau đột quỵ não

Cụ bà 95 tuổi phục hồi chức năng ăn uống sau đột quỵ não

Y tế - 5 ngày trước

Trước khi điều trị, bệnh nhân S. phải ăn uống hoàn toàn qua sonde dạ dày, các chức năng sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc người chăm sóc do di chứng đột quỵ não.

Top