Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chương trình phổ thông ở Việt Nam chẳng giống ai

Thứ sáu, 10:54 02/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Đó là nhận xét của GS Nguyễn Lân Dũng tại hội nghị “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7. Hội nghị quy tụ nhiều chuyên gia, nhà giáo dục nổi tiếng hiện nay.

Chương trình phổ thông ở Việt Nam chẳng giống ai 1

Nhiều chuyên gia cho rằng với đa số học sinh phổ thông, suốt 12 năm đi học chỉ là cuộc đua để vượt các kỳ thi.
Ảnh: Chí Cường.

Khổ cực cho học sinh

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu: “Đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu có thể bỏ ki thi tốt nghiệp THPT vì thường kết quả tốt nghiệp rất cao, không phải ánh đúng thực tế. Đã có năm, ngành giáo dục làm mạnh tay thì có trường tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ còn 14%, thậm chí có trường tốt nghiệp 0%... Cần xem lại khâu quản lý thi, nếu duy trì thì phái thắt chặt quản lý”. Phó Chủ tịch nước cũng nhận định, để 2 kì thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh cao đẳng, đại học) diễn ra gần nhau quá còn gây căng thẳng cho nhà trường, gia đình, học sinh, tốn kém cho xã hội.

Ý kiến của Phó Chủ tịch nước đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo đại biểu tham dự hội nghị và người dân. Bạn Nguyễn Hà (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Tôi đồng ý nên bỏ thi tốt nghiệp. Thi tốt nghiệp điểm cao chót vót nhưng không đánh giá đúng năng lực học sinh, rất tốn kém”. Bạn đọc Nguyễn Thị Thu Huệ (Kim Sơn, Ninh Bình) phân tích, việc thi tốt nghiệp các môn là không cần thiết vì học sinh đã được đánh giá qua các bài kiểm tra. Không lý nào lại phải thi tốt nghiệp 6 môn học ấy vào cuối năm lớp 12. Thi tốt nghiệp chỉ để có một tấm bằng, còn thi đại học mới đánh giá được thực lực và ảnh hưởng đến tương lai của các em thì tại sao không để các em có thời gian và công sức cho một kì thi?

40% kiến thức Toán phổ thông ít giá trị

Cũng bàn đến những bất cập trong chương trình giáo dục phổ thông, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Chương trình phổ thông ở Việt Nam chẳng giống ai, vừa nặng lại vừa thấp, rất nhiều nhưng lại quá “nông”, cái cần thì không học mà cái học thì không cần”.

Chung ý kiến này, PGS Văn Như Cương cũng nhận xét, có đến 40% kiến thức môn Toán ở bậc phổ thông là vô bổ. Chúng ta đang bắt trẻ con học những thứ mà sau khi tốt nghiệp không bao giờ các em gặp phải trong cuộc sống hay nghề nghiệp. Theo đó, PGS Văn Như Cương cho rằng, cần phải đổi mới chương trình, cấu trúc lại hệ phổ thông và có thể có nhiều loại sách giáo khoa để phù hợp với từng loại đối tượng học sinh. Hiện, học sinh đang phải đối mặt với những cung cách thi cử căng thẳng và lạc hậu. Ông Cương đưa ra ví dụ, các cháu bé trước khi vào lớp 1 đã phải lo ôn luyện để vào các trường điểm, trường có uy tín; thậm chí một số phụ huynh phải “chạy” trường, “chạy” lớp cho con.

Với nhận định tình hình ở bậc đại học cũng không khá hơn, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, bậc đại học phải tạo ra những con người biết làm việc, nhưng cách đào tạo hiện nay rất lãng phí vì sinh viên ra trường phải đào tạo lại. GS Nguyễn Minh Thuyết lý giải rằng thực trạng đào tạo sau đại học ở nước ta tràn lan, hiện tượng chỉ tiêu tuyển lớn hơn cả số người dự tuyển làm nảy sinh nhiều tiêu cực, dẫn đến chất lượng kém.

Nhiều chuyên gia dự hội nghị cũng lo ngại rằng với đa số học sinh phổ thông, suốt 12 năm đi học chỉ là cuộc đua để vượt các kỳ thi, qua các bậc học và vào đại học. Và sau đó, kết quả học tập cả 12 năm trời chỉ được đánh giá bằng một bài thi làm trong 3 tiếng đồng hồ. Như thế, áp lực thi cử nặng nề chính là nguyên nhân khiến học sinh không có đủ thời gian trau dồi những kỹ năng khác.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, ngành giáo dục sẽ tiếp thu các ý kiến trên để có thể hoàn thiện hơn nữa đề án Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
 

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh, đã đến lúc phải rà soát lại từng lĩnh vực, bậc học để có giải pháp cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, ngành nghề. Bộ GD&ĐT cần có tổng kết kỹ về hiệu quả các trường ngoài công lập để có đầu tư phù hợp. Hệ thống học phí cũng cần cân đối để không có sự bất hợp lí giữa giáo dục công - tư. Trong đề án về chính sách đối với nhà giáo, Bộ cũng đề xuất tăng lương - đây là một giải pháp nhưng cần nghiên cứu thêm các chính sách khác đối với nhà giáo ngoài tăng lương.

 
Hạnh Nguyên
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bức xúc bị phạt tiền, nam thanh niên lên mạng xã hội bôi nhọ, xúc phạm Cảnh sát giao thông

Bức xúc bị phạt tiền, nam thanh niên lên mạng xã hội bôi nhọ, xúc phạm Cảnh sát giao thông

Pháp luật - 6 phút trước

GĐXH - Tại cơ quan công an, L. khai nhận do bức xúc sau khi bị Công an huyện Hải Hà xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, nên L. đã sử dụng tài khoản Facebook để đăng tải, bình luận bài viết có nội dung sai sự thật.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 15/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 15/5/2024

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 15/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nữ sinh rơi từ tầng cao xuống đất, tử vong thương tâm ở Hà Nội

Nữ sinh rơi từ tầng cao xuống đất, tử vong thương tâm ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Nữ sinh đại học rơi từ tầng cao của khu nhà trọ xuống đất, nghi do tự tử tại Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội). Nạn nhân để lại thư tuyệt mệnh, nguyên nhân được cho là áp lực học hành.

Phú Yên đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Phú Yên đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Phú Yên vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn.

Tin vui cho hàng nghìn giáo viên khi mức lương có thể được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Tin vui cho hàng nghìn giáo viên khi mức lương có thể được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Nghe cuộc điện thoại lạ, một cụ bà mất 18 tỷ đồng

Nghe cuộc điện thoại lạ, một cụ bà mất 18 tỷ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Dù đã có nhiều cảnh báo về các chiêu thức lừa đảo thông qua điện thoại, mạng xã hội nhưng mới đây một cụ bà ở Hà Nội vẫn “sập bẫy”, mất tới 18 tỷ đồng.

Hóa ra, đây lại là công việc làm thêm tại nhà mang lại mức thu nhập 'khủng' mà ít ai biết đến

Hóa ra, đây lại là công việc làm thêm tại nhà mang lại mức thu nhập 'khủng' mà ít ai biết đến

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ngoài việc học ở trường, nhiều sinh viên muốn tìm thêm các công việc có thể làm thêm tại nhà để tăng mức thu nhập. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chính chiếc điện thoại hàng ngày sẽ giúp bạn kiếm thêm hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Hiện trạng khu chung cư ngõ 130 Đốc Ngữ vừa bị Hà Nội yêu cầu kiểm tra

Hiện trạng khu chung cư ngõ 130 Đốc Ngữ vừa bị Hà Nội yêu cầu kiểm tra

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo ghi nhận tại khu chung cư 43 - 45 ngõ 130 Đốc Ngữ, nơi vừa bị UBND TP Hà Nội yêu cầu kiểm tra, phần diện tích tầng 1 trước đây được cho thuê làm văn phòng công ty, kho hàng... nay đã đóng cửa, niêm phong, khu vực đất trống hiện đang sử dụng làm bãi đỗ xe.

Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Hà Nội không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Thời sự - 4 giờ trước

Quận Hoàn Kiếm có những yếu tố đặc thù nên TP Hà Nội không thực hiện sáp nhập với các quận khác.

Cô gái lập nhiều tài khoản Facebook kêu gọi từ thiện để lừa đảo

Cô gái lập nhiều tài khoản Facebook kêu gọi từ thiện để lừa đảo

Pháp luật - 5 giờ trước

Huỳnh Phương Thủy bị Công an Đồng Tháp bắt do lập nhiều tài khoản Facebook kêu gọi từ thiện để lừa đảo.

Top