Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên trách dân số chăm sóc người nhiễm HIV

Thứ tư, 09:13 03/04/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 29/3 vừa qua tại Nghệ An, Tổng cục DS-KHHGĐ đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại gia đình và cộng đồng. Theo đánh giá của các chuyên gia, sau 4 năm triển khai, mô hình này đã góp phần tích cực vào phong trào phòng chống HIV/AIDS.

Chuyên trách dân số chăm sóc người nhiễm HIV 1

Tư vấn kiến thức bảo vệ sức khỏe, an toàn tình dục, phòng ngừa HIV cho đối tượng tại cơ sở y tế. Ảnh: P.N.

Những người tâm huyết

Mô hình đã được triển khai ở 48 xã, phường, thị trấn của 4 địa bàn: Huyện Đô Lương, thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An)  và huyện Xuân Trường, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Mô hình nhận được sự hỗ trợ của Dự án Life-Gap, thuộc Chương trình dự phòng lây nhiễm và chăm sóc HIV/AIDS. Điểm đặc biệt của mô hình là công tác chăm sóc, hỗ trợ toàn diện người nhiễm HIV dựa vào đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số tại cơ sở.

Tính đến thời điểm này, tổng số đối tượng nhiễm HIV được chăm sóc tại 4 địa bàn là 1.413 người, số người đã dùng ARV được chăm sóc là 591. Đánh giá về đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số - những người đã đem lại niềm tin, nghị lực sống cho người nhiễm HIV, nối lại những sợi dây liên kết giữa họ với cộng đồng, ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV Nghệ An chia sẻ: “Khi mô hình được triển khai tại Nghệ An, chúng tôi đã từng lo ngại: Nếu dựa vào đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số cơ sở, có thể họ có nhiều kinh nghiệm trong tuyên truyền KHHGĐ, nhưng vẫn còn những mơ hồ, bỡ ngỡ khi tiếp xúc với người nhiễm HIV. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai mô hình, tôi thấy họ đã vượt qua điều khó khăn đó”.
 
Hội thảo cũng là dịp  trao đổi, chia sẻ giữa những người thực hiện và người thụ hưởng mô hình. Chị Nguyễn Thị Hòa, nhân viên chăm sóc người nhiễm HIV phường Đội Cung, thành phố Vinh chia sẻ: “Việc tiếp cận đối tượng ban đầu bao giờ cũng hết sức khó khăn. Người nhiễm luôn mặc cảm, tự ti, không muốn giáp mặt ai, thậm chí "bất cần", phó mặc số phận hoặc đòi hỏi những yêu cầu không thể đáp ứng nổi để làm nản lòng người chăm sóc. Chúng tôi phải kiên trì, nhẫn nại từng bước một, tạo dựng niềm tin, tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình để có những hỗ trợ, động viên phù hợp...”.
 
Chuyên trách dân số chăm sóc người nhiễm HIV 2

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hồ Hà.

Cần được duy trì và mở rộng

Chị Lê Thị Lan, cộng tác viên dân số  xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương cho biết: “Xã tôi có 55 người nhiễm HIV, 39 người trong diện quản lý. Địa bàn hoạt động rộng, phải đi lại nhiều, tâm lý người bệnh phức tạp, nhưng chúng tôi đã được tập huấn, được trang bị kiến thức nên không còn e ngại. Vả lại, họ là những người làng mình, không phải ai xa lạ… Chúng tôi đã chăm sóc họ bằng tất cả tình cảm của mình. Khi công việc không còn là trách nhiệm mà trở thành lòng yêu thương, sự chia sẻ chân tình thì bao công sức đổ ra, các anh chị đều không hề tính toán!”.

Anh Phan Văn Kiên, Trưởng nhóm tự lực Sông Lam xanh ở TP Vinh tâm sự: “Chúng tôi được gọi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Bản thân chúng tôi và gia đình rất cần sự giúp đỡ, đồng cảm của xã hội. Mô hình chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV  trong 4 năm qua đã mang lại rất nhiều điều tốt đẹp cho chúng tôi. Đó là kiến thức biết tự chăm sóc bản thân để hòa nhập, sống có ích cho gia đình, xã hội. Sự quan tâm hết mực,  gần gũi của các anh chị em cán bộ, cộng tác viên dân số cơ sở đã khiến chúng tôi cảm động rơi nước mắt”.

Đánh giá kết quả sau 4 năm triển khai mô hình, ông Đặng Văn Nghị, cán bộ Ban quản lý mô hình TƯ cho biết: Với phạm vi triển khai còn hẹp nhưng hiệu quả đạt được của mô hình thực sự rất lớn. Chúng ta đã tạo được lòng tin giữa những người nhiễm HIV với cộng đồng, giảm sự kì thị, phân biệt đối xử với người bệnh.  Mô hình cũng đã huy động được hỗ trợ của xã hội đối với người nhiễm HIV, như giúp họ học nghề, cho vay vốn, tạo công ăn việc làm...

Tại Hội thảo, đa số các đại biểu đều đồng tình chia sẻ: Đây là một mô hình ý nghĩa, đầy tính nhân văn. Việc các cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số tiếp cận, hỗ trợ cũng như chia sẻ với các đối tượng này là rất thuận lợi, phù hợp; đã được chứng minh thực tiễn 4 năm qua. Do vậy, mô hình này rất cần được duy trì, nhân rộng.
 

Chuyên trách dân số chăm sóc người nhiễm HIV 3Tại Hội thảo, TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá cao sự đóng góp nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số cơ sở đã góp phần làm nên thành công hiệu quả của mô hình. “Trong cuộc chiến đầy cam go phòng chống HIV/AIDS, việc chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV hết sức khó khăn, phức tạp, nhưng  bằng những hoạt động, việc làm thiết thực qua 4 năm triển khai, chúng ta đã minh chứng được hướng đi đúng đắn của mô hình đầy nhân văn này. Hiệu quả này một lần nữa khẳng định  mô hình rất cần được tiếp tục duy trì và mở rộng...”, TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.

 
Hồ Hà
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng dùng được que cấy tránh thai, những trường hợp dưới đây được chống chỉ định với phương pháp ngừa thai này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Thalasemia) là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế ở các trung tâm y tế phụ trách về mảng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều 30/5, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024.

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Tại Gia Lai, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như trầm cảm, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ tình dục…

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trong những năm qua, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng mạnh hiện nay.

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành về Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế dự phòng - dân số trên địa bàn tỉnh.

Top