Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống

Thứ hai, 09:19 25/03/2024 | Câu chuyện văn hóa

GĐXH - Tại không gian văn hóa Làng Gà Trống (34 Châu Long, Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra sự kiện "Chuyện về Bánh mỳ" nhân kỷ niệm ngày "Bánh mỳ Việt Nam" được thế giới công nhận và đưa vào từ điển Oxford của Anh, bổ sung món bánh mỳ vào danh sách từ mới.

Tham gia chia sẻ tại sự kiện "Chuyện về Bánh mỳ" có TS. Vũ Thế Long - Chuyên gia nghiên cứu ẩm thực; Ông Lê Văn Thao - Nhà báo, Nhà nghiên cứu Văn hóa; TS. Trần Thu Dung - Chủ tịch Hội trao đổi Văn hóa Việt Nam tại Pháp cùng các khách mời là Founder nhà hàng, thương hiệu bánh mỳ nổi tiếng của Hà Nội…

Bà Phạm Thanh Hà – Chủ tịch Hội Truyền thông TP. Hà Nội cho biết, thông qua việc tổ chức sự kiện Chuyện về Bánh mỳ, chúng tôi mong muốn thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực, các đầu bếp, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh mỳ cùng thảo luận, chia sẻ để tìm ra những giải pháp bền vững, sáng kiến hay phát triển Bánh mỳ Việt Nam trong nước và ra quốc tế.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống - Ảnh 1.

Các chuyên gia tham dự chương trình

Trả lời câu hỏi "Bánh mỳ từ đâu tới?" TS. Vũ Thế Long - Chuyên gia nghiên cứu ẩm thực chia sẻ: Những năm 50 của thế kỷ trước, ở miền Bắc Việt Nam, người ta gọi bánh mỳ là bánh Tây (tức là thứ bánh của người phương Tây, cụ thể là người Pháp đưa vào). Do hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh địa lý và thăng trầm kinh tế mà cái "bánh Tây" hay bánh mỳ đã dần dần được xâm nhập vào đời sống của dân Việt.

Từ chỗ bị từ chối bởi tâm lý kỳ thị quân xâm lược Pháp như cụ Nguyễn Đình Chiểu - nhà yêu nước chống Pháp (1861) trong Văn tế Nghĩa sỹ Cần Giuộc đã từ chối bánh mì Tây mà than: "Sống làm chi mã tà chia rượu nhạt, gậm bánh mỳ nghe càng thêm hổ", rồi dần dần bánh mỳ đã đi vào đời sống của dân Việt từ Nam ra Bắc. Từ chỗ bột mỳ là thứ bột đắt tiền, khó mua; bánh mỳ là thứ thực phẩm sang mà chỉ dân thành phố năm thì mười họa mới được ăn, dân nông thôn hiếm có dịp biết tới… đến chỗ phải ăn mỳ thay gạo là một nỗi vất vả.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống - Ảnh 2.

Ông Tạ Đức – nhà nghiên cứu dân tộc học là con của ông Tạ Văn Phồn có cửa hàng sản xuất bánh mỳ Gia Long danh tiếng ở Hà Nội thời những năm 1950 kể kỷ niệm về cửa hàng bánh mỳ ở phố 48 Bà Triệu (xưa gọi là phố Gia Long). Đây là nơi cung cấp bánh mỳ ngon cho người dân nức tiếng một thời. Hồi đó, Đại sứ quán Pháp và Liên Xô (cũ) cũng đặt bánh của nhà ông.

TS. Trần Thu Dung - Chủ tịch Hội trao đổi Văn hóa Việt Nam tại Pháp chia sẻ: "Ảnh hưởng của Ẩm thực của Pháp đến Ẩm thực Việt Nam rất nhiều, đặc biệt trong ngôn từ. Chữ "bánh mỳ" tiếng pháp là Pain de mie. Ở nước ngoài bây giờ rất nhều người thích ăn bánh mỳ Việt Nam. Việt Nam nên đăng ký bản quyền bảo hộ thương hiệu "Bánh mỳ Việt Nam" và phát triển ra các nước trên thế giới.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống - Ảnh 3.

Rất đông các bạn trẻ đến tham gia và tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống


Bánh mỳ được chế biến đa dạng, không còn đơn giản như xưa

Ngoài sự kiện Chuyện của bánh mỳ, hàng tuần, tại không gian văn hóa Làng Gà Trống sẽ diễn ra nhiều chủ đề liên quan đến ẩm thực và văn hóa để kết nối mọi người cùng giao lưu, chia sẻ, từ đó thêm yêu và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống - Ảnh 5.

Hàng tuần, Không gian văn hóa Làng Gà Trống sẽ tổ chức nhiều sự kiện về văn hóa, ẩm thực

 

T.H
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ phim Việt chết yểu, nhà sản xuất vỡ nợ, điêu đứng

Bộ phim Việt chết yểu, nhà sản xuất vỡ nợ, điêu đứng

Câu chuyện văn hóa - 3 ngày trước

Cách đây 17 năm, “Dòng máu anh hùng” được đầu tư lớn với mức chi phí 1,5 triệu USD nhưng thua lỗ nặng nề trên sân nhà. Tác phẩm thành công về mặt nghệ thuật nhưng khiến nhiều người điêu đứng, cố NSƯT Nguyễn Chánh Tín bị phá sản, đạo diễn Charlie Nguyễn tới năm 2023 mới trả hết nợ ngân hàng…

Hoàng Hà "Chúng ta của 8 năm sau": Vẫn ở nhà thuê dù cát-xê tăng gấp 10 lần

Hoàng Hà "Chúng ta của 8 năm sau": Vẫn ở nhà thuê dù cát-xê tăng gấp 10 lần

Câu chuyện văn hóa - 3 ngày trước

Diễn viên Hoàng Hà chia sẻ với phóng viên Dân trí về những dự định trong sự nghiệp, cách cô dành thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sau năm 2023 làm việc chăm chỉ.

Cuộc sống về hưu của nhà báo Lại Văn Sâm

Cuộc sống về hưu của nhà báo Lại Văn Sâm

Giải trí - 4 ngày trước

GĐXH - Là một MC tài năng, hóm hỉnh và giản dị, nhà báo Lại Văn Sâm, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả thông qua nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng.

Nhiều tư liệu quý trong cuốn 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn'

Nhiều tư liệu quý trong cuốn 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn'

Câu chuyện văn hóa - 6 ngày trước

GĐXH - Trong gần 40 năm tác giả đã gặp, đã đàm đạo, đã trao đổi với rất nhiều đồng nghiệp, giáo sư, nhà nghiên cứu, đệ tử, cung văn... để hiểu và viết nên công trình nghiên cứu "Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn"

8 năm hôn nhân của Trấn Thành - Hari Won: Chưa con cái nhưng vẫn ngọt ngào như lúc mới yêu

8 năm hôn nhân của Trấn Thành - Hari Won: Chưa con cái nhưng vẫn ngọt ngào như lúc mới yêu

Câu chuyện văn hóa - 1 tuần trước

GĐXH - Trấn Thành - Hari Won được xem là cặp đôi nghệ sĩ Việt đẹp trong lòng công chúng. Hiện tại, sau 8 năm hôn nhân, dù chưa có con nhưng cuộc sống tình cảm của họ vẫn thăng hoa.

Mười năm tổ chức 1 lần, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mười năm tổ chức 1 lần, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Câu chuyện văn hóa - 2 tuần trước

GĐXH - Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, còn gọi là "Thập niên sự lệ" vừa nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tối 22/4.

Hoa hậu Thùy Tiên bật khóc khi được fan tặng 1208 kg gạo, con số này có gì ý nghĩa?

Hoa hậu Thùy Tiên bật khóc khi được fan tặng 1208 kg gạo, con số này có gì ý nghĩa?

Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trước

Hoa hậu Thùy Tiên liên tục bật khóc trước tình cảm của gần 2000 fan dành tặng cho mình.

"Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé vì sao doanh thu vẫn kém xa "Mai"?

"Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé vì sao doanh thu vẫn kém xa "Mai"?

Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước

Ra rạp vào ngày 10/2 (tức mùng 1 Tết), tính đến 1/3, "Đào, phở và piano" thu được 10 tỷ đồng (theo Cục Điện ảnh) trong khi "Mai" của Trấn Thành cán mốc hơn 500 tỷ đồng (theo Box Office Việt Nam).

Xúc động hành động NSƯT Diệu Hiền ôm di ảnh cố NSƯT Vũ Linh về viện dưỡng lão

Xúc động hành động NSƯT Diệu Hiền ôm di ảnh cố NSƯT Vũ Linh về viện dưỡng lão

Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước

Hình ảnh cố NSƯT Vũ Linh mãi mãi ở trong tim khán giả, bạn bè và người thân.

Đen Vâu lọt 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Đen Vâu lọt 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước

Chiều 20/2, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 tổ chức họp báo công bố 20 đề cử tiêu biểu vào vòng bình chọn trực tuyến.

Top