Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dầu ăn và những điều có thể bạn chưa biết

Thứ năm, 08:00 28/07/2016 | Sống khỏe

Dầu ăn từ lâu đã trở thành một nguyên liệu chế biến không thể thiếu và vô cùng quen thuộc đối với bất kỳ người nội trợ nào. Nhưng, thực tế vẫn còn nhiều sự thật về dầu ăn mà không phải ai cũng biết.

Hội thảo “Sức khỏe và An toàn thực phẩm” diễn ra tại Hà Nội do Bộ Công thương phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức vào 21/7/2016, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đến từ Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Công Thương, Viện Dinh Dưỡng, Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc Gia, đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và giải đáp những băn khoăn không nhỏ của người tiêu dùng về dầu ăn như: Tại sao màu sắc của các loại dầu ăn không hoàn toàn giống nhau? Vì sao vào mùa lạnh dầu thường bị đông và liệu sử dụng dầu bị đông có đảm bảo an toàn? Dầu ăn có vai trò như thế nào đến sức khỏe? Lựa chọn, sử dụng và bảo quản dầu ăn như thế nào là đúng?...

Chất béo - Chìa khóa của sự sống

Chất béo (có trong mỡ động vật và các loại dầu thực vật) được biết đến như một nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng rất lớn cho các hoạt động của cơ thể. Cùng với protein, chất béo là một thành phần cấu tạo nên màng tế bào. Chưa kể, chất béo còn có chức năng duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy việc hấp thu các vitamin quan trọng như Vitamin A, D, E, K… Trên góc độ ẩm thực, chất béo làm món ăn có hương vị thơm ngon hơn, kích thích khẩu vị.

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS. Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết: “Trong chế độ dinh dưỡng của chúng ta, không thể thiếu chất béo chất béo. Chất béo đóng vai trò rất quan trọng cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là các loại chất béo không no có lợi cho sức khỏe như omega 3, omega 6 và omega 9, có nhiều trong cá hồi, hạt óc chó và các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu gạo…”.

Nói riêng về dầu gạo, PGS. TS. Lê Bạch Mai nhấn mạnh: “Dầu gạo rất tốt cho sức khỏe, giàu dưỡng chất, đặc biệt là Gamma Oryzanol giúp giảm cholesterol xấu (LDL), bảo vệ sức khỏe tim mạch. Gamma Oryzanol còn là một chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp chống lại gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa. Khả năng chống ô-xy hoá này ở Gamma-Oryzanol được chứng mình mạnh gấp 4 lần Vitamin E.”

Các dưỡng chất trong dầu gạo có khả năng bảo vệ sức khoẻ trước nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, suy giảm trí nhớ và làm chậm đáng kể quá trình ô-xy hoá các tế bào trong cơ thể.

Về nhu cầu chất béo ở từng độ tuổi, theo PGS.TS Lê Bạch Mai, “Nhu cầu chất béo sẽ giảm dần theo độ tuổi, bởi thế trẻ em và phụ nữ mang thai là hai đối tượng có nhu cầu chất béo cao nhất. Trẻ em cần được ăn đủ lượng chất béo cần thiết để phát triển não bộ, phát triển trí thông minh. Còn đối với người già thì nhu cầu tổng lượng chất béo ít hơn, bởi thế với người già càng phải chú ý đến chất lượng chất béo, ưu tiên hơn cho các loại chất béo có lợi cho sức khỏe”.

Dầu ăn và khuyến nghị từ chuyên gia

Xu hướng tiêu dùng

Với những đặc tính an toàn hơn đối với sức khỏe, chất béo có nguồn gốc thực vật (dầu thực vật) đang được ưu ái hơn các nguồn chất béo động vật; đặc biệt là các loại dầu thực vật lành mạnh, giàu dưỡng chất như dầu đậu nành, dầu hạt cải và nhất là dầu gạo. Hiện tại, xu hướng tiêu dùng dầu gạo đang trở nên thịnh hành ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Châu Âu…

Những thông tin PGS. TS. Lê Bạch Mai chia sẻ tại hội thảo đã lý giải được phần nào xu hướng này: “Dầu gạo có tỷ lệ cân bằng lý tưởng giữa các chất béo thiết yếu, gần nhất với khuyến cáo về thành phần chất béo ưu việt của Tổ chức Y tế thế giới và Hội tim mạch Mỹ (bão hòa: 30%, không bão hòa đơn: 38%, không bão hòa đa: 31%).


PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia trình bày về tỷ lệ cân bằng giữa các chất béo. Trong đó, dầu gạo có tỷ lệ gần nhất với tỷ lệ khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia trình bày về tỷ lệ cân bằng giữa các chất béo. Trong đó, dầu gạo có tỷ lệ gần nhất với tỷ lệ khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

PGS. TS. Lê Bạch Mai cũng đánh giá dầu gạo có những dưỡng chất quý hiếm, khó có thể tìm được ở những nguồn thực phẩm khác. Ngoài các loại axit béo Omega-3,6,9, dầu gạo còn chứa dồi dào các dưỡng chất Gamma-Oryzanol, Phytosterol, Vitamin E (ở cả hai dạng Tocopherol và Tocotrienol), Squalene với những tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol, thúc đẩy tuần hoàn, ngăn ngừa nguy cơ ung thư và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

Đặc biệt, Gamma-Oryzanol trong dầu gạo còn là chất chống oxy hóa cực mạnh, hiệu quả gấp 4 lần Vitamin E, hoạt động như một “chất quét dọn các gốc tự do” vốn là nguyên nhân làm thoái hóa tế bào trong cơ thể và gây ra hơn 60 loại bệnh khác nhau như tim mạch, suy giảm trí nhớ, Alzheimer...

Sử dụng an toàn, hiệu quả

Cũng trong hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ việc sử dụng dầu ăn đúng cách, đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc Gia, những món chiên, nướng ở nhiệt độ cao thì nên chọn những loại dầu ăn có điểm bốc khói cao, đồng nghĩa với khả năng chịu được nhiệt độ cao như dầu gạo, dầu hạt cải, dầu cọ... Còn với các loại dầu ăn không chịu được nhiệt độ cao như dầu oliu thì chỉ nên dùng trộn salad, nấu canh hoặc xào ở nhiệt độ thấp.

Không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao, trên 180oC và trong thời gian dài để đảm bảo món ăn không bị cháy và giảm giá trị dinh dưỡng. Dầu ăn đã sử dụng qua 1 lần thì nên đổ bỏ, không dùng lại; càng không nên đổ lẫn với dầu chưa dùng, sẽ làm dầu biến chất và nhanh hỏng hơn.


Dầu gạo có điểm bốc khói lên đến 254oC, rất bền nhiệt nên phù hợp và an toàn cho tất cả mọi hình thức nấu nướng.

Dầu gạo có điểm bốc khói lên đến 254oC, rất bền nhiệt nên phù hợp và an toàn cho tất cả mọi hình thức nấu nướng.

Xử trí với dầu đông

Khi nhiệt độ xuống thấp, nhất là vào mùa lạnh, chúng ta có thể thấy nhiều loại dầu ăn bị đóng đông. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là đặc tính vật lý tự nhiên của các loại dầu ăn, không phải do dầu ăn kém chất lượng. Mỗi loại dầu ăn có một “điểm đông” hay “điểm nóng chảy” khác nhau. Có những loại dầu ăn đông ở nhiệt độ phòng như như dầu dừa, dầu cọ... và cũng có những loại dầu ăn đông ở nhiệt độ thấp hơn như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu gạo...

Lý giải hiện tượng này, PGS. TS. Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết: “Nhiệt độ đông của dầu ăn có liên quan đến thành phần axit béo trong dầu ăn. Các loại dầu ăn có hàm lượng axit béo no cao thường dễ bị đông hơn. Và ngược lại những loại dầu ăn chứa nhiều axit béo không no sẽ khó bị đông hơn.”

Dầu đông không gây ra biến đổi về hóa học nên không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh dầu bị đông, tốt nhất là nên bảo quản dầu ở nơi có nhiệt độ khoảng 20oC. Nếu dầu bị đông, chỉ cần ngâm chai dầu vào nước ấm, dầu sẽ trở về trạng thái lỏng và có thể tiếp tục sử dụng bình thường.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 3 giờ trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Sự kết hợp độc đáo giữa bia và trứng gà không chỉ đơn thuần là thú vui nhậu nhẹt, sự kết hợp này còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Sống khỏe - 5 giờ trước

Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt chú ý đến điều này để có làn da căng mịn, tránh dấu hiệu lão hóa.

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Ăn bơ thường xuyên giúp người bệnh tiểu đường (người đái tháo đường) kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 10 giờ trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Sống khỏe - 14 giờ trước

Hôm nay, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã vinh dự nhận danh hiệu Ngôi Sao Thuốc Việt lần thứ 2. Đây là giải thưởng được Bộ Y tế trao tặng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã có đóng góp quan trọng vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Lớn tuổi, suy buồng trứng sớm, dự trữ buồng trứng gần như đã cạn kiệt, nhờ phác đồ điều trị cá nhân hóa cùng với sự đồng hành sát sao của bác sĩ Trung tâm IVF Phương Đông, vợ chồng anh Khóa - chị Hương (Hà Nội) đã thành công đón con đầu lòng sau 21 năm mong mỏi.

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

Top