Hà Nội
23°C / 22-25°C

Độc đáo 'phiên chợ ngày Xuân' của người đồng bào dân tộc ở Bắc Kạn

Thứ sáu, 07:30 09/02/2024 | Đời sống

GĐXH - Những năm gần đây, dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi, song chợ phiên vùng cao vẫn lưu giữ được những nét đặc sắc mà đến nay người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn vẫn lưu giữ được.

Video: Độc đáo 'phiên chợ ngày Xuân' của người đồng bào dân tộc ở Bắc Kạn

Chợ phiên của người dân Bắc Kạn vào những ngày Xuân có gì khác lạ? - Ảnh 1.

Nếu như ở dưới miên xuôi, những ngày cận Tết mọi người mua sắm đồ ở các con phố bán đồ Tết, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại lớn thì ở vùng núi cao có địa hình đồi núi, người đồng bào dân tộc thiểu số mua sắm và tụ tập lại vào những ngày chợ phiên hay còn gọi phiên chợ Xuân.

Chợ phiên của người dân Bắc Kạn vào những ngày Xuân có gì khác lạ? - Ảnh 2.

Theo tìm hiểu của phóng viên Gia đình và Xã hội, chợ phiên vùng cao được ra đời do điều kiện đi lại khó khăn, nên thường cứ 5 ngày người dân ở các xã tại Bắc Kạn lại tập trung tại một điểm thuận lợi nhất để họp chợ. Các phiên chợ thường được ấn định vào những ngày riêng để người dân có dịp đến trao đổi, giao lưu hàng hóa. Đó được coi là điểm hẹn để người dân trao đổi vật chất lẫn tinh thần.

Chợ phiên của người dân Bắc Kạn vào những ngày Xuân có gì khác lạ? - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, vào những ngày giữa tháng chạp trở đi chợ phiên ở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trở nên đông đúc, tấp nập. Từ ngày 24 tháng chạp trở đi người dân thường gọi là chợ Xuân bởi lẽ vào những ngày này chợ phiên thành nơi buôn bán những sản phẩm, mặt hàng đồ Tết.

Chợ phiên của người dân Bắc Kạn vào những ngày Xuân có gì khác lạ? - Ảnh 4.

Để phục vụ nhu cầu mua sắm, hàng hóa rất phong phú và đa dạng, thu hút rất nhiều người đến chợ.

Ở chợ phiên, không tranh giành chỗ ngồi, ai đến chợ sớm thì được chỗ thích hợp nhất để bán hàng. Các sản vật mang hương vị, sắc màu của núi rừng, sản phẩm do chính bàn tay người dân làm ra. Tất cả đều thật giản dị nhưng cũng thật đậm đà, đặc sắc. Đa số các mặt hàng là thịt lợn, nào gà, vịt, nào lá dong, lạt buộc, rau củ quả, quần áo, đồ dùng trang trí ngày Tết… đều được bà con mang đến chợ. Có người đi chợ phiên ngày Tết không chỉ để mua, để bán mà còn để đi chơi, đi ngắm chợ, hay tìm gặp lại người thân quen lâu ngày xa cách.

Gà do chính tay những người nông dân nuôi, khi đem đến chợ họ cho vào lồng được đan bằng tre.

Chợ phiên của người dân Bắc Kạn vào những ngày Xuân có gì khác lạ? - Ảnh 7.

Một người phụ nữ người dân tộc Dao mặc trên mình bộ quần áo thổ cẩm, cổ đeo vòng bạc trắng truyền thống mua sắm đồ dùng để đón Tết ở chợ phiên Cao Thượng, xã Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Trẻ em vùng cao đi cùng bố mẹ xuống chợ Xuân sắm đồ Tết với bộ trang phục truyền thống của người dân tộc H' Mông.

Chợ phiên của người dân Bắc Kạn vào những ngày Xuân có gì khác lạ? - Ảnh 9.

Một gia đình mua sắm đồ ở chợ phiên đang trên đường đi về nhà.

Chợ phiên của người dân Bắc Kạn vào những ngày Xuân có gì khác lạ? - Ảnh 10.

Bên cạnh những mặt hàng mua sắm, tại chợ phiên quán ăn sáng không thể thiếu. Đa số quán thường bán bánh cuốn được dựng theo phong cách giản dị, theo đúng như vị quê.

Ngoài các mặt hàng phục vụ Tết, đào rừng cũng được những tiểu thương họ bán. Đào do chính tay những người nông dân trồng. Khi chặt cành đào họ thường đốt gốc, khi khách hàng mua về cắm xuống nước cây vẫn sống và nở hoa một cách kỳ lạ.

Hiện nay, cùng với kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, chợ phiên (ngày Tết) cổ truyền ở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn mang một màu sắc đặc trưng vốn có, phản ánh đúng đời sống văn hóa, tinh thần và các sản phẩm truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Chợ tết còn là hình hình ảnh gợi nhớ quê hương cho những con người xa quê.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tết Nguyên đán tại một số quốc gia Đông Nam Á

Nhật Tân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Xử phạt thiếu niên 16 tuổi đăng tin 'công an đánh dân' để câu view

Hà Nội: Xử phạt thiếu niên 16 tuổi đăng tin 'công an đánh dân' để câu view

Đời sống - 2 giờ trước

Với mục đích tăng lượt theo dõi trên mạng xã hội, N.Đ.A. (SN 2008) đăng tải thông tin không đúng sự thật, bôi xấu hình ảnh lực lượng Công an Nhân dân.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ nhật ngày 19/5/2024 hôm nay, các con giáp Thân, Dậu, Tuất, Hợi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Từ đầu tháng 5, nhiều đầm sen ở Thừa Thiên Huế bắt đầu bung nở thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh. Những thiếu nữ trong tà áo dài thích thú tạo dạng, thả hồn để có bức hình ưng ý.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

Top