Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đời tái sinh từ mảnh đất cằn

Thứ sáu, 04:00 26/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Từ một bệnh nhân phong phải rời bỏ quê hương đến trại phong Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu, Nghệ An) năm 1973, một năm sau khỏi bệnh, Phan Văn Ích học làm điều dưỡng, quay trở lại phục vụ những người mang căn bệnh giống mình.

Đời tái sinh từ mảnh đất cằn  1

Điều dưỡng Phan Văn Ích với bệnh nhân trong khu chăm sóc toàn diện. Ảnh: Hồ Hà.

Suốt 37 năm trời, ông đã gắn bó tận tụy chăm sóc người bệnh ở làng phong. Phải đến gần 10 năm, tôi mới có dịp trở lại vùng đất đặc biệt này. Mảnh đất nơi cùng trời hút đất, một bên là biển, một bên là rừng thông cùng những dãy núi đá vôi sừng sững, nơi được chọn làm khu điều trị những người mắc bệnh phong. Và lần nào cũng vậy, khó nói hết được cảm xúc của mình khi được  nghe, được chứng kiến về những câu chuyện thấm đẫm tình người nơi đây. Chuyện về điều dưỡng Phan Văn Ích là như thế...

Giấu bệnh để đi dân công hỏa tuyến

Thấm thoắt đã tròn 40 năm ông Phan Văn Ích gắn bó với trại phong và 37 năm miệt mài không ngừng nghỉ chăm sóc bệnh nhân. Ông đã chứng kiến và góp phần làm thay đổi một làng phong từ nơi ảm đạm, đau thương thành nơi hồi sinh sự sống.

Điều dưỡng Phan Văn Ích (SN 1956) quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh, đến trại phong vào năm 1973, thời điểm nỗi ghê sợ bệnh phong vẫn còn hết sức gay gắt.  Dẫm dẫm cái chân giả xuống nền nhà, ông nở nụ cười hiền hậu, cái nụ cười khiến người ta nghĩ dường như bao nhiêu nỗi đau đến cả về thể xác lẫn tâm hồn của một bệnh nhân phong ngày xưa đã tan đi như bọt biển. Nhưng làm sao mà quên đi cho được, chỉ là, nhớ thì để làm gì? Rồi ông ngần ngừ kể: “Tôi phát hiện ra mình bị phong năm 12 tuổi. Ngày ấy, bị hủi là ghê gớm lắm, người ta còn truyền tai nhau ai mắc bệnh phong thì bị chôn sống, rắc vôi 7 lần… Tôi giấu, không dám nói với ai, chỉ trong gia đình là biết. Tôi giấu bệnh suốt 5 năm trời, từ năm 1968 đến tận năm 1973. Trong thời gian đó, tôi vẫn đi dân công hỏa tuyến ở quê, vận chuyển gạo, lương thực lên thuyền cho bộ đội, chân lở loét mà không dám băng bó, nên mới bị nhiễm trùng dần dần. Đến khi nặng quá mới chuyển ra ngoài này”.

Hồi đó, vì chiến tranh, Bệnh viện phong Quỳnh Lập đã sơ tán lên tận xã Quỳnh Thắng. Một năm sau (1974) thì bệnh viện quay trở về Quỳnh Lập để xây dựng lại. Tiếp tục điều trị tại đây thêm nửa năm nữa thì Phan Công Ích khỏi bệnh, tuy nhiên, vì chân phải đã nhiễm trùng quá nặng nên phải cắt bỏ.

Vi khuẩn Hansen không còn nữa, nhưng cái tiếng mắc bệnh “hủi” thì không thể nào xóa đi được. Mang trong mình mặc cảm với người đời, nhưng Phan Văn Ích tìm được sự đồng đảm, sẻ chia ở cái làng phong nơi “cùng trời cuối bể”. Cậu thanh niên 18 tuổi đã quyết định ở lại. Được các bác sĩ hướng dẫn và dạy cho cách chăm sóc người bệnh, cộng với kinh nghiệm từ bản thân, thấu hiểu được tâm tư, suy nghĩ của những phận đời cùng cảnh ngộ Phan Văn Ích nhanh chóng “thạo việc” và thành một phụ tá nhiệt tình, tận tâm với người bệnh.

Sau 3 năm “vừa học vừa hành”, Phan Văn Ích được đưa vào trường Trung cấp Y khoa Vinh thi lấy chứng chỉ điều dưỡng viên, trở về thành nhân viên hợp đồng của bệnh viện. “Hồi đó những bệnh nhân khỏi bệnh rồi quay trở lại chăm sóc người còn bệnh như chúng tôi chỉ được làm hợp đồng thôi, lương tháng mấy chục nghìn đồng, nhưng điều quan trọng là được giúp đỡ những người bệnh, được làm việc có ích. Chúng tôi phải cảm ơn bác sĩ Trần Hữu Ngoạn lắm, chính bác sĩ đã ra tận Bộ Y tế để đề nghị xin cho chúng tôi có thể được vào biên chế”.

Kể từ đó cho đến nay, tròn 40 năm Phan Văn Ích gắn bó với trại phong và 37 năm miệt mài không ngừng nghỉ chăm sóc bệnh nhân phong. Ông đã chứng kiến và góp phần làm thay đổi một làng phong từ nơi ảm đạm, đau thương thành nơi hồi sinh sự sống.

Đời tái sinh từ mảnh đất cằn  2
Đường vào làng phong Quỳnh Lập bây giờ.     
         Ảnh: Hồ Hà.
 
Điều cần nhất ở nơi“chín người mười quê”

Điều dưỡng Phan Văn Ích vẫn nhớ như in những năm tháng trại phong Quỳnh Lập còn khó khăn, cơ khổ thiếu thốn trăm bề. Đó là kim tiêm sau khi dùng cho người này được sát trùng trong nước sôi hoặc đốt nóng để tiêm cho người khác. Đó là điện chưa có, dầu hỏa thiếu, nhiều đêm đốt hòn than lấy ánh sáng để băng bó cho bệnh nhân… Ông cùng y bác sĩ, hộ lý đã vượt qua những ngày tháng ấy, cố gắng làm những điều tốt nhất cho người bệnh mà chẳng nản lòng hay sợ hãi.

Một người đã trải qua hết tất cả những gì mà người bị phong đang trải qua khiến ông không còn sợ, không còn ngại điều gì nữa, từ lau rửa, vệ sinh ổ lở loét, băng bó, tiêm truyền… Theo ông, thái độ, sự quan tâm, lo lắng tận tình của y tá, bác sĩ cũng chính là sự chữa bệnh bằng tinh thần rất lớn cho người mắc bệnh phong. Đó cũng là điều mà họ cần nhất ở nơi “chín người mười quê này”.

Điều dưỡng Phan Văn Ích kể: “Có nhà 2 anh em, người anh đi bộ đội, người em ở nhà đều mắc bệnh phong nhưng cả hai đều giấu, vào đến đây thì mới biết, nhưng cũng không dám nhận nhau. Một thời gian dài được điều trị, sống với những người cùng hoàn cảnh như mình, thì dần dần mới dám nói”. Nỗi đau của người phong, không phải ở những vết loét, những bàn chân, bàn tay nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, mà là sự xa lánh, kỳ thị của mọi người, ngay cả chính bản thân gia đình họ. Phải rời bỏ quê hương, người thân đến một nơi hẻo hút chìm trong cây cối rậm rạp, sóng biển vỗ ngày đêm, sống cô đơn và cay đắng. Khỏi bệnh, người may mắn tìm được hạnh phúc lứa đôi , sinh con đẻ cái, có động lực để sống trong cuộc đời. Nhưng có người kém may mắn hơn, sức khỏe yếu quá đành sống một mình, thì cần lắm những tấm lòng quan tâm, chia sẻ của mọi người, của y bác sĩ.

Với điều dưỡng Phan Văn Ích, sau chừng ấy năm gắn bó, đơn giản là nhớ hết đến từng tên họ bệnh nhân, từng hoàn cảnh gia đình quê quán; là nói bông đùa vài câu lúc thay băng ổ loét, là cái nắm tay, vỗ vai; là thỉnh thoảng đi qua nhà bệnh nhân vào ngồi cùng mâm ăn bữa cơm với họ, hỏi han con cái học hành… đã làm ấm lòng những người lấy nơi đây làm quê hương thứ hai sinh sống. Ai cũng biết, cũng nhớ, cũng mong dáng người thấp đậm, tiếng cười hiền hậu của người điều dưỡng già Phan Văn Ích. Gia đình ông Nguyễn Hữu Đệ và bà Vũ Thị Thịnh còn nhận ông làm con nuôi.

Làng phong Quỳnh Lập bây giờ còn khoảng hơn 200 người bệnh. Hầu hết đã khỏi bệnh phong nhưng vì mắc bệnh lâu, nặng nên sức đề kháng yếu, những vết loét không lành lại được, có người còn mắc thêm những chứng bệnh khác như tiểu đường, thần kinh… Có khoảng hơn 60 bệnh nhân nặng đang ở khu chăm sóc toàn diện, đều là những người già, cô đơn, không có gia đình. Tập thể bác sĩ, y tá, hộ lý trở thành gia đình của họ. Không chỉ điều dưỡng Phan Văn Ích mà còn đó bác sĩ Hải, anh Hùng, cô Luyến, cô Kim, cô Thu… lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân. Rất nhiều hộ lý, điều dưỡng, nhân viên bệnh viện là con em bệnh nhân phong, đó đã là thế hệ thứ 2, thứ 3 của làng phong.

Cuộc đời của điều dưỡng Phan Văn Ích cũng được tái sinh từ mảnh đất, khi ông tìm được hạnh phúc riêng với cô gái làng bên, không bị bệnh phong nhưng vượt qua mọi định kiến để đến với ông. Giờ hai người đã có 5 người con, đều được học hành và có nghề nghiệp ổn định. Nơi đây, dưới màu xanh của hàng phi lao thẳng vút đi vào làng, của những ngọn dừa mấy chục năm tuổi, của rừng thông bạt ngàn… sự sống đã hồi sinh, những đứa trẻ được sinh ra lớn lên, tới trường.

Hồ Hà

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tắm biển ở khu vực nguy hiểm, 2 người tử vong, 1 người mất tích

Tắm biển ở khu vực nguy hiểm, 2 người tử vong, 1 người mất tích

Xã hội - 17 phút trước

Chiều 18/5, tại khu vực bãi biển cuối đường Hồ Xuân Hương, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng xảy ra vụ đuối nước khi tắm biển khiến 2 người tử vong, 1 người còn đang mất tích.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 46 phút trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Pháp luật - 1 giờ trước

Phạm Đức Hải (tức Hải idol) đã xúi giục một số người khác cùng đỗ ô tô giữa đường, chạy xe dàn hàng ngang trên đường để chụp ảnh.

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Xã hội - 1 giờ trước

Nhiều tuyến phố Thủ đô được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, áp phích, băng rôn chào mừng 134 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2024).

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp miền Bắc bước vào đợt mưa dông mới. Dự báo có những nơi mưa rất to đến 150mm, cần đề phòng hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý có thể ra viện trong 5-7 ngày tới, chuyển tuyến tập phục hồi chức năng; Thời gian qua, Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlog liên tục được cư dân mạng gán ghép "đẩy thuyền" nhiệt tình, tuy nhiên mọi thứ không như lời đồn.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 12 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, lộ trình từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, từ năm 2025 - 2030 thêm 3 huyện sẽ được tiếp bước.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Trên tàu cá, do mâu thuẫn sinh hoạt, Tô Văn Riểu đã dùng một con dao phay chém nhiều lần vào vùng đầu ông Suất khiến nạn nhân bị tổn hại 29% sức khỏe.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Top