Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo dục giới tính thành môn học chính

Thứ hai, 07:25 02/09/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Học sinh tích cực” là phương pháp học mà trong đó các em sẽ chủ động trong việc tiếp thu kiến thức về giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản bằng chính trải nghiệm bản thân.

Theo nhiều giáo viên, phương pháp học này sẽ tạo không khí cởi mở, năng động, giúp nâng cao hiệu quả trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh.
 
Giáo dục giới tính thành môn học chính 1

Các giáo viên tham gia tập huấn phương pháp “Học sinh tích cực”.  Ảnh: T.Diệu

 
Giúp các em  thoát khỏi sự rụt rè
 
Mới đây, 72 học viên là giáo viên đến từ các trường THPT, THCS Trường phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh và 11 cán bộ làm công tác truyền thông DS-KHHGĐ cấp tỉnh và huyện của tỉnh Phú Yên đã được tập huấn về phương pháp và kỹ năng giảng dạy chương trình giáo dục giới tính cho học sinh khối trung học.
 
Đây là chương trình phối hợp giữa Sở GDĐT Phú Yên, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED - tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực DS-KHHGĐ). 
 
Bà Nguyễn Kim Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm CGFED chia sẻ: “Phương pháp “Học sinh tích cực” sẽ giúp các em thoát khỏi sự rụt rè, e ngại khi đề cập đến kiến thức về giới, sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản- vốn là chuyện tế nhị, khó nói. Chúng tôi chú trọng truyền đạt phương pháp và kỹ năng để các thầy cô giáo tiếp cận và giảng dạy học sinh hiệu quả hơn. Theo đó, học sinh được khuyến khích làm việc nhóm với đề tài được đưa ra và tự tìm câu trả lời cho những vấn đề thắc mắc. Các em sẽ được xem các video clip, tham gia các trò chơi vận động lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính. Thầy cô đóng vai trò người hỗ trợ và giải đáp những vấn đề các em chưa biết...”.
 
Tài liệu môn học do Trung tâm CGFED cung cấp. Theo đó, khối THCS-THPT,Trường phổ thông Dân tộc nội trú sẽ sử dụng bộ tài liệu “Khám phá cơ thể” gồm 2 phần. Phần 1 là thiết kế bài giảng với các chủ đề: Sự phát triển cơ thể ở tuổi dậy thì; những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì; dinh dưỡng và vệ sinh tuổi dậy thì; phòng chống xâm hại tình dục. Phần 2 là tài liệu dành cho giáo viên với các nội dung: Tuổi dậy thì; làm bạn với con, học sinh của mình ở tuổi dậy thì; những câu không nên nói về tuổi dậy thì; xâm hại tình dục. Bài giảng có thời gian 200 phút, tùy theo mỗi trường sắp xếp tiết dạy.
 
Khối THPT sử dụng bộ tài liệu “Bảo vệ bản thân” gồm ba phần. Phần 1 là thiết kế bài giảng gồm các nội dung: Cơ chế thụ thai và các biện pháp tránh thai; các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình dục an toàn. Phần 2 là tài liệu dành cho giáo viên gồm các nội dung: Khái niệm tuổi dậy thì, quá trình thụ thai và các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình dục an toàn và quyền tình dục. Phần 3 là tài liệu dành cho học sinh gồm các nội dung: Cấu tạo cơ quan sinh sản; quá trình thụ thai; các biện pháp tránh thai; các bệnh lây truyền qua đường tình dục; các quyền tình dục. Bài giảng có thời lượng 180 phút và tùy theo các trường sắp xếp tiết dạy cụ thể.
 
Giáo dục giới tính thành môn học chính 2

Các tập huấn viên đến từ CGFED và Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng tham gia tập huấn.

 
Phương pháp “Học sinh tích cực”
 
Thầy Trần Trọng Cai, chuyên viên Sở GDĐT Phú Yên cho biết: “Trong tháng 9, tất cả các trường đều triển khai giảng dạy chương trình giáo dục giới tính. Đây là lần đầu tiên Sở đưa chương trình giáo dục giới tính vào giảng dạy trong giờ học chính thức, chứ không phải lồng ghép qua các môn học có liên quan như: Giáo dục công dân, Sinh học, Văn học và giờ ngoại khóa”.
 

Khác với cách giảng thụ động, giáo viên nói học sinh tiếp nhận bị động, phương pháp “Học sinh tích cực” đòi hỏi giáo viên cũng năng động và nhiệt tình hơn. Ngoài việc giúp học sinh triển khai trò chơi, thành lập nhóm học tập, các thầy cô giáo còn phải tự trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản thật vững vàng để trả lời những câu hỏi phát sinh, định hướng, giúp các em thông hiểu những kiến thức chưa biết...

Thầy Sô Minh Thanh, giáo viên Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Sơn Hòa nói: “Trường đã có buổi dạy thử nghiệm Chương trình giáo dục giới tính bằng phương pháp “Học sinh tích cực” cho học sinh lớp 8, lớp 9. Ban đầu, các em còn bỡ ngỡ nhưng khi được hướng dẫn cách tiếp cận kiến thức, các em đã trở nên tích cực và hăng hái tham gia vào bài giảng. Các kiến thức về khám phá cơ thể và chăm sóc sức khỏe sinh sản được các em tiếp thu rất chủ động thông qua các trò chơi và làm việc nhóm. Khi các em cởi mở và hỏi những câu hỏi ngây ngô, chúng tôi phát hiện các em có rất ít hiểu biết về kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản. Tôi tin phương pháp giáo dục này sẽ giúp các em tiếp cận đầy đủ hơn chương trình giáo dục giới tính”.
 
Khác với cách giảng thụ động, giáo viên nói học sinh tiếp nhận bị động, phương pháp “Học sinh tích cực” đòi hỏi giáo viên cũng năng động và nhiệt tình hơn. “Ngoài việc giúp học sinh triển khai trò chơi, thành lập nhóm học tập, chúng tôi còn phải tự trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản thật vững vàng để trả lời những câu hỏi phát sinh, định hướng, giúp các em thông hiểu những kiến thức chưa biết”, thầy Bùi Trọng Vũ, giáo viên Trường THPT Phan Chu Trinh (thị xã Sông Cầu) cho biết.
 
Phương pháp “Học sinh tích cực” còn mới lạ trong chương trình giáo dục giới tính, SKSS, SKTD. Vì vậy, Sở GDĐT Phú Yên đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chuyên môn nỗ lực trong việc giảng dạy tốt môn học này trong nhà trường.
 
Diệu Anh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top