Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo dục Việt Nam đang cần một cuộc “nổi loạn”?!

Thứ ba, 08:24 23/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet – Lời lẽ hùng hồn. Lý lẽ thuyết phục. Sự hiểu biết sâu rộng. Tư duy logic… Tất cả đã khiến clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” trở thành sự kiện trên mạng. Càng đặc biệt khi tác giả của bản thuyết trình dài hơn 1 giờ (66 phút) này lại là một em học sinh lớp 12.

Giáo dục Việt Nam đang cần một cuộc “nổi loạn”?! 1
Không ai ngờ tác giả của bản thuyết trình dài hơn 1 tiếng mới đang học lớp 12

Đã có một loạt những câu hỏi gay gắt về giáo dục Việt Nam được đặt ra trong bản thuyết trình này. Đó là sự thừa mứa những kiến thức hàn lâm nhưng vô bổ trong giáo trình, song lại thiếu những kiến thức cần thiết cho đời sống. Đó là nền giáo dục thụ động để từ đó đẻ ra những sản phẩm thụ động, chỉ biết làm theo, làm theo mà triệt tiêu sự sáng tạo. Đó là phương thức giảng dạy vừa lỗi thời, vừa xơ cứng đã tạo ra thế hệ học sinh học không phải vì đam mê, vì khát khao hiểu biết mà việc học chỉ là để đối phó. Đó là tư duy đào tạo học sinh toàn diện để rồi chẳng có cái “diện” nào ra cái “diện” nào…

Em nói: “Kiến thức SGK toàn lý thuyết, thiếu thực tiễn, nhiều chỗ mang tính chất hàn lâm mà đâu phải ai cũng đầy đủ năng lực và niềm yêu thích. Quỹ thời gian thì không đủ, nhiều bạn trẻ thức thâu đêm học bài, như thế chỉ tổn thọ chứ chẳng được cái lợi lộc gì”.

Nền giáo dục lấy thi cử, thi cử và thi cử như mục đích cuối cùng nên: “Qua bao nhiêu năm, không biết có bao nhiêu cuộc đời đã bị ném không thương tiếc vào cái máy nghiền thi cử”, như lời em nói.

Một nền giáo dục mà ở đó người thầy luôn luôn đúng, duy nhất đúng, phải nghe theo và làm theo là một nền giáo dục thụt lùi, nền giáo dục “con không hơn cha”: “Khi đứng trên bục giảng nhìn xuống phía dưới trong mắt giáo viên học sinh là gì? Là những người nối gót, là những người ngồi im nghe giảng rồi sáng mai trả bài một cách trôi chảy, là những người sẽ nhận lấy những lời giảng ấy từ giáo viên và mai lại giảng lại những lời đó cho con cháu sau này.

Không, nếu tôi là một giáo viên, là một người có đam mê chân chính với bộ môn của mình, tôi sẽ không coi học sinh của mình như vậy. Thay vào đó, tôi sẽ coi họ như những đồng nghiệp tương lai”.

Một nền giáo dục lý thuyết, giáo điều để rồi cuối cùng: “Đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết.  Học về thuyết lượng tử ánh sáng mà không lắp được bóng đèn thì học làm gì? Học về phương pháp lai phân tích, quy luật di truyền mà trồng một cái cây không lớn nổi thì học làm gì?!!!”.

“Cả nhân loại vẫn còn bước đi trên con đường tìm kiếm chân lý. Những định luật vững chãi nhất trong giờ phút này cũng được bổ sung và hạ bệ trong nay mai. Chúng ta dựng lên những tượng đài để rồi nó chắn lối trong quá trình phát triển tư duy”…

Khó có ai ngờ đây lại là suy nghĩ của một cậu học sinh chưa rời ghế nhà trường.

Có lẽ chính vì thế, dư luận chia thành hai phái rõ rệt. Phái không đồng tình (khoảng 1/3) cho rằng những điều em nói không mới, rằng thái độ nói không khiêm tốn, rằng trẻ người non dạ…

Tuy nhiên, phía khen ngợi thì không tiếc lời. Có người cho rằng em là một “thiên tài hùng biện”.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội còn đề nghị: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo nên xem clip này và mời em học sinh đó đối thoại thẳng thắn, công khai. Tôi tin, bằng vào những điều đã nghe và thấy trong clip, em có đủ năng lực suy nghĩ, biện luận, tranh luận cùng người đứng đầu ngành giáo dục và cuộc đối thoại sẽ thú vị, hấp dẫn”.

GS. Hồ Ngọc Đại, nhà giáo dục hàng đầu Việt Nam đánh giá đây là ý kiến hay, cần khuyến khích và ủng hộ. Tuy nhiên, ông cũng chua chát: “Em này rồi sẽ khó sống đây!”.

Trả lời một tờ báo mạng, GS. Văn Như Cương cho rằng: “Những so sánh, lập luận của em học sinh cũng rất thuyết phục. Là người quản lí, lãnh đạo giáo dục càng cần lắng nghe”.

Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên (HSSV - Bộ GD-ĐT) cũng phải thốt lên: “Tôi đã xem clip của em học sinh và suy nghĩ rất nhiều. Quan điểm của lãnh đạo Bộ hay những nhà làm giáo dục luôn ủng hộ học sinh phát huy cá tính, nêu quan điểm cá nhân cũng như tính sáng tạo, độc lập”.

Từ bài phản biện của em, lại dấy lên một niềm tin vào thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay. Chính các em, những chủ nhân tương lai của đất nước có lẽ sẽ làm một cuộc “nổi loạn trong tư duy giáo dục” như lời của GS. Hồ Ngọc Đại từng nói cách đây không lâu chăng?

Lã Xưa
 

BLOG rất mong nhận được ý kiến của các bạn xung quanh vấn đề này. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm. Chân thành cảm ơn các bạn.

honghanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chương trình Toán Cambridge tại Vinschool: "Ươm mầm non" từ giáo dục kỹ năng thống kê

Chương trình Toán Cambridge tại Vinschool: "Ươm mầm non" từ giáo dục kỹ năng thống kê

Giáo dục - 9 phút trước

Với chương trình Toán Cambridge ở Mầm non Vinschool, giờ học của các Vinser nhí không chỉ thú vị mà còn giúp các em sớm phát triển nhiều kỹ năng nền tảng.

Từ năm 2024, người làm hộ chiếu (passport) sẽ được hưởng một quyền lợi đặc biệt trong thời gian quy định

Từ năm 2024, người làm hộ chiếu (passport) sẽ được hưởng một quyền lợi đặc biệt trong thời gian quy định

Xã hội - 18 phút trước

GĐXH - Từ năm 2024 người làm hộ chiếu (passport) sẽ chính thức được hưởng quyền lợi đặc biệt này, người dân cần nắm rõ thông tin để không bị thiệt.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT chất lượng, chính xác

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT chất lượng, chính xác

Giáo dục - 19 phút trước

Thủ tướng vừa ban hành chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Đời sống - 52 phút trước

GĐXH - Theo Dự thảo Thông tư quy định đánh số và gắn biển số nhà của Bộ Xây dựng yêu cầu nhiều trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà. Dự kiến Thông tư có hiệu lực từ tháng 8/2024.

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

Pháp luật - 2 giờ trước

Cha mẹ mất không để lại di chúc, nhiều anh, em trong một gia đình có 11 người con đã làm đơn tranh chấp với người con thứ 4 đang ở trên mảnh đất

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang đã xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tổ chức, cá nhân.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Top