Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội sau sáp nhập hành chính, bài toán nào cho cán bộ cấp phường, xã dôi dư?

Thứ năm, 07:07 11/04/2024 | Xã hội

GĐXH – Hà Nội sau sáp nhập hành chính, số lượng cán bộ, công chức, người lao động dôi dư tại các đơn vị sẽ được giải quyết như thế nào?

Sau khi sáp nhập, các xã, phường ở Hà Nội có tên gọi mới như thế nào?Sau khi sáp nhập, các xã, phường ở Hà Nội có tên gọi mới như thế nào?

GĐXH - Tính đến đầu tháng 4/2024, đã có 11 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội công bố tên phường, xã dự kiến sau sáp nhập.

Nhập 3 phường lấy tên gọi mới có nhận được sự đồng thuận từ người dân?

Theo dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của TP. Hà Nội, tại quận Hà Đông sẽ sáp nhập 3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung thành đơn vị hành chính mới lấy tên là Quang Trung.

Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, TP. Hà Nội về tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình HĐND quận thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2023 - 2025, vào cuối tháng 3/2024, 3 phường thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính là Yết Kiêu, Quang Trung, Nguyễn Trãi đã tổ chức và hoàn thiện lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.

Hà Nội sau sáp nhập hành chính, bài toán nào cho cán bộ cấp phường, xã dôi dư?- Ảnh 2.

Việc sáp nhập đơn vị hành chính tại quận Hà Đông được người dân nhất trí, ủng hộ cao.

Kết quả là, tổng số cử tri trên địa bàn 3 phường là 25.149. Tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu là 25.149, đạt tỷ lệ 100%.

Số cử tri đồng ý phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới là 24.785 cử tri, chiếm tỷ lệ 98,55%; số cử tri không đồng ý là 314, chiếm tỷ lệ 1,25%.

Số cử tri đồng ý với tên gọi đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp là phường Quang Trung là 24.660 cử tri, chiếm tỷ lệ 98,06%; số cử tri không đồng ý tên gọi mới là 443 cử tri, chiếm tỷ lệ 1,76%.

Hà Nội sau sáp nhập hành chính, bài toán nào cho cán bộ cấp phường, xã dôi dư?- Ảnh 3.

Sau sáp nhập hành chính, người dân 3 phường sẽ có tên gọi mới.

Theo UBND quận Hà Đông, từ sự đồng thuận cao của nhân dân trong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính là cơ sở để HĐND quận sớm tổ chức kỳ họp HĐND thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn quận và trình UBND, HĐND Thành phố thông qua đề án.

Bài toán sắp xếp cán bộ, công chức, người lao động dôi dư sau sáp nhập

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, quận Hà Đông đang thực hiện các bước theo hướng dẫn, trong đó chú trọng tinh gọn bộ máy sau sắp xếp.

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, khi nhập 2 bộ máy, ngoài những cán bộ, công chức chuyển công tác hoặc xin nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân thì cần sắp xếp, còn lại sẽ nhập nguyên trạng số lượng cán bộ, công chức của 2 bên và giải quyết từng bước theo lộ trình sau 5 năm từ khi quyết định hợp nhất có hiệu lực.

Việc sáp nhập 3 phường thành 1 sẽ khiến một lực lượng lớn nhân sự phải điều động hoặc chuyển công tác, vị trí sang nơi khác. Tuy nhiên, UBND quận Hà Đông đã xây dựng phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, người lao động và tài sản dôi sư sau sáp nhập.

Hà Nội sau sáp nhập hành chính, bài toán nào cho cán bộ cấp phường, xã dôi dư?- Ảnh 4.

Tại quận Hà Đông, sáp nhập 3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung thành đơn vị hành chính mới.

Liên quan đến công tác sáp nhập các đơn vị hành chính, bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng Nội vụ (UBND quận Hà Đông) cho biết, 3 phường sáp nhập bao gồm: Quang Trung, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu là 3 phường lõi, phần lớn dân số ở đây là cán bộ, công chức nên việc sáp nhập được người dân ủng hộ, nhất trí cao.

Bên cạnh những thuận lợi cũng có một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề sắp xếp nhân sự trong bộ máy tổ chức hành chính của các phường.

"Nhiều cán bộ làm việc tại các phường có tâm tư vì công việc đang ổn định nhưng sau sáp nhập ít nhiều sẽ bị xáo trộn, ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng tôi đã xây dựng phương án để sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức phù hợp với vị trí việc làm hiện tại.

Về cơ bản sẽ giữ nguyên tổng số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách của các phường trước khi sắp xếp. Thực hiện việc bố trí cấp trưởng/cấp phó và các chức danh công chức, người hoạt động không chuyên trách ở phường đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, khả năng, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của đơn vị hành chính mới", bà Yến cho hay.

Hà Nội sau sáp nhập hành chính, bài toán nào cho cán bộ cấp phường, xã dôi dư?- Ảnh 5.

Quận Hà Đông đã có kết quả lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn giai đoạn 2023-2025.

Đồng thời, sắp xếp, điều động, tiếp nhận vào công chức, viên chức tại các đơn vị khác thuộc quận (nếu còn chỉ tiêu biên chế và đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định).

Trường hợp dôi dư, không bố trí, sắp xếp được sang các đơn vị khác hoặc không bố trí được các công việc phù hợp (có thể đảm nhận chức danh người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố) thì động viên nghỉ hưu trước tuổi (nếu đã đủ điều kiện, tiêu chuẩn) hoặc cho nghỉ công tác, thôi việc (theo nguyện vọng).

Hà Nội sau sáp nhập hành chính, bài toán nào cho cán bộ cấp phường, xã dôi dư?- Ảnh 6.

Việc sắp xếp nhân sự đã được quận Hà Đông tính toán cùng với phương án xử lý tài sản dôi dư.

Theo UBND quận Hà Đông, hiện tại, phường Yết Kiêu có diện tích tự nhiên là 0,21 km2, đạt 3,83% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 9.672 người, đạt 64,48% so với tiêu chuẩn.

Phường Nguyễn Trãi có diện tích tự nhiên là 0,42 km2, đạt 7,64% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 13.305 người, đạt 88,70% so với tiêu chuẩn.

Trong khi đó, phường Quang Trung có diện tích tự nhiên là 0,8 km2, đạt 14,55% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 20.980 người, đạt 139,87% so với tiêu chuẩn.

Cơ sở và lý do của việc sắp xếp đơn vị hành chính là do 3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung có đường địa giới hành chính liền nhau, có các khu dân cư xen kẽ, thuận lợi về giao thông, đồng bộ về hạ tầng. Khoảng cách các khu vực dân cư trên địa bàn 3 phường phù hợp để thực hiện sáp nhập thành 1 phường mới.

Sau sắp xếp, phường mới có diện tích tự nhiên 1,43 km2 (đạt 26,00% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 43.957 người (đạt 293,05% so với tiêu chuẩn).

Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề với phường mới là phường Văn Quán, Phúc La, La Khê, Hà Cầu, Phú La, Vạn Phúc, Mộ Lao.

Nơi đặt trụ sở làm việc của phường mới là tại UBND phường Quang Trung và phường Nguyễn Trãi hiện tại.

Băn khoăn việc thay đổi thông tin cá nhân, thủ tục hành chính phát sinh sau sáp nhập xã, phường ở Hà NộiBăn khoăn việc thay đổi thông tin cá nhân, thủ tục hành chính phát sinh sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

GĐXH - Liên quan đến đề án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, phường, xã trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025. Nhiều người dân đang sinh sống tại các phường đang không khỏi băn khoăn, thắc mắc về việc thay đổi thông tin cá nhân, các thủ tục hành chính có thể phát sinh sau sáp nhập.

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề "nghìn năm tuổi" mong muốn điều gì?Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?

GĐXH - Trước thông tin làng Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) có nguy cơ mất tên sau đề án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã giai đoạn 2023 - 2025, nhiều người dân đang sinh sống tại đây hiện không khỏi băn khoăn, bức xúc, mong muốn được giữ lại "dù chỉ một chữ" trong tên làng để con cháu nhớ về nguồn cội, gốc gác của mình.

Diễm Hằng - Trung Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Đời sống - 5 phút trước

Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.

TP.HCM tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường

TP.HCM tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường

Giáo dục - 39 phút trước

UBND TP.HCM phê duyệt đề án thành lập Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa.

Chuyện về những người 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ' ở Bắc Kạn

Chuyện về những người 'ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ' ở Bắc Kạn

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Công nhân mỏ khoáng sản Pù Sáp (xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) hằng ngày phải làm việc 6 tiếng trong hầm lò với sự nguy hiểm luôn rình rập.

Bắt quả tang giám đốc xâm hại tình dục nam thiếu niên 16 tuổi

Bắt quả tang giám đốc xâm hại tình dục nam thiếu niên 16 tuổi

Pháp luật - 1 giờ trước

Ngày 16/5, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước đang tạm giữ hình sự T.Q.D (SN 1981, ngụ TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) để điều tra về hành vi xâm hại tình dục.

Xe của Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, Giám đốc Sở và 3 người khác bị thương

Xe của Sở Tư pháp Khánh Hòa gặp nạn, Giám đốc Sở và 3 người khác bị thương

Thời sự - 2 giờ trước

Xe ô tô biển xanh của Sở Tư pháp Khánh Hòa va chạm với xe bồn tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) khiến Giám đốc Sở và 3 người khác trên xe bị thương.

Hà Nội: Đường Kim Đồng ùn ứ giao thông vì rào chắn thi công hầm chui đường vành đai 2.5

Hà Nội: Đường Kim Đồng ùn ứ giao thông vì rào chắn thi công hầm chui đường vành đai 2.5

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Thời gian gần đây, tại phố Kim Đồng đoạn giao với đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai), Hà Nội xuất hiện hàng rào thi công chiếm hơn nửa lòng đường, dài hàng trăm mét, gây ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm.

Nam sinh Việt lọt vào gương mặt trẻ nổi bật châu Á 2024

Nam sinh Việt lọt vào gương mặt trẻ nổi bật châu Á 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách "30 Under 30 Asia" năm 2024, trong đó Tuấn Minh (sinh viên năm thứ ba ngành Quản trị Kinh doanh Đại học VinUni) trở thành người Việt trẻ nhất lọt vào danh sách này.

Trộm xe đạp khi vừa ra tù trên đường về nhà

Trộm xe đạp khi vừa ra tù trên đường về nhà

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trên đường trở về sau khi chấp hành án tù, nữ đạo chích đột nhập vào nhà dân tiếp tục trộm cắp tài sản.

"Giọt nước nghĩa tình" tiếp tục tuôn về Bến Tre, Tiền Giang giữa cao điểm hạn mặn

"Giọt nước nghĩa tình" tiếp tục tuôn về Bến Tre, Tiền Giang giữa cao điểm hạn mặn

Xã hội - 4 giờ trước

Từ 4h sáng, đoàn cán bộ, nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát đã bắt đầu xuất phát từ Bình Dương, vượt hàng trăm cây số để đưa nước ngọt đến với người dân hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Trong chuyến đi này, Tập đoàn Tân Hiệp Phát phối hợp cùng báo Công an TP.HCM trao tặng gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 và 620 khối nước ngọt cho bà con.

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 17/5/2024: Nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không còn điện để dùng từ sáng sớm

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 17/5/2024: Nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không còn điện để dùng từ sáng sớm

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai nhiều quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ mất điện từ sáng sớm.

Top