Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Họ nói chỉ cần có con trai"

Thứ sáu, 10:00 27/11/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Câu chuyện buồn về tư tưởng "trọng nam khinh nữ" trong thời hiện đại do PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chia sẻ.

Trong quá trình làm công việc chọc hút ối để xét nghiệm dị dạng thai nhi, PGS.TS Trần Danh Cường - chuyên gia sản khoa hàng đầu Việt Nam về sàng lọc trước sinh và sơ sinh - cho biết, ông gặp rất nhiều trường hợp sản phụ và gia đình tha thiết phải có con trai bằng được. 

Đó là trường hợp một sản phụ lớn tuổi, được BS Cường làm xét nghiệm ối. Không may, kết quả cho thấy thai nhi có dị tật về nhiễm sắc thể gọi là hội chứng Down. Mắc hội chứng này, bé sinh ra sẽ bị kém phát triển, có nguy cơ tàn phế về trí tuệ.

Họ nói chỉ cần có con trai - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh: Lê Bảo


Nhưng điều đáng nói, thai nhi mang giới tính nam nên "họ vẫn quyết tâm đẻ". "Họ nói chỉ cần có con trai" - BS Cường nhớ lại và nói thêm rằng dù việc lựa chọn bằng mọi cách để sinh ra một thai nhi như vậy gặp rất nhiều khó khăn khi sinh ra, cũng như hệ lụy về lâu dài về tương lai của em bé, "nhưng họ vẫn quyết tâm đẻ".

Rõ ràng, họ tha thiết có một đứa con trai, bất chấp chất lượng sống của đứa bé ấy như thế nào ngay khi ra đời. 

Ở Việt Nam, tình trạng phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái là một trong các nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến mức chênh lệch đáng báo động của mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) từ năm 2006 đến nay. 

Theo các chuyên gia, mất cân bằng GTKS là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phân biệt đối xử nam nữ. Theo số liệu của Bộ Y tế, mặc dù nhà nước đã có nhiều chương trình can thiệp nhưng theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở công bố cuối năm 2019, tỷ số GTKS ở Việt Nam vẫn là 111,5 bé trai/00 bé gái. 

Họ nói chỉ cần có con trai - Ảnh 2.

Ảnh minh họa


Bà Hà Thị Quỳnh Anh, công tác tại Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết với tỷ số này, Việt Nam đứng cao thứ ba thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Khi mới được phát hiện, mất cân bằng GTKS chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng nhưng nay đã được phát hiện trên 40 tỉnh, thành trên cả nước.

Đáng nói, mất cân bằng GTKS xảy ra ở cả thành thị và nông thôn, cả ở gia đình có điều kiện kinh tế và cả những gia đình ít điều kiện kinh tế hơn. Thậm chí mất cân bằng GTKS còn cao hơn ở những gia đình mà người vợ có trình độ học vấn cao hơn. 

Theo báo cáo về tình trạng dân số thế giới 2020 do UNFPA công bố thì mỗi năm ở Việt Nam có 40.800 bé gái không được sinh ra do thực hành lựa chọn giới tính thai nhi trên cơ sở định kiến giới. 

"Như chúng ta đã biết tỷ số GTKS ở mức tự nhiên là 103-105/100 bé gái được sinh ra sống. Dựa trên con số theo quy luật tự nhiên này và con số thực tế bé gái được sinh ra hằng năm tại Việt Nam thì chúng ta có thể tính ra được sự thiếu hụt bé gái như ở trên" - bà Quỳnh Anh giải thích. 

Nếu mất cân bằng GTKS không được giải quyết thì trong vòng 30 năm nữa dự đoán Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ, kèm theo hàng loạt hệ luỵ xã hội khác. Kinh nghiệm từ Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy rằng, việc thiếu hụt nam giới sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nam giới mà còn cả phụ nữ. Ví dụ, nảy sinh vấn đề mua bán phụ nữ và trẻ em gái vì mục đích bóc lột tình dục, kết hôn sớm, bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái... Đồng thời việc thiếu hụt phụ nữ cũng dẫn đến thay đổi quy mô lực lượng lao động và từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Còn với nam giới, vì thiếu hụt phụ nữ nên nam giới sẽ khó có thể tìm được bạn đời để có thể kết hôn khi đến tuổi trưởng thành, điều này sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng hôn nhân. Đặc biệt là những nam giới từ nhóm yếu thế hơn như nam giới có trình độ học vấn thấp từ những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, nam giới khuyết tật càng dễ bị đẩy vào tình trạng dễ tổn thương hơn. 

"Nếu vì lý do thai nhi là gái và một trong hai vợ chồng muốn bỏ, đặc biệt do áp lực phải sinh con trai cũng gây ra tâm lý rất nặng nề tới người phụ nữ. Tâm lý đó gây ra biến chứng rất nặng tới người phụ nữ đang mang thai, đó là đờ tử cung, gây ra chảy máu sau khi nạo hút, nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một biến chứng về y tế rất nguy hiểm đến tính mạng".

PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương

  T.Nguyên

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top