Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa giải những hiểu nhầm về bác sĩ gia đình

GiadinhNet - Mỗi ngày đón từ 70 -100 bệnh nhân, khoảng 40 ca bệnh yêu cầu bác sĩ tới nhà khám; Các y, bác sĩ tại Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội chia sẻ “Bệnh nhân của Trung tâm như người nhà của mình…”.

 

Người dân vẫn nhầm tưởng bác sĩ gia đình là bác sĩ chỉ đến khám tận nhà. Ảnh: Chí Cường
Người dân vẫn nhầm tưởng bác sĩ gia đình là bác sĩ chỉ đến khám tận nhà. Ảnh: Chí Cường

 

“Thử” một lần rồi…“khoái” bác sĩ gia đình

Từ 5 tháng nay, bà Bùi Thị Tuyết (75 tuổi, ở Dương Nội, Hoài Đức, Hà Nội) là khách hàng thường xuyên của Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội (trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, đường Hồ Mễ Trì, Thanh Xuân). Gặp chúng tôi trước cửa phòng khám của Trung tâm, anh Dũng, con trai bà Tuyết chia sẻ: “Mấy hôm nay bà ăn ít, ăn lâu hơn bình thường, hai chân bỗng nhiên bị phù, bà chỉ “đòi” các con đưa lên đây vì giờ bà chỉ tin tưởng đi khám tại Trung tâm thôi. Bà bảo bác sĩ, điều dưỡng ở Trung tâm như người nhà, không tạo cho bà cảm giác xa cách, lại không phải xếp hàng chờ đợi tới lượt khám. Mà đi khám ở đây cũng chỉ cần một người đưa đi là đủ rồi!”.

Kể về “cơ duyên” biết đến mô hình Trung tâm Bác sĩ gia đình này, anh Dũng nhớ lại, mẹ anh khởi bệnh suy tuyến giáp cách đây nhiều năm, gia đình đã đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng uống thuốc vẫn không khỏi do chưa “trúng” hết bệnh, chỉ thấy bà yếu đi, không minh mẫn, gia đình rất hoang mang. Đến khi hàng xóm “mách” tên Trung tâm vì đã “thử nghiệm”, gia đình cũng “thử” gọi bác sĩ tới nhà khám cho bà “xem thế nào”! Anh Dũng cho biết thêm, trước đó anh thật sự lo về chuyện kinh phí, bởi mô hình này nghe lạ tai và anh vẫn nghĩ, nó chỉ dành cho những gia đình có điều kiện. “Nhưng sau khi “thử”, gia đình tôi tín nhiệm, nên từ đó… “khoái” luôn hình thức khám bệnh này, chỉ mong mô hình này được nhân rộng!”, anh Dũng nói.

“Hôm đó là buổi tối, tôi sắp hết giờ làm việc thì nhận được hẹn báo khám của nhân viên tổng đài của Trung tâm tới khám cho bệnh nhân Tuyết. Tôi lái xe chở theo ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, rồi các thiết bị hỗ trợ như điện tâm đồ xách tay, ống nghiệm để lấy máu mang về xét nghiệm đề phòng cần thiết, hộp thuốc chống sốc, dịch truyền và một số máy móc liên quan đến tận gia đình để thăm khám. Sau buổi khám đó, cùng một vài xét nghiệm chuyên sâu thực hiện tại Trung tâm, xác định được bệnh của bà là rối loạn chuyển hóa, chúng tôi có phác đồ điều trị cho bệnh nhân” - BSCK I Nguyễn Tá Dũng – Giám đốc Trung tâm, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Tuyết nói.

“Người già, ngoài bắt “trúng” bệnh thì được an tâm tinh thần là quan trọng nhất. Do nhiều nguyên nhân nên cán bộ y tế không có thời gian tư vấn cặn kẽ nên bà thường xuyên lo lắng. Từ lúc có bác sĩ đến nhà khám, được quan tâm giải đáp hết mọi thắc mắc, mỗi khi băn khoăn gì có thể gọi điện trực tiếp như người nhà nên bà tươi tỉnh, minh mẫn hơn nhiều”, anh Dũng nói thêm.

Tạo mối quan hệ lâu dài, bền vững với người bệnh

Cầm trên tay danh sách ghi địa chỉ và triệu chứng của bệnh nhân gọi điện đến Trung tâm đề nghị bác sĩ tới nhà khám, BS Nguyễn Tá Dũng cho hay, mỗi ngày, Trung tâm có khoảng 70-100 lượt bệnh nhân tới khám, chưa kể số lượng bệnh nhân gọi bác sĩ tới nhà khám khoảng 40 ca/ngày. Ngoài ra, Trung tâm còn sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật; cấp cứu, khám chữa bệnh; tiêm chủng cố định; tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ… Nói rồi, BS Nguyễn Tá Dũng lại tất tả phân công y, bác sĩ lên đường tới nhà bệnh nhân khám bệnh, rồi vội vàng đi siêu âm cho các bệnh nhân khác.

“Nhiều người vẫn nhầm tưởng bác sĩ gia đình tức là bác sĩ tới tận nhà khám và lo ngại đây là hình thức khám của nhà giàu. Trên thực tế, tới tận nhà khám là một phần nhỏ nhưng quan trọng trong mô hình Bác sĩ gia đình mà Trung tâm theo đuổi và quả thật, bệnh nhân phải đến phòng khám bác sĩ để được theo dõi lâu dài, toàn diện. Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài, bền vững với người bệnh. Đó là lý do khi các anh chị thấy bệnh nhân tới khám, chúng tôi đều “quen mặt”, bởi chúng tôi không chỉ nắm rõ bệnh cảnh của người bệnh, mà còn biết cả những người thân trong gia đình, xem xét vấn đề sức khỏe, lối sống của bệnh nhân trong hoàn cảnh cộng đồng. Đặc biệt, Trung tâm khám bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế nếu đúng tuyến”, BS Nguyễn Tá Dũng nói.

Cũng theo BS Nguyễn Tá Dũng, trò chuyện, tư vấn tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc khám chữa bệnh của bác sĩ gia đình. Khi bác sĩ theo dõi xuyên suốt bệnh nhân sẽ có sự thân tình, thấu hiểu nhất định về hoàn cảnh, sức khỏe, dễ dàng chia sẻ thông tin, giúp có hướng chẩn đoán, điều trị. Qua thăm khám, chăm sóc bệnh nhân, bác sĩ gia đình còn hướng dẫn để người nhà, cộng đồng phòng tránh, điều trị đúng cách với bệnh tật. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian của bệnh nhân cũng như giảm bớt tình trạng chồng chéo, quá tải bệnh viện. BS Nguyễn Tá Dũng tâm sự: “Làm bác sĩ gia đình, cái quan trọng ngoài chuyên môn cần có sự đam mê, thấu hiểu, nếu chỉ nhìn vào kinh tế thì không thể làm được mô hình này!”.

Ngoài Trung tâm Bác sĩ gia đình này, hiện tại, Hà Nội có 75 phòng khám bác sĩ gia đình. Dù vậy, việc đẩy mạnh phát triển mô hình hiện hết sức khó khăn do thiếu kinh phí, người dân chưa có thông tin về mô hình này hoặc chưa thực sự tin tưởng. Ngoài ra, các Trung tâm Y tế thiếu kinh phí đào tạo chuyên khoa bác sĩ gia đình, chưa có chế độ đãi ngộ cho các bác sĩ gia đình, đặc biệt là cơ chế tài chính, cơ chế chuyển tuyến thống nhất từ trên xuống dưới…

 

Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế

Ông Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, để thu hút và phát triển mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình nói chung, phòng khám bác sĩ gia đình ngoài công lập nói riêng, trước hết cần phải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế. Đó là cần phải có cơ chế thanh toán BHYT thuận tiện đối với bệnh nhân khi đến khám tại các phòng khám này, giá dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ (như chi phí tư vấn, chi phí đến trực tiếp gia đình người bệnh, chi phí thông tin liên lạc…), việc chuyển tuyến phải thuận lợi và hiệu quả…

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 3 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 2 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 2 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Top