Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh tiểu học nói dối hay sáng tạo khi làm văn?

Thứ năm, 13:30 06/08/2015 | Xã hội

Gần đây, xuất hiện nhiều bài viết nói về học sinh bây giờ học văn theo kiểu “nói dối”. Nếu cứ theo cách nghĩ này thì học sinh của chúng ta đã làm văn kiểu nói dối từ lớp 3 tiểu học.

tập làm văn, nói dối, dạy trẻ
Ảnh minh họa

Những đề Tập làm văn kể, tả ngắn trong môn tiếng Việt ở tiểu học có từ lớp 2 và học sinh bắt đầu viết nhiều ở lớp 3. Mục đích của các nhà biên soạn sách là giúp học sinh nhớ lại những gì đã chứng kiến để kể lại, tả lại thành bài văn ngắn có tính chân thực.

Nói như vậy, tức là học sinh thấy gì viết nấy nhưng thực tế thì không phải như vậy. Có những đề bài buộc các em phải tưởng tượng và viết ra. Cũng có đề bài yêu cầu học sinh dựa vào chuyện có thực để viết nhưng nhiều em vẫn “hư cấu” lên cho văn thêm hay.

Nhiều người cho rằng như vậy là dạy các em nói dối. Tôi thì cho rằng không hẳn như vậy.

Trong khuôn khổ bài báo, tôi mạn phép chỉ xin phân tích chủ yếu ở lớp 3 để làm rõ vấn đề.

Kể, tả ngắn ở lớp 3 chỉ có duy nhất đề bài mà học sinh phải viết thật.

Đó là đề bài “Kể về gia đình” trong tiết Tập làm văn cuối tuần 3 (tiếng Việt lớp 3 tập 1). Theo “Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng môn tiếng Việt lớp 3” của Bộ GD-ĐT thì mục tiêu tiết học là “Kể được một cách đơn giản về gia đình với người bạn mới quen theo gợi ý”.

Trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 không có gợi ý. Gợi ý ở đây là do giáo viên đưa ra để định hướng các em “có sao kể vậy”. Với đề tập làm văn này, học sinh nào cũng làm được, nói được vì thường là ai cũng có một gia đình, một mái ấm. Điều đáng nói ở đây là đã kể được mà lại kể đúng sự thật, muốn tưởng tượng hay hư cấu rất khó. Thực tế dạy học cho thấy, đa số các em không thích hư cấu trong bài văn này.

Các đề bài trong chương trình bắt buộc học sinh phải viết kiểu “1 thực 9” hư

Đề bài “Kể lại buổi đầu đi học” (Tiếng Việt 3 tập 1, tuần 3)

Ngay sau đề bài phải kể thật duy nhất ở lớp 3 trong tuần 3, sang tuần 4 học sinh đã phải cố gắng tưởng tượng và nhớ lại để làm bài văn này. Mà ở đây, tưởng tượng là chủ yếu vì “buổi đầu đi học” từ khi các em mới 6 tuổi nên rất khó nhớ lại. Thế là các em gần như phụ thuộc hoàn toàn vào gợi ý của giáo viên.

Nếu làm văn theo thực tế thì phải là mỗi bài một khác vì mỗi học sinh có buổi đầu đi học không giống nhau. Thế nhưng, vì nhiều lí do, một học sinh 8 tuổi không phải em nào cũng nhớ chuyện lúc 6 tuổi, hoặc cũng vì buổi đầu đi học không có ấn tượng gì nhiều nên các em khó kể.

Ngày xưa, ngày khai trường là buổi đầu đi học, các em đến trường tâm trạng đầy bỡ ngỡ vì bạn lạ, cô chưa quen. Nay khác hoàn toàn. Miền núi và vùng sâu có thể vẫn còn nếp cũ chứ nông thôn và thành thị bây giờ thì không thể nhớ nổi buổi nào là buổi đầu đi học.

Vì các em được đi học trước khi vào lớp 1. Lại thêm học trước 1-2 tuần rồi mới khai giảng,… Tất cả những việc đó làm cho cái buổi đầu đi học của các em nó không có gì nên thơ, ấn tượng đáng ghi nhớ cả. Nó không phải là buổi khai trường để có cái tâm trạng “Tiếng trống trường đã điểm – Năm học mới đến rồi”.

Tuy thực tế là vậy nhưng làm văn phải là làm văn. Các cô giáo buộc lòng phải gợi ý theo kiểu buổi đầu đi học đầy bỡ ngỡ và vui sướng để các em kể theo hướng đó.

Đề bài “Kể về người hàng xóm mà em quý mến” (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, tuần 8)

Mục tiêu tiết học là “học sinh kể được 5-7 câu về một người hàng xóm.”

Gợi ý trong sách giáo khoa là học sinh kể về tên, tuổi, nghề và tình cảm với người hàng xóm đó.

Với đề bài này, nếu cứ thật mà kể thì cũng khó hay. Thực tế, có học sinh có những người hàng xóm ấn tượng để kể. Nhưng không ít học sinh không biết kể thế nào vì những người trong xóm mình rất ít khi gặp nhau. Chưa nói hàng xóm ở thành phố.

Ở nông thôn nhiều nơi cũng vậy. Sáng ra, cả xóm vắng ngắt vì người lớn đi làm ở các khu công nghiệp. Công nhân khu công nghiệp thường làm ca nên tối về muộn. Những người già không đi làm công ti thì phải đi làm ruộng.

Các em học sinh rất ít khi được tiếp xúc với hàng xóm. Kể về người hàng xóm ở bài văn này không phải là kể về bất kì người nào cùng xóm mà phải kể về một người hàng xóm em có ấn tượng, có sự quý mến. Vậy nên càng khó với những học sinh ở những xóm mà nhà nào biết nhà nấy trong thời đại công nghiệp hiện nay.

Nhưng các em vẫn phải có bài văn để nộp. Vậy là chỉ còn mỗi cách là “hư cấu” theo định hướng của bố mẹ, thầy cô.

Đề bài “Kể về một người lao động trí óc mà em biết.” (Tiếng Việt lớp 3, tập 2, tuần 22)

Mục tiêu tiết học là học sinh “Viết được đoạn văn từ 7-10 câu kể về một người lao động trí óc”. Sách giáo khoa gợi ý học sinh kể về tên, tuổi, nghề nghiệp, công việc hàng ngày và cách làm việc của người đó.

Tôi có đứa cháu họ học lớp 3 tên là Bình Anh. Các bác, các cô nội ngoại nhà cháu chẳng có ai là trí thức cả. Trong xóm nhà cháu toàn nông dân và công nhân may. Bố mẹ cháu là công nhân nhà máy bao bì. Không có bài thì không được. Cháu nghĩ đại ra một “dì cháu” là cô giáo, tối nào cũng soạn bài khuya, …

Với đề bài này, số lượng học sinh kể thật không nhiều.

Các đề bài buộc học sinh phải “10 phần hư cả”

Đó là các đề bài: “Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật” (Tiếng Việt lớp 3, tập 2, tuần 23); “Kể về một ngày hội” (Tiếng Việt lớp 3, tập 2, tuần 26); “Kể lại một trận thi đấu thể thao” (Tếng Việt lớp 3, tập 2, tuần 29).

Các đề bài trên, học sinh phải hoàn toàn hư cấu vì hai lí do chính sau đây:

Một là các em chưa chứng kiến. Phần vì nhiều vùng dân cư trên đất nước ta lâu lắm rồi không có lễ hội. Như làng tôi chẳng hạn. Cả năm có một hội Chùa nhưng đến hội thì các em không đi xem. Các em đã không chứng kiến thì lấy gì mà kể. Vậy là các em phải hư cấu hoàn toàn.

Hai là đề bài quá sức với một HS lớp 3 (8-9 tuổi), kể lại được một buổi biểu diễn nghệ thuật hay một trận đấu thể thao là rất khó, nhiều em không làm nổi. Thế là các cô giáo buộc phải đọc lên một số khuôn hình để các em viết theo. Khuôn văn ở đây thường là buổi đi xem xiếc và trận đấu bóng đá vì nó dễ hình dung.

Cũng còn may là vẫn có đề bài kiểu “Nửa thực nửa hư”

Đó là đề bài “Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.” (Tiếng Việt lớp 3, tập 2, tuần 32).

Thực tế bây giờ, ở nhà hay ra ở trường cũng thế. Học sinh ít phải lao động. Đa số các trường đều thuê người quét lớp, chăm sóc cây, dọn nhà vệ sinh, … Ở nhà thì bố mẹ làm hết. Các em đến trường chỉ có học và chơi chứ chẳng phải làm gì. Tuy nhiên, cũng còn một vài việc các em làm liên quan đến môi trường. Chẳng hạn: nhặt rác bỏ thùng, ngăn bạn bẻ cây, vặt hoa. Nhưng nếu cả lớp chỉ kể một hai việc đó thì không hay. Vậy là giáo viên gợi ý thêm những việc khác nên dẫn đến tình trạng “nửa thực nửa hư”.

“Nửa thực nửa hư” ở đây có thể hiểu theo hai cách:

- Nửa việc có thực, nửa việc hư cấu trong một bài văn.

- Nửa lớp viết thực, nửa lớp hư cấu hoàn toàn để có bài văn.

Hiểu theo cách nào cũng đúng.

Một số HS nhớ lại việc mình đã làm và viết lại như nhặt rác giữa giờ, ngăn bạn bẻ cây, ngăn bạn vứt rác ra sân,… Để cho bài văn hay hơn và đủ số câu, các em vẫn phải viết thêm những gì chưa hẳn đã thật.

***

Xét trên nhiều phương diện, tôi không cho rằng các em nói dối mà đây chính là sự sáng tạo bất đắc dĩ. Sở dĩ vậy vì để có bài văn theo yêu cầu, các em không còn cách nào khác. Vấn đề này thuộc về người lớn chứ các em không có lỗi. Do vậy, hướng các em quan sát chân thực, biết so sánh, nhân hóa để tả những gì mắt thấy, tai nghe, tay sờ, … là trách nhiệm của chúng ta.

Theo Trần Trung (Trường Tiểu học Lai Vu – Kim Thành – Hải Dương)/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 46 phút trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Xã hội - 3 giờ trước

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Điệp khúc thời tiết duy trì tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết duy trì tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Hà Nội và Bắc Bộ tiếp tục oi nóng vào trưa chiều. Từ đêm nay, đợt không khí lạnh bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to cho khu vực Bắc Bộ.

Tấm vé mang giải độc đắc Vietlott gần 70 tỷ về cho chủ nhân có bộ số như thế nào?

Tấm vé mang giải độc đắc Vietlott gần 70 tỷ về cho chủ nhân có bộ số như thế nào?

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Tin sáng 18/5: Lời nhắn của người mẹ nghèo khi con trai lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á; phim Việt giờ vàng bị chỉ trích vì tẩy trắng cho kẻ thứ 3

Tin sáng 18/5: Lời nhắn của người mẹ nghèo khi con trai lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á; phim Việt giờ vàng bị chỉ trích vì tẩy trắng cho kẻ thứ 3

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Bà Cường vô cùng bất ngờ và động viên con trai: "Gia đình mình cần phải cố gắng hơn, làm thật nhiều video ý nghĩa gửi đến mọi người"; "Trạm cứu hộ trái tim" đang bị khán giả đánh giá là có kịch bản lan man, xây dựng nhân vật thiếu hợp lý khi kẻ thứ ba như An Nhiên lại được trao nhiều đất diễn nổi bật hơn.

Hà Nội: Cháy tại tòa nhà 4 tầng, hàng chục người hoảng loạn trèo lên mái kêu cứu

Hà Nội: Cháy tại tòa nhà 4 tầng, hàng chục người hoảng loạn trèo lên mái kêu cứu

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Đám cháy xảy ra tại địa chỉ 1174 đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) khiến nhiều người hoảng sợ, mắc kẹt, chạy lên nóc nhà. Lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH đã kịp thời giải cứu hàng trăm người ra khỏi hiện trường vụ hỏa hoạn.

Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tiếng chất vấn hành khách đang khóc thút thít trên xe và câu chuyện phía sau gây xúc động

Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tiếng chất vấn hành khách đang khóc thút thít trên xe và câu chuyện phía sau gây xúc động

Thời sự - 14 giờ trước

Thấy người mẹ nghèo ngồi khóc thút thít, hành động bất ngờ sau đó của một phụ nữ trên xe khách gây xúc động.

Danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" là động lực để doanh nghiệp dược đạt mục tiêu kép

Danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" là động lực để doanh nghiệp dược đạt mục tiêu kép

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

GĐXH - Đó là khẳng định của đại diện các đơn vị, doanh nghiệp dược lọt vào danh sách được công nhận doanh nghiệp sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2, tại Hà Nội.

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Thời sự - 16 giờ trước

2 tài xế bị mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ sau khi hai chiếc xe tải tông nhau trực diện.

Top