Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Thứ ba, 13:43 07/05/2024 | Bệnh thường gặp

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì?

Bàng quang kích thích là khi bàng quang co bóp vào những thời điểm không thích hợp và gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay và nếu nhịn tiểu dễ bị són tiểu . Đôi khi kèm theo bàng quang bị viêm do nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ và thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ có tuổi. Uớc tính gần 15% dân số thế giới bị bệnh viêm bàng quang kích thích, nữ giới bị nhiều hơn nam giới.

Hội chứng bàng quang kích thích không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi, có thể bị ảnh hưởng tâm lý, suy giảm tinh thần khi bị bệnh này.

Rất nhiều người đang mắc Hội chứng bàng quang kích thích. Tuy nhiên, hơn 50% bệnh nhân phải âm thầm chịu đựng tình trạng này hàng tháng vì xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện điều trị.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?- Ảnh 1.

Bàng quang kích thích gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay.

Nguyên nhân gây ra Hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích do nhiều nguyên nhân khiến cơ bàng quang co thắt quá mức và mất phối hợp giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo:

  • Rối loạn thần kinh như trong bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương tủy sống, đái tháo đường…;
  • Bất thường trong bàng quang: khối u hoặc sỏi bàng quang;
  • Các yếu tố cản trở dòng chảy của bàng quang: u tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị vùng khung chậu;
  • Uống quá nhiều cà phê hoặc đồ uống có cồn.

Ngoài ra, sự ứ đọng nước tiểu nếu vệ sinh cá nhân không tốt (vệ sinh hàng ngày, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục…) hoặc hệ tiết niệu, điển hình là bàng quang bị mắc một số bệnh (sỏi, polyp, dị dạng bàng quang bẩm sinh…) hoặc do viêm nhiễm niệu đạo (lậu, Chlamydia, Mycoplassma…) lan ngược dòng lên bàng quang gây viêm làm ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang gây kích thích…

Triệu chứng Hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích biểu hiện:

Tiểu nhiều: Người bệnh có tần suất đi tiểu trên 8 lần/ngày mặc dù hạn chế lượng nước uống.

Tiểu gấp, tiểu không tự chủ: Rối loạn chức năng co bóp khiến các cơ bàng quang bắt đầu co bóp khi nước tiểu tích tụ trong bàng quang, làm bệnh nhân cảm thấy cần đi tiểu gấp.

Tiểu đêm: Đây là đặc trưng của hội chứng này, thường biểu hiện bằng tình trạng tiểu đêm nhiều hơn 2 lần/đêm, làm bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, stress.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?- Ảnh 2.

Người bệnh bị mất ngủ và stress.

Ai dễ mắc Hội chứng bàng quang kích thích?

Các yếu tố nguy cơ của Hội chứng bàng quang kích thích:

  • Người lớn tuổi;
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới;
  • Người béo phì, người đã từng phẫu thuật ở vùng chậu, phẫu thuật tiền liệt tuyến;
  • Mắc các bệnh lý thần kinh: Bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não...;
  • Mắc các bệnh đường tiết niệu: Sỏi bàng quang...;
  • Mang thai nhiều lần…

Lời khuyên bác sĩ

Vì nguyên nhân chính của Hội chứng bàng quang kích thích là do cơ bàng quang bị suy yếu khiến bàng quang co bóp bất thường nên cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này là tăng cường sức khỏe của các cơ bàng quang. Chính vì thế bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị:

Cho thuốc chống co thắt cơ trơn: Nên lựa chọn các loại kháng sinh dựa trên kết quả kháng sinh đồ;

Nên rèn luyện cơ vùng chậu (xoa bụng dưới, co duỗi chân, yoga, bài Kegel vận động toàn thân…). Phương pháp này hiệu quả và không có tác dụng phụ nên là lựa chọn hàng đầu để điều trị Hội chứng bàng quang kích thích.

Chữa trị khỏi các bệnh liên quan đến các bệnh đường tiết niệu: Sỏi bàng quang…

Cần có chế độ ăn uống khoa học , hạn chế đồ cay, và đồ uống kích thích bàng quang như cà phê, chè, rượu, bia…

Giảm cân nếu thừa cân.

Nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày.

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Mục tiêu là để cải thiện lượng nước tiểu được chứa trong bàng quang.

BS.Nguyễn Văn Bàng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Top