Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng dẫn dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng thuộc Đề án 818 đến năm 2030

Thứ bảy, 16:12 10/12/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ung thư vú và ung thư cổ tử cung nếu dự phòng tốt, được phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được gánh nặng bệnh tật và tỉ lệ tử vong.

Ngày 19/3/2021, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1639/QĐ-BYT về việc ban hành Tài liệu bổ sung Hướng dẫn hoạt động dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng thuộc Đề án 818 đến năm 2030.

Theo đó, đối tượng áp dụng là các cán bộ y tế, dân số tuyến tỉnh, huyện, xã (bao gồm cả viên chức dân số xã, cộng tác viên dân số, y tế thôn bản, y tế tư nhân) tham gia Đề án; Các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã đủ điều kiện tham gia Đề án.

Hướng dẫn dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng thuộc Đề án 818 đến năm 2030 - Ảnh 1.

Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về phòng ung thư đường sinh sản huyện Bắc Mê, Hà Giang. Ảnh Thu Ngân

Tài liệu chỉ rõ, dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung nhằm mục đích trao quyền cho các cá nhân đưa ra quyết định về việc thay đổi hành vi, lối sống để làm giảm lây nhiễm, phòng tránh những yếu tố bất lợi và tăng cường hành vi chăm sóc tốt cho sức khoẻ, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Về hình thức, công tác truyền thông giáo dục được tiến hành thường xuyên, chủ yếu do các cán bộ y tế tuyến cơ sở, cộng tác viên dân số và y tế thôn bản thực hiện. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là tuyên truyền trực tiếp của đội ngũ cộng tác viên về nguy cơ, hậu quả của căn bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung đối với đời sống, sức khỏe của phụ nữ, gia đình và xã hội; lợi ích của việc dự phòng, sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung; hướng dẫn cách phòng ngừa.

Bên cạnh đó, lồng ghép nội dung truyền thông, giáo dục về ung thư vú, ung thư cổ tử cung trong các hội nghị, cuộc họp, sinh hoạt cộng đồng do cơ quan, đơn vị, đoàn thể hoặc cộng đồng tổ chức. Thăm hộ gia đình để tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho người dân về dự phòng, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông nhân các sự kiện và những đợt cao điểm truyền thông và cung cấp dịch vụ. Cung cấp các tài liệu truyền thông về dự phòng, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho người dân. Viết tin, bài tuyên truyền hoặc cung cấp thông tin cho đài truyền thanh cấp xã, cơ quan, đơn vị… để nâng cao kiến thức dự phòng ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Triển khai góc truyền thông tại cơ sở y tế, tại các địa điểm thích hợp để người dân, người bệnh và gia đình người bệnh có cơ hội tiếp cận được các thông tin liên quan tới bệnh tật, ung thư nói chung và ung thư vú, ung thư cổ tử cung nói riêng.

Ngoài ra, hướng dẫn người dân thực hiện lối sống có lợi cho sức khỏe. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường ăn rau, trái cây, các thực phẩm giàu sinh tố A, C, … ăn nhiều chất xơ, giảm một số chất béo; tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày; không hút hoặc bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; không lạm dụng rượu, bia. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại khác.

Cùng với đó, quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, không quan hệ tình dục quá sớm; nên sinh con đầu lòng trước 35 tuổi. Nuôi con bằng sữa mẹ; không tự ý sử dụng nội tiết sinh sản trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tiêm vaccine HPV theo khuyến cáo, phù hợp với độ tuổi.

Tiêm vaccine HPV là biện pháp dự phòng cấp 1 nhằm phòng ngừa lây nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao, từ đó phòng ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh lý do nhiễm HPV gây ra. Hiện nay có nhiều loại vaccine HPV khác nhau (nhị giá, tứ giá, chín giá…) và tuỳ thuộc vào các chủng virus mà các vaccine có những hiệu quả bảo vệ với các bệnh khác nhau.

Lịch trình tiêm vaccine HPV khác nhau tuỳ thuộc loại vaccine và độ tuổi của đối tượng. Tiêm vaccine HPV không thay thế cho biện pháp sàng lọc tổn thương cổ tử cung cũng như các cảnh báo về việc phơi nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đồng thời, thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ đã có quan hệ tình dục từ độ tuổi 21- 65 theo lịch trình. Khám vú, khám phụ khoa định kỳ hàng năm hoặc khi có dấu hiệu bất thường. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi cân nặng thường xuyên để tránh béo phì.

"Ung thư vú, ung thư cổ tử cung là 2 loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới hiện nay, trong đó ung thư cổ tử cung có tỉ lệ tử vong cao do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung nếu dự phòng tốt, được phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được gánh nặng bệnh tật và tỉ lệ tử vong", tài liệu nhấn mạnh.

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top