Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không có con - “Trăm dâu đổ đầu... vợ”?

Thứ tư, 10:03 16/01/2019 | Dân số và phát triển

Chị năm nay đã 36 tuổi, sống tại vùng quê nghèo của tỉnh Long An. Hai vợ chồng lấy nhau cũng đã 13 năm, có mảnh ruộng và đàn vịt để kiếm sống nhưng bước ra ngoài sân...

Chị năm nay đã 36 tuổi, sống tại vùng quê nghèo của tỉnh Long An. Hai vợ chồng lấy nhau cũng đã 13 năm, có mảnh ruộng và đàn vịt để kiếm sống nhưng bước ra ngoài sân, bước vào trong nhà, quanh quẩn vẫn chỉ có hai vợ chồng.

Thấy bạn bè cùng lứa đã đề huề cháu con, chị cũng vun vén tiền để dành, lên Sài Gòn kiếm con. Chị lên một phòng khám tư để nhờ bác sĩ “canh trứng”. Lần nào bác sĩ cũng bảo trứng tròn mà đẹp lắm… Trước thì chị theo dõi cho cái “trứng” nó lớn lên tự nhiên, sau thì bác sĩ cho chích thuốc, nghe nói đâu là để “trứng” lên nhanh hơn. Dù vậy lần nào bác sĩ siêu âm cũng bảo là “trứng” đẹp lắm.

Mấy năm như vậy, về quê trong lòng cũng mừng, hai vợ chồng cũng thu xếp để gần gũi với nhau. Chị cũng ráng bồi bổ thêm cho ông xã bằng mấy thang thuốc nam của ông thầy lang gần nhà. Vậy đó, cứ hy vọng rồi thất vọng, ròng rã 4 năm trời, cứ canh rồi lại thử que, hy vọng rồi lại thất vọng. Tiền dành dụm bao nhiêu lo cho chuyện đi lại, siêu âm, thuốc men hết…

Tư vấn một trường hợp hiếm muộn.
Tư vấn một trường hợp hiếm muộn.

Chị nghĩ là không ăn thua rồi! Lần này, chị quyết tâm dẫn ông xã lên bệnh viện để khám và tư vấn. Mới đầu, ổng cự dữ lắm. Ổng nói tui khỏe re chứ có gì đâu mà khám. Chị khóc riết, ổng mủi lòng rồi mới chịu đi. Lên gặp bác sĩ, nghe tư vấn, chị cũng hiểu ra là siêu âm có thấy trứng đâu mà canh, nhưng càng lo hơn, bác sĩ nói tuổi càng tăng, khả năng có thai càng giảm, cũng rầu lắm. Còn chờ kết quả tinh dịch đồ của ông xã nữa. Đến lúc xét nghiệm tinh dịch đồ cho ông xã, hai vợ chồng choáng váng khi nghe bác sĩ tư vấn là ông xã không có tinh trùng. Bác sĩ nam khoa gặp luôn chiều đó, rồi khám, rồi xét nghiệm và siêu âm.

May quá, bác sĩ nói là do ông xã không có cái ống gì đó thành ra tinh trùng sản xuất ra lại không đi ra ngoài được. Bác sĩ mổ để lấy tinh trùng cho anh. Kết quả cũng mừng lắm vì có đủ tinh trùng để sử dụng. Chị làm thụ tinh ống nghiệm sau đó, lo lắng lắm, do không biết nang có phát triển không, rồi đến ngày chọc hút được bao nhiêu trứng, rồi thấp thỏm chờ đến ngày báo phôi. Chuyển phôi xong về, dù rất lo và hàng xóm nói phải nằm yên một chỗ, nhưng do bác sĩ dặn phải đi lại và nằm một chỗ thì đám vịt ai lo, chị vẫn làm việc bình thường. Ráng cho mình lu bu với công việc để quên đi cái hồi hộp trong lòng.

Vậy chứ đến tối về nằm, hai vợ chồng vắt tay lên trán và vẫn cầu nguyện cho phôi phát triển tốt. Rồi ngày thử thai cũng đến, lấy máu xong, chờ hai tiếng đồng hồ mới có kết quả, chị thấy sao mà hai tiếng nó dài đằng đẵng. Chị đâu có dám thử que vì nghe lời bác sĩ dặn là thử máu mới chính xác, với lại chị đã quá mệt mỏi với những lần thử que trước rồi. Và hạnh phúc đã mỉm cười, chị có thai. Bác sĩ dặn về nhà ăn uống, đi lại nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn rau xanh trái cây và sử dụng thuốc đầy đủ để 3 tuần nữa siêu âm thai. Chị đếm từng ngày…

Còn hai ngày nữa là đến ngày lên thành phố… Chị nghĩ trong bụng, 2 ngày này có thấm thía gì với 4 năm ròng rã, vậy mà sao thấy dài quá. Chị mong cho nhanh nhanh qua, để được gặp con…

Vậy đó, chẳng hiểu tại sao, hai vợ chồng sống với nhau, không có con, là “trăm dâu đổ đầu...vợ”. Người ta còn dư hơi dè bỉu khổ đau bằng vần bằng điệu, ủa, phụ nữ đâu có tự luyện khí công mà có con. Không có thai thì rà soát từ hai phía, chứ đâu có bằng chứng các anh luôn luôn ổn, “đủ chuẩn” dù vẫn thực hiện việc làm chồng một cách rất tốt đâu. Câu chuyện này góp phần giúp người làm vợ có cái nhìn đúng hơn về việc hiếm muộn và cho dù nguyên nhân vô sinh là gì, vợ vẫn là người vất vả hơn trong quá trình điều trị. Ngàn lần, chị đừng nghĩ là do mình, đừng ôm cái khổ một mình, vì có con là chuyện của cả hai vợ chồng...

(ghi theo lời kể của BS. Hồ Ngọc Anh Vũ)

Theo BS. Lê Tiểu My/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng dùng được que cấy tránh thai, những trường hợp dưới đây được chống chỉ định với phương pháp ngừa thai này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Thalasemia) là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế ở các trung tâm y tế phụ trách về mảng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Chiều 30/5, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024.

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Tại Gia Lai, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như trầm cảm, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ tình dục…

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trong những năm qua, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng mạnh hiện nay.

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành về Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế dự phòng - dân số trên địa bàn tỉnh.

Sơn La: Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Sơn La: Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Sốp Cộp (Sơn La), những năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh trong huyện ở mức cao và giảm chậm, với 122 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm trên 20%.

Top