Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làng khoa bảng, văn chương

Thứ bảy, 17:48 07/08/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Ngôi làng này đã sản sinh ra nhiều công hầu khanh tướng, hiển hoạn cao khoa, có người là tể phụ triều đình.

Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến là ngôi làng lắm quan văn, quan võ.
 

 

Đường về làng.

 
Lắm lúa Xuân Viên, lắm quan Tiên Điền
 
Tiên Điền nằm ở địa đầu Hà Tĩnh, cũng như nhiều làng quê khác ở Nghi Xuân, người dân ở đây vẫn sống bằng nghề nông chất phác. Nhưng đó là mảnh đất của rất nhiều danh nhân nổi tiếng khắp cả nước.
 
Theo sách Đại Minh Quảng Dư chí thời thuộc Minh (1414-1417), Tiên Điền gồm 4 thôn: Báu Kệ, Lương Năng, Văn Trường và Võ Phấn. Xa xưa, Tiên Điền được gọi là đất ''giang sơn tụ khí" không chỉ theo nghĩa phong thổ địa lý mà xét cả về trầm tích văn hoá. Làng Tiên Điền có thế đứng "Hồng Lĩnh sơn cao, Song ngư hải khoát Nhược ngộ minh thời, nhân tài tú phát" (Nghi Xuân địa chí).
 

 

Trưởng tộc Nguyễn Mậu.

 Đi vào làng, xen kẽ với những nếp nhà mái ngói đỏ tươi, thể hiện sự thay gia đổi thịt là rất nhiều những di tích lịch sử, nhà thờ hay mộ phần của những danh nhân nổi tiếng. Ông Lê Văn Chánh, một bậc cao niên trong làng kể cho chúng tôi về sự học và đạo học xưa kia của Tiên Điền: "Những người đỗ đạt được dành một khoản ruộng gọi là học điền. Mỗi Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài được 1,8 mẫu. Làng tôi tuy ít đất nhưng vẫn dành sự ưu ái đó để cổ vũ sự học. Những vị trí trang trọng trong làng, nhưng đình làng không phải dành cho bô lão mà là dành cho người đỗ đạt cao nhất của làng".
 
Trong suốt chiều dài tồn tại của mình, Tiên Điền là địa phương có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ đất nước. Ở đình làng vẫn còn lưu giữ sắc phong "Xã Trung Nghĩa" từ thời nhà Lê do đã góp công lớn vào việc bảo vệ kinh thành Thăng Long. Nguyễn Nề, Nguyễn Thiện, Nguyễn Công, Hoàng Kim Thành, Hoàng Kim Hoa... là những cái tên đóng góp vào chiến công đánh thắng quân Thanh và xây dựng triều đại mới của Quang Trung - Nguyễn Huệ.
 
Cuối thế kỷ 19, khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, dân Tiên Điền đã theo nhà nho yêu nước Hà Văn Mỹ, võ tướng của Phan Đình Phùng, đánh Pháp ở vùng ven sông Lam. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, làng Tiên Điền là một cơ sở của Đảng. Dân Tiên Điền lập hội Tập Phúc, mở lớp học chữ quốc ngữ, biểu tình đấu tranh chống Pháp và phong kiến Nam triều. Cách mạng Tháng Tám 1945, thanh niên Tiên Điền là lực lượng xung kích cướp chính quyền ở huyện. Tiên Điền có 94 gia đình liệt sĩ, 54 thương binh, 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng.
 
Chúng tôi đi dọc con đường liên thôn của Tiên Điền, thỉnh thoảng lại thấy những tấm bia đá đã bạc, nhuốm màu thời gian. Ông Chánh cho biết: "Ngày trước nhiều bia đá lắm. Thất lạc, vỡ đi rất nhiều. Trong rất nhiều bia quý đó, nguyên vẹn nhất vẫn là tấm bia khắc 4 chữ "Hồng nguyên, Tuấn Lưu" (nguồn lớn, dòng mạnh) ở Đàn Tế Lĩnh Nam hầu".
 

 

Mộ Nguyễn Du, danh nhân sáng nhất trong rất nhiều
danh nhân Tiên Điền.
 
Dòng họ văn chương
 
Ở Hà Tĩnh, có nhiều dòng văn nổi tiếng góp một phần to lớn cho văn học dân tộc. Nhưng hiếm có dòng họ nào mật độ những người đậu đạt khoa bảng và truyền thống thơ phú dày đặc đến vậy.
 

Quần thể lăng mộ dày đặc với diện tích làng 380ha: Chuồng voi Đoan Quận công họ Trần (con rể chúa Trịnh), vườn Hội Quận công, đền tế Tý văn, đền thờ Hội Quận công, đền thờ Uy Quận công, đền thờ Trinh Dũng hầu, đàn tế Lĩnh Nam công, đền thờ Tiên Lĩnh hầu, đền thờ Xuân Nhạc công, đền thờ Lam Khê hầu, đền thờ Điền Nhạc hầu, đền thờ Hà Chân đài, mộ tổ họ Nguyễn, mộ Xuân Nhạc quận công, mộ Tán Quận công, mộ Tiên Lĩnh hầu, mộ Nguyễn Du...

Mảnh đất này đã sản sinh ra Đại thi hào Nguyên Du, danh nhân văn hóa thế giới với "Truyện Kiều" bất hủ. Chỉ nói riêng thân phụ, chú bác, anh em Đại thi hào Nguyễn Du đã có đến 6 đại khoa. Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Duy) 16 tuổi đỗ thi hương, 24 tuổi đỗ Hoàng Giáp, 54 tuổi giữ chức Nhập thị Tham tụng, rồi thăng Đại tư đồ Xuân Quận công. Nguyễn Khản, 20 tuổi đỗ thi hương, 27 tuổi đỗ Thi đình. Giữ các chức Nhập thị bồi tụng, Tả Thị lang bộ lại, Kiều Nhạc hầu.
 
Về sau đổi sang chức võ Hồng Lĩnh hầu, Thượng thư Bộ lại kiêm trấn thủ Sơn Tây. Nguyễn Huệ, 25 tuổi đỗ Thi hương, làm Tri huyện Nga Sơn, 29 tuổi trúng Đệ Tam giáp. Nguyễn Tán, 21 tuổi đỗ Thi hương, 29 tuổi trúng Đệ tam giáp, Đệ thất danh, được bổ làm tri phủ Khánh Hoà, làm Phân khảo trường Nam Định, rồi làm Đông tri phủ Vĩnh Tường. Nguyễn Mai, 23 tuổi đỗ thứ 3 thi hương, 27 tuổi trúng Đệ tam giáp đồng tiến sĩ.
 
Ngôi nhà nhỏ của Tộc trưởng họ Nguyễn ở Tiên Điền còn đơn sơ nhưng là nơi lưu giữ rất nhiều bút tích, ghi danh công trạng dòng họ có một không hai này. Tộc trưởng Nguyễn Mậu (đời thứ 14) dẫn chúng tôi ra khu lưu niệm và mộ phần Nguyễn Du nói: "Quan làm nên Đông các/Có cần chánh văn minh/Có nhất phẩm triều đình/Lưỡng triều danh tể tướng - chính là nói về dòng họ chúng tôi. Đậu đạt thành danh đã thành niềm tự hào, hạnh phúc không chỉ cho gia đình, dòng họ mà còn làm rạng danh quê cha đất tổ".
 
Khu di tích Nguyễn Du nằm ngay mặt đường liên hương và rải rác trên một vùng đất rộng chừng 20ha là nơi để lại những dấu tích của dòng họ Nguyễn Tiên Điền.
 
Từ khu lưu niệm về phía đông vài trăm mét là đến đền thờ Nguyễn Nghiễm còn gọi là đền Đức Đại Vương. Trước cổng là 2 voi đá và ngựa đá, thượng điện nay chỉ còn bàn thờ bằng đá thanh, bát hương bằng đá, mái lợp ngói xi măng. Cách đền Nguyễn Nghiễm vài trăm mét là đền Nguyễn Trọng, đền có bia đặt trước tiền sảnh nội dung bia là bài ca tựa như "Gia Huấn ca" của Nguyễn Trãi dùng để khuyên con cháu bảo vệ đạo lý của cha ông để lại.
 
Ngoài Đại thi hào Nguyễn Du, Tiên Điền còn có những tác giả, tác phẩm có giá trị khác như "Nam dương tập yếu kinh nguyên" của Nguyễn Nhiệm; "Đại hiệu chân kinh", "Từ âu chân thuyền", "Dịch kinh quyết nghị" của Nguyễn Quỳnh; "Xuân trung liên vịnh", "Xuân Đình tạp vinh", "Việt sử bị lãm", "Lạng Sơn đoàn thành đồ chí", "Cổ lễ nhạc chương thi văn tập", "Khổng Tử mộng Chu Công" của Nguyễn Nghiễm; "Quế Hiên thi tập", "Hoa trình tiền hậu tập" của Nguyễn Nễ; "Thanh Hiên tiền hậu tập", "Nam trung tạp ngâm", "Bắc hành tạp lục", "Văn chiêu hồn", "Văn tế Trường Lưu nhị nữ", "Thác lời trai phường nón Tiên Điền" của Nguyễn Du; "Châu trần di cảo" của Nguyễn Nghi; "Đông phủ thi tập", "Huyền cơ đạo thuật bí thư", "Nhuận bút Hoa Tiên" của Nguyễn Thiện; "Quan Đông hải thi tập", "Minh Quyên thi tập", "Thiên hạ nhân vật thư" của Nguyễn Hành; "Tiểu học toàn thư" của Trần Lục Nam; "Thái hiền dư tập", "Tập phú", "Tập tứ học" của Trần Kim Thành...
 
Tiên Điền là làng có nhiều lễ hội nổi tiếng khắp vùng: Lễ lên lão, lễ khai hạ, lễ xuân tế, lễ cầu khoa, lễ cúng cơm mới, lễ gieo mạ. Tiên Điền cũng là làng mà các loại hình văn học dân gian rất đa dạng và phong phú: Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện kể, ca dao, tục ngữ, hát ví phường nón, hát dặm, tuồng chèo, hát ả đào, hò, vè. Có lẽ truyền thống văn hoá dân gian này đã nuôi dưỡng tâm hồn các tác gia Tiên Điền, là mạch nguồn giúp cho sự phát triển văn học Tiên Điền. Thời nào đó đã có câu: “Xính thay một xứ đôi tiên; Tiên Lý phát võ, Tiên Điền phát văn”.
 
An Quỳnh
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Giáo dục - 1 giờ trước

Nam sinh trường THPT Chu Văn An Nguyễn Tuấn Minh thi đấu xuất sắc tạo mốc điểm khởi động kỷ lục mới và giành vòng nguyệt quế trận tuần với tổng điểm cao 315 điểm.

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Xã hội - 1 giờ trước

Nhiều nạn nhân tin tưởng và đưa tiền cho Nguyễn Thị Lài ở Quảng Bình bằng hình thức vay mượn cá nhân với số tiền hàng chục tỉ đồng. Nhưng thôn nữ này đã bỏ trốn khỏi địa phương, không có dấu vết.

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Xã hội - 1 giờ trước

Bầu Đức đã dự đám cưới của hậu vệ Hồng Duy tại Gia Lai.

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Xã hội - 2 giờ trước

Trong lúc tắm hồ ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, 1 em bị trượt chân đuối nước, 3 em còn lại tìm cách cứu và cũng không may tử vong.

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Xã hội - 2 giờ trước

Những ngày qua, cư dân mạng liên tục có những chia sẻ về hình ảnh gia đình khỉ bạc nhưng lại sinh ra một chú khỉ con có bộ lông màu vàng tại Thảo Cầm Viên (TPHCM).

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Xã hội - 2 giờ trước

Một chiếc máy bay nhỏ đã rơi ở thành phố Tanggerang giáp thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 19/5, khiến toàn bộ những người có mặt trên máy bay thiệt mạng.

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

Một cụ ông 70 tuổi ở Hà Tĩnh bị kẻ lừa đảo gọi điện, yêu cầu nộp đủ 6 tỷ đồng để không bị xử lý vụ việc liên quan đến ma túy.

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xã hội - 2 giờ trước

Chính quyền địa phương quyết định xử phạt nhóm phụ nữ "tập yoga" giữa đường gây bức xúc.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), rất nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội để xếp hàng vào Lăng viếng Bác.

Top