Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một hiệu trưởng ở Trung Quốc đã chỉ ra 2 kiểu học sinh có tiềm năng thành công nhưng ít cha mẹ nhìn ra

Thứ bảy, 07:05 20/01/2024 | Nuôi dạy con

GĐXH - Các bậc phụ huynh hãy kiểm tra xem con mình có những dấu hiệu này không nhé!

Trong tư tưởng của nhiều bậc phụ huynh, ai cũng muốn con cái mình ngay từ bé đã phải học thật giỏi, đạt được thành tích tốt, sau này đỗ đạt vào những ngôi trường trọng điểm. Có như vậy thì họ mới yên tâm rằng tương lai của con mình sẽ được đảm bảo, chúng sẽ kiếm được nhiều tiền, trở thành người thành đạt được nhiều người nể trọng.

Vì vậy, đôi khi cha mẹ áp lực thành tích cho con, lấy điểm số để đánh giá kết quả học tập. Tuy nhiên, một đứa trẻ đạt điểm thấp chưa hẳn đã yếu kém trong tương lai. Có nhiều trẻ "học giỏi ngầm" mà cha mẹ không hề hay biết.

Một vị hiệu trưởng ở Trung Quốc đã chỉ ra 2 kiểu học sinh có tiềm năng đạt điểm số cao, thành công trên con đường học tập nhưng ít người nhìn ra.

Một hiệu trưởng ở Trung Quốc đã chỉ ra 2 kiểu học sinh có tiềm năng thành công nhưng ít cha mẹ nhìn ra - Ảnh 1.

Một học sinh có tiềm năng trong học tập sẽ nhận lỗi của mình, không bao biện, không đổ lỗi cho người khác. Ảnh minh họa

Dù kết quả ra sao cũng không bao biện cho sai lầm

Sau khi kỳ thi kết thúc, phụ huynh rất nhiều người chú trọng đến điểm số để đánh giá quá trình học tập của con. Tất nhiên họ đều mong con đạt điểm cao, có thành tích nổi trội. Điều này vô tình gây áp lực, dẫn đến việc nhiều em không nhận lỗi sai về mình, liên tục đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh khách quan.

Chẳng hạn như nếu làm không được bài kiểm tra, các em có thể bao biện lỗi sai như sau: "Do bài này con chưa được giáo viên hướng dẫn kỹ nên kiểm số không cao", "Do bạn mượn vở con nên con bỏ qua câu hỏi này", "Do bút của con có vấn đề dẫn đến việc trình bày không được sạch đẹp",…

Một học sinh có tiềm năng trong học tập sẽ nhận lỗi của mình, không bao biện, không đổ lỗi cho người khác. Trẻ hiểu mình chưa đúng và sẽ tự rút ra bài học, thay vì chỉ trích người khác. Những đứa trẻ như vậy không chỉ thành công trong học tập mà sẽ đạt được thành tựu cao trong công việc mai sau.

Luôn tự tin trước mọi kỳ thi

Nhiều phụ huynh thường hay phàn nàn rằng tâm lý con mình kém, không chịu được áp lực, hay mất bình tĩnh khi đi thi. Trẻ có thể học tốt ở lớp, làm bài kiểm tra đạt điểm cao nhưng đến kỳ thi lớn lại làm sai nhiều câu, không thể hiện được hết khả năng của mình.

Thực tế, nhiều học sinh không làm bài tốt vì tâm lý hoang mang, hồi hộp, lo lắng. Nguyên nhân do các em sợ bị điểm kém, sợ thi trượt sẽ bị cha mẹ trách mắng và thất vọng. Trẻ cũng sợ bị mọi người xung quanh so sánh với đứa trẻ khác.

Ngược lại, những học sinh có tâm lý tốt, không sợ thi cử, không gặp áp lực thường đạt điểm cao trong các kỳ thi. Khi giữ được tâm thế thoải mái, trẻ sẽ tập trung cao độ để làm bài, phát huy được tối đa năng lực.

Một hiệu trưởng ở Trung Quốc đã chỉ ra 2 kiểu học sinh có tiềm năng thành công nhưng ít cha mẹ nhìn ra - Ảnh 2.

Những học sinh có tâm lý tốt, không sợ thi cử, không gặp áp lực thường đạt điểm cao trong các kỳ thi. Ảnh minh họa

Vì vậy, để giúp con đạt thành tích tốt, cha mẹ nên quan tâm đến tâm trạng, suy nghĩ của con. Khi đồng hành cùng con học tập phụ huynh nên lưu ý một số điều sau để giúp con học tốt hơn:

1. Dạy trẻ cách học

Mới đầu, trẻ sẽ bối rối với bài tập về nhà, không biết nên bắt đầu từ đâu. Phụ huynh hãy chỉ cho trẻ từng bước hoàn thành một bài tập cụ thể và giải thích về hậu quả của việc không tuân theo hướng dẫn đó. Bạn cũng có thể viết các bước cần thiết ra tờ giấy ghi chú và dán lên bàn học để trẻ dễ nhớ.

Đồng thời, bạn hãy giúp con hiểu được rằng không nên bỏ dở bài tập mà phải làm đến cuối. Sử dụng tài liệu tham khảo và bách khoa toàn thư để tìm kiếm thông tin sẽ tốt hơn lướt Internet vì con sẽ không bị phân tán tư tưởng bởi những thứ không cần thiết.

2. Tạo không gian học tập thích hợp

Không gian trẻ ngồi làm bài ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả. Khu vực này nên có đủ ánh sáng, trang bị những dụng cụ học tập cần thiết và bỏ qua mọi thứ có thể gây xao nhãng.

Nếu trẻ có em trai hoặc em gái, bạn hãy đảm bảo chúng không quấy rầy anh hoặc chị khi đang làm bài tập.

3. Dạy trẻ ý thức về thời gian

Trẻ thường không có khái niệm về thời gian. Chúng không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua và còn bao nhiêu thời gian để làm việc gì đó. Đầu tiên, bạn hãy cố gắng ước lượng bằng khoảng thời gian làm những việc quen thuộc như xem phim hoạt hình, ăn tối, dọn phòng, để con dễ hình dung. Chẳng hạn, làm bài tập về nhà sẽ tốn một khoảng thời gian như khi đưa thú cưng đi dạo.

Sau đó, bạn hãy đặt báo thức khi con bắt đầu làm bài tập về nhà. Việc này giúp trẻ học nghiêm túc hơn và không trì hoãn.

Trẻ càng dành nhiều thời gian làm bài tập về nhà thì có nghĩa hiệu quả càng kém. Thời gian tối ưu dành cho học sinh trung học là không quá hai tiếng, còn đối với học sinh tiểu học là không quá 30 phút. Quá khoảng thời gian này, trẻ rất khó giữ độ tập trung.

Một hiệu trưởng ở Trung Quốc đã chỉ ra 2 kiểu học sinh có tiềm năng thành công nhưng ít cha mẹ nhìn ra - Ảnh 3.

Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ cách vạch ra những thứ quan trọng, không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống. Ảnh minh họa

4. Dạy trẻ thiết lập ưu tiên

Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ cách vạch ra những thứ quan trọng, không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi làm bài tập về nhà, trẻ cần lưu ý những điều sau:

- Có bao nhiêu bài dễ hiểu và khó hiểu.

- Bài tập nào tốn nhiều thời gian và bài tập nào tốn ít thời gian.

- Bài tập nào có thể tự làm và bài tập nào cần sự giúp đỡ.

Nhờ đó, trẻ sẽ xử lý những bài dễ rất nhanh, biết cần tìm thêm thông tin cho bài nào và để dành bài nào để hỏi bố mẹ sau cùng. Thói quen này cũng giúp trẻ quản lý thời gian tốt hơn trong giờ kiểm tra.

5. Tạo động lực

Phụ huynh đừng coi nhẹ những thành tích con đạt được trong học tập, hãy khen ngợi và thưởng cho sự nỗ lực của con.

Nếu có con ở độ tuổi tiểu học, bạn có thể viết các nhiệm vụ lên một mẩu giấy (dọn giường, làm bài tập về nhà, đi đổ rác) và ngày trong tuần tương ứng với nhiệm vụ đó. Với mỗi nhiệm vụ hoàn thành, bạn thêm một dấu cộng vào bên cạnh. Số dấu cộng tổng kết vào cuối tuần sẽ được quy đổi thành một buổi đi xem phim hay trượt patin với cả nhà.

Hoặc bạn có thể dùng phương pháp tạo động lực sau: "Nếu con làm xong bài tập, mẹ con mình sẽ đi bộ, ăn kem, hay xem phim cùng nhau nhé".

Phụ huynh cũng cần chỉ cho con lợi ích của việc áp dụng kiến thức đã học ra ngoài đời sống. Chẳng hạn, nếu con biết đếm và làm phép tính cộng trừ, con có thể tính tiền thừa khi đi chợ với mẹ. Nếu đã nắm vững phép tính nhân, con có thể tính 2 USD mua được bao nhiêu que kẹo mút.

6. Nên ưu tiên mối quan hệ giữa bố mẹ và con gái

Đừng chú ý quá nhiều đến kết quả học tập của con, khiến con thêm căng thẳng. Đó không phải vấn đề quan trọng nhất. Thay vào đó, bạn hãy quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, từ sở thích, cảm xúc đến chuyện bạn bè. Kiểm soát không phải cách để mối quan hệ phát triển. Bạn hãy lắng nghe con, chia sẻ những điểm chung và cùng tạo ra những ký ức hạnh phúc.

7. Điểm số không quyết định đứa trẻ có thành công hay không

Khi lo lắng về điểm số của trẻ, thực chất phụ huynh đang lo lắng về tương lai của chúng, dù điểm số chỉ thể hiện trẻ có học tốt những gì được dạy hay không. Điểm kém không đồng nghĩa với ngu ngốc, lười biếng hay vô trách nhiệm. Nó chỉ nói lên rằng vì một số lý do nào đó, trẻ không muốn học hoặc chương trình học quá phức tạp, không phù hợp với trẻ.

Nếu trẻ không đạt điểm giỏi, bạn cũng đừng thất vọng. Nhiều học sinh đạt điểm C ra đời thành công hơn học sinh đạt điểm A. Do đó, khi thấy trẻ không đạt hiệu quả trong môn học nào đó, bạn hãy giúp trẻ thay đổi phương pháp tiếp cận hoặc khám phá sở thích khác của bản thân, tập trung nuôi dưỡng nó.

Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường thường lớn lên trong 6 kiểu gia đình nàyNhững đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường thường lớn lên trong 6 kiểu gia đình này

GĐXH - Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các chuyên gia giáo dục đã tìm ra những điểm chung của các học sinh hay bị bắt nạt ở trường.

Nghiên cứu của giáo sư Đại học Stanford: Những đứa trẻ hay được khen thông minh dễ rơi vào "tư duy cố định", khó phát triển vượt bậcNghiên cứu của giáo sư Đại học Stanford: Những đứa trẻ hay được khen thông minh dễ rơi vào 'tư duy cố định', khó phát triển vượt bậc

GĐXH - Nếu tập trung vào sự thông minh, bạn sẽ vô tình tạo ra kiểu tư duy cố định cho con trẻ, làm cho chúng trở nên "miễn cưỡng" khi phải chấp nhận rủi ro và dễ tổn thương khi thất bại.

Shipper cưỡi ngựa đi ship hàng

Tường Vy (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 'quy luật thiên nhiên' cha mẹ áp dụng càng sớm con càng thành công sớm

6 'quy luật thiên nhiên' cha mẹ áp dụng càng sớm con càng thành công sớm

Nuôi dạy con - 12 giờ trước

GĐXH - Trong tự nhiên có những quy luật nếu các bậc cha mẹ hiểu và áp dụng được vào dạy dỗ con cái, chúng rất dễ thành công.

5 phương pháp kỷ luật con cực kỳ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng, nếu muốn con mình có tương lai rộng mở

5 phương pháp kỷ luật con cực kỳ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng, nếu muốn con mình có tương lai rộng mở

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều phụ huynh thấy khó khăn trong việc lựa chọn phương thức kỷ luật phù hợp khi con phạm lỗi. Dưới đây là 5 phương pháp mà chuyên gia tâm lý khuyên mọi cha mẹ nên áp dụng nếu muốn con mình có một tương lai rộng mở.

Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Hà Kiều Anh kể rằng chồng từng càm ràm vì cô bắt con đi học mà không chiều con hay hiểu theo ý con là con muốn cái gì cả.

Mẹ lên mạng khoe con đỗ ĐH Thanh Hoa, không ai chúc mừng mà còn chỉ trích: Chỉ vài câu nói đã vạch trần lòng người

Mẹ lên mạng khoe con đỗ ĐH Thanh Hoa, không ai chúc mừng mà còn chỉ trích: Chỉ vài câu nói đã vạch trần lòng người

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Khi chia sẻ tin mừng với bạn bè, người quen, bà mẹ đã nhận về phản ứng khác hẳn hình dung.

9 kiểu gia đình dễ tạo ra những đứa trẻ thất bại

9 kiểu gia đình dễ tạo ra những đứa trẻ thất bại

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các chuyên gia giáo dục, đứa trẻ xuất sắc là kết quả của nền giáo dục chất lượng và đứa trẻ thất bại là sản phẩm của các gia đình có vấn đề.

Giúp con trở thành đứa trẻ mạnh mẽ để có tương lai tươi sáng bằng 8 cách đơn giản

Giúp con trở thành đứa trẻ mạnh mẽ để có tương lai tươi sáng bằng 8 cách đơn giản

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Nghiên cứu cho thấy những người có tinh thần dẻo dai, bền bỉ thể hiện một loạt đặc điểm và phẩm chất như tự tin, kiên trì, để giúp họ trở thành người hạnh phúc, thành công hơn.

Người giàu dạy con gây tranh cãi: Không cần xin phép, hãy tiêu tiền

Người giàu dạy con gây tranh cãi: Không cần xin phép, hãy tiêu tiền

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

Người giàu dạy con hiểu về bản chất con người ngay từ khi còn nhỏ, không nhất thiết phải xin phép ai để làm việc gì và quy định đặt ra có thể bị phá vỡ...

5 định luật cha mẹ áp dụng từ sớm sẽ giúp con mạnh mẽ và thành công ở tương lai

5 định luật cha mẹ áp dụng từ sớm sẽ giúp con mạnh mẽ và thành công ở tương lai

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Những định luật này chứa đựng các kinh nghiệm dạy con cái rất đáng để cha mẹ học hỏi.

Đại học Harvard: Một kiểu sống của cha mẹ cứ nghĩ là không sao nhưng khó nuôi ra đứa trẻ có triển vọng

Đại học Harvard: Một kiểu sống của cha mẹ cứ nghĩ là không sao nhưng khó nuôi ra đứa trẻ có triển vọng

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Các bậc cha mẹ không biết rằng, môi trường sống của trẻ từ nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành sau này.

7 việc cha mẹ có con thành công thường làm, điều thứ 4 ít ai ngờ đến

7 việc cha mẹ có con thành công thường làm, điều thứ 4 ít ai ngờ đến

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Các chuyên gia giáo dục cho biết, không phải tự nhiên mà có những đứa trẻ lại đạt được kết quả học tập xuất sắc trong khi những em khác thì không.

Top