Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một triệu người mắc mỗi ngày, các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm đến mức nào?

Thứ hai, 20:37 10/06/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục là mối đe dọa sức khỏe đặc hữu và dai dẳng trên toàn thế giới. Nếu không được điều trị dứt điểm, các bệnh này có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.

Mới đây, WHO đã đưa ra bản báo cáo về thực trạng các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo đó, chỉ trong vòng một năm, cả thế giới có thêm 127 triệu người mắc bệnh chlamydia, 87 triệu người bị bệnh lậu, 6,3 triệu ca giang mai, 156 triệu trường hợp mắc trichomonas và một số các bệnh khác.

WHO ước tính, trung bình, mỗi ngày có hơn một triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục các loại.

Con đường lây truyền các bệnh trên thông thường là qua hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, quan hệ đường miệng; tiếp xúc da với người bị bệnh; lây từ mẹ sang con; dính máu người bệnh vào vết thương hở; dùng chung đồ cá nhân (bàn chải đánh răng, khăn mặt...) cũng được coi là nguyên nhân lây lan các bệnh này.


WHO ước tính, trung bình, mỗi ngày có hơn một triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục các loại. Ảnh minh họa

WHO ước tính, trung bình, mỗi ngày có hơn một triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục các loại. Ảnh minh họa

Trong nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV được chú ý hơn cả vì các triệu chứng thường xuất hiện sau nhiều năm nhiễm bệnh. Khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn, chuyển sang AIDS – “căn bệnh thế kỷ” chưa có thuốc chữa.

Bên cạnh đó, một số bệnh khác cũng gây nguy hiểm như:

Bệnh Chlamydia

Tất cả những người có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm chlamydia. Ở các bạn nữ trẻ, cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm trùng. Họ có nguy cơ đặc biệt cao đối với nhiễm trùng nếu sinh hoạt tình dục sớm.

Đàn ông đồng tính cũng có nguy cơ lây nhiễm vì chlamydia có thể lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn.

Nếu người mẹ mang thai mắc bệnh chlamydia có thể dễ dàng lây truyền sang cho con. Trẻ sinh ra ở người mẹ mắc bệnh chlamydia có thể bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt từ khi sơ sinh.

Bệnh lậu

Những năm gần đây, báo cáo của WHO cho thấy, tỷ lệ bệnh lậu kháng thuốc ngày càng tăng, với những triệu chứng tương đương căn bệnh lậu quen thuộc nhưng không thể chữa nổi bằng phác đồ thông thường. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại.

Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có nguy cơ cao về sẩy thai, nhiễm khuẩn ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu thì vi khuẩn của bệnh có thể truyền sang cho bé.

Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của bé sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể bé như nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn khớp gối và chứng viêm màng não.

Giang mai

Giang mai có thể gây ra nhiều biểu hiện và tổn thương ở khắp nơi của cơ thể tùy theo diễn tiến bệnh như da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh.

Người mẹ nếu mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai, dễ sảy thai do xoắn khuẩn đi vào nhau thai gây viêm động mạch, dẫn đến tắc động mạch, nhau thai bị hoại tử làm cho thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng sảy thai.

WHO cảnh báo, bệnh lây truyền qua đường tình dục là mối đe dọa sức khỏe đặc hữu và dai dẳng trên toàn thế giới. Nó có tác động sâu sắc đến cả người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị dứt điểm, các bệnh này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng và mãn tính đối với bệnh nhân, bao gồm bệnh thần kinh, tim mạch, vô sinh, thai ngoài tử cung, thai chết lưu và tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Do đó, khi thấy cơ quan sinh dục có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu gồm:

- Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường

- Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường

- Đau bất thường ở vùng bụng dưới ở nữ giới mà không liên quan gì đến chu kỳ kinh nguyệt. Nam giới sẽ bị tiết dịch niệu đạo nhưng số lượng không nhiều. Những dịch này thường nhầy và có màu trắng đục hoặc vàng.

- Trên da có nhiều mụn cóc, hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn; đau khi giao hợp ở nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục...

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 24 phút trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 1 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 1 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 17 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sống khỏe - 19 giờ trước

SKĐS - Chỉ còn nửa tiếng nữa, Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2 sẽ chính thức được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trước lễ vinh danh, không khí đã vô cùng sôi động.

Top