Hà Nội
23°C / 22-25°C

Muốn di dời nhà máy thép nhưng không ai dám nhận trách nhiệm nếu xảy ra ô nhiễm!

Thứ sáu, 07:23 14/10/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Tại buổi họp báo, các ngành chức năng đều muốn di dời nhà máy thép lên thượng nguồn, tuy nhiên, nhiều phóng viên đặt câu hỏi "nếu nhà máy luyện cán thép Việt - Pháp tiếp tục gây ô nhiễm thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm"? nhưng không được một đại diện nào của chính quyền Quảng Nam trả lời tại buổi họp báo.

Chiều 13/10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin nội dung liên quan dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép Việt – Pháp tại huyện Nam Giang gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Tuy nhiên, chủ trì họp báo không có sự tham dự một lãnh đạo nào của UBND tỉnh Quảng Nam – những người trực tiếp đồng ý chủ trương di dời nhà máy luyện cán thép Việt – Pháp từ đồng bằng lên miền núi.

Trước đó, các cơ quan báo chí đã phản ánh việc di dời nhà máy luyện cán thép Việt – Pháp do Công ty TNHH thép Việt Pháp làm chủ đầu tư tại phường Điện Nam Đông (thị xã Điện Bàn) đến tại thôn Hoa (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) khiến nhiều người dân lo lắng.

Ngay cả UBND TP Đà Nẵng cũng đã bày tỏ quan ngại và gửi công văn tới UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị cung cấp thông tin về dự án này vì nếu nó được đặt ở Nam Giang – nơi thượng nguồn sông Vu Gia, cung cấp nước sinh hoạt cho Đà Nẵng – nếu nhà máy tiếp tục gây ô nhiễm thì hậu quả sẽ khôn lường.

Quảng Nam họp báo vào chiều 13/10 thông tin về dự án nhà máy luyện cán thép Việt - Pháp. Ảnh: Đức Hoàng
Quảng Nam họp báo vào chiều 13/10 thông tin về dự án nhà máy luyện cán thép Việt - Pháp. Ảnh: Đức Hoàng

Tại buổi họp báo, bà Lê Thị Tuyết Hạnh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam nói lại một số thông tin về nhà máy luyện cán thép Việt – Pháp với nội dung được soạn sẵn không khác gì công văn mà Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn đã ký trước đó (như Báo Gia đình và Xã hội đã phản ánh).

Bà Hạnh cũng cho biết, nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2012. Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động, người dân địa phương liên tục phản đối vì cho rằng nhà máy gây ô nhiễm mặc dù số liệu quan trắc của cơ quan chức năng luôn cho kết quả “nằm trong ngưỡng cho phép”.

Lý do di dời nhà máy, theo bà Hạnh thì vì nhu cầu mở rộng đô thị tại thị xã Điện Bàn và “nhà máy sẽ không thải nước thải sản xuất ra môi trường”.

Theo đó, nhà máy luyện cán thép Việt - Pháp dự kiến xây dựng tại thôn Hoa (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, công suất 180.000 tấn/năm, được khảo sát để đầu tư trên diện tích 17,3 ha.

Trong lúc đó, ông Đinh Phú Tân, Giám đốc nhà máy luyện cán thép Việt - Pháp cho biết nguyên liệu để sản xuất phôi là sắt thép phế liệu đã qua sử dụng được thu gom trong nước và nhập khẩu của các nước Mỹ, Nhật… theo tiêu chuẩn của Việt Nam.

Thép được nấu theo công nghệ lò điện trung tần… Mỗi ngày nhà máy thải ra gần 20m3 nước thải, chủ yếu là nước thải sinh hoạt.

“Trong quá trình san lấp mặt bằng và sản xuất cũng sẽ có phát sinh ô nhiễm môi trường, công ty cũng dự kiến có giải pháp để hạn chế ô nhiễm. Nhà máy hoạt động phát sinh chủ yếu là bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường…”, ông Tân cho biết.

Trong lúc đó, TS. Huỳnh Ngọc Thạch – Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP Đà Nẵng, thành viên hội đồng thẩm định báo cáo tác động môi trường - cho rằng, nhà máy luyện cán thép Việt Pháp có ảnh hưởng đến vấn đề môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào phải xem xét.

“Nhà máy không gây ô nhiễm trường nhưng có ảnh hưởng đến khu dân cư. Một thực tế là dùng nhiên liệu dòng nhiệt (dùng điện) phải sản xuất vào vào ban đêm để đảm bảo cho ngành điện, đêm thanh vắng sợ tác động người dân xung quanh là không thể tránh khỏi nên phải dời lên khu vực như hiện tại để tránh xa khu dân cư (khoảng 5km) và hạn chế tối đa những tác động xấu như trên và đảm bảo tính ổn định lâu dài", TS. Huỳnh Ngọc Thạch cho hay.

Bà Võ Thị Hạnh, Giám đốc Công ty Thép Việt Pháp cho rằng muốn di dời nhà máy lên vị trí mới ở thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang là để phát triển bền vững.

“Nếu người dân nghĩ sản xuất ảnh hưởng đến sức khỏe thì chúng tôi là những người chịu đầu tiên vì chúng tôi ở đó, nếu mà ô nhiễm môi trường thì chúng tôi không bỏ vốn đầu tư”, bà Võ Thị Hạnh nói.

Bà Võ Thị Hạnh, Giám đốc Công ty Thép Việt Pháp cho rằng muốn di dời nhà máy lên vị trí mới ở thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang là để…phát triển bền vững! Ảnh: Đức Hoàng
Bà Võ Thị Hạnh, Giám đốc Công ty Thép Việt Pháp cho rằng muốn di dời nhà máy lên vị trí mới ở thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang là để…phát triển bền vững! Ảnh: Đức Hoàng

Ngoài ra, bà Võ Thị Hạnh cho biết công nghệ sản xuất thép được mua từ Trung Quốc nhưng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng EU.

“Quy trình sản xuất thép ở nơi mới khép kín và tiên tiến hơn nơi sản xuất cũ. Chúng tôi mong người dân và dự luận ủng hộ để công ty hoạt động ổn định và đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương”, bà Võ Thị Hạnh nói.

Có mặt tại buổi họp báo, ông A Viết Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cũng cho biết đã họp 17 hộ dân gần dự án nhà máy di dời lên, hầu hết các ý kiến của dân đều nghiêng về 3 vấn đề: công tác bồi thường có thỏa đáng hay không, vấn đề bố trí tái định cư phù hợp không và đất sản xuất của người dân ở gần nhà máy có được sản xuất hay không?

“Lãnh đạo huyện Nam Giang cũng thống nhất chủ trương cho doanh nghiệp vào làm, huyện không đánh đổi giữa môi trường và phát triển, nếu không đảm bảo thì xử lý”, ông A Viết Sơn cho biết và nói chỉ mới họp 17 hộ dân, chứ khoảng 8.000 dân ở thị trấn Thạnh Mỹ chưa họp để lấy ý kiến.

Ông A Viết Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang. Ảnh: Đức Hoàng
Ông A Viết Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang. Ảnh: Đức Hoàng

Theo ông Nguyễn Hồng Quang – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam thì tỉnh không cho chuyển từ công nghệ luyện thép từ phế liệu sang luyện bằng quặng. Công nghệ nhà máy không phải luyện thép từ quặng.

“Tinh thần của Quảng Nam là đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng phải đủ các điều kiện, hiện cũng chưa đủ cơ sở để hỗ trợ số tiền trên 123 tỉ cho nhà máy thép để di dời”, ông Quang cho biết và nói lãnh đạo tỉnh cũng cam kết các nội dung đánh giá tác động môi trường là cơ sở để tỉnh xem xét hiệu quả của dự án này. Nếu đánh giá về môi trường, về xã hội và về kinh tế ổn định thì tỉnh sẽ quyết định cho hay không cho nhà máy thép được xây dựng tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang.

Tại buổi họp báo, nhiều câu hỏi của các phóng viên chưa được trả lời như: Nếu cho phép nhà máy di dời lên vị trí ở huyện Nam Giang, sau khi hoạt động tiếp tục gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng triệu dân hạ du thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm? Sao lại di dời nhà máy lên miền núi mà không di dời vào các khu công nghiệp? Người dân ở phường Điện Nam Đông phản đối mới di dời nhà máy, liệu đến địa điểm mới người dân có phản đối và có di dời nữa hay không?...

Đức Hoàng

Đức Hoàng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 1 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, lộ trình từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, từ năm 2025 - 2030 thêm 3 huyện sẽ được tiếp bước.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trên tàu cá, do mâu thuẫn sinh hoạt, Tô Văn Riểu đã dùng một con dao phay chém nhiều lần vào vùng đầu ông Suất khiến nạn nhân bị tổn hại 29% sức khỏe.

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai một số quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ không có điện để dùng.

Cú đổi đời ngoạn mục của chàng trai Thái Nguyên lọt top 30 under 30 Asia do Forbes bình chọn

Cú đổi đời ngoạn mục của chàng trai Thái Nguyên lọt top 30 under 30 Asia do Forbes bình chọn

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm cố gắng, cuộc sống của Đồng Văn Hùng và gia đình đã thay đổi hoàn toàn.

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Sơn La đề xuất số lượng Tổ và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo phương án đề xuất đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, tỉnh Sơn La dự kiến sẽ bố trí 2.248 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn, mỗi Tổ sẽ có 3 thành viên.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 18/5/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 18/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Công an vào cuộc xác minh nhóm nữ học viên tập yoga giữa đường tại Thái Bình

Pháp luật - 5 giờ trước

Hiện lực lượng công an đang phối hợp để xác minh danh tính và tiến hành xử lý theo quy định về vụ việc nhóm học viên tập yoga giữa đường.

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Công an TP Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Pháp luật - 6 giờ trước

Riêng 5 tháng đầu năm 2024, TP Hồ Chí Minh xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện với 46 nạn nhân. Trong đó có đến 40 vụ liên quan đến xâm hại tình dục.

Top