Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân lễ cầu siêu cho ca sỹ Phi Nhung: Cầu siêu ở đâu sẽ tốt nhất cho người thân đã mất?

Thứ bảy, 21:19 02/10/2021 |

GiadinhNet - Sau lễ cầu siêu của ca si Phi Nhung ở chùa Giác Ngộ, nhiều người mới biết có lễ cầu siêu, mới tìm hiểu xem lễ ở đâu là tốt nhất, làm sao để không vớ phải "thợ tụng" lợi dụng lòng mê tín, sự đau khổ của người thân… để kiếm lợi gây nghi hoặc cho người dân về cầu siêu.

lễVì sao hàng triệu người tham dự lễ cầu siêu cho phật tử - ca sĩ Phi Nhung tại chùa Giác Ngộ?Vì sao hàng triệu người tham dự lễ cầu siêu cho phật tử - ca sĩ Phi Nhung tại chùa Giác Ngộ?

GiadinhNet - Ca sĩ Phi Nhung ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhiều người, hàng triệu tăng ni, phật tử, ca sĩ, giới showbiz, người hâm mộ đã tham dự lễ cầu siêu này. Vậy lễ cầu siêu có ý nghĩa gì mà nhiều người tham dự đến thế?

Cầu siêu ở chùa tôn trọng, trang nghiêm

Chùa Giác Ngộ thực hành lễ cầu siêu trọng thể cho ca sĩ Phi Nhung, có livetram trực tuyến nên thu hút rất nhiều người theo dõi vì hâm mộ, vì thương xót, và cả vì tò mò không biết nghi lễ này thế nào. Vì thế rất nhiều người nghĩ cầu siêu cho người đã mất là phải ở chùa, nhưng không phải thế vì ngoài chùa thì có thể cầu siêu ở đạo tràng, ở nhà đều được.

Cầu siêu ở chùa có lợi là ở chùa – nhất là các chùa lớn - có sư và các tăng, ni có năng lực tu hành, đạo hạnh cao cùng tụng kinh nên năng lượng cao hơn ở nhà. Không khí trong chùa trang nghiêm, thanh tịnh, sạch sẽ cộng với năng lượng cao, sự tập trung thành kính hướng lên chư Phật là tốt nhất dưới góc độ tâm linh để thực hành nghi thức cầu siêu. Nhưng theo quan niệm Phật giáo thì ở chùa có các vị hộ pháp nên các vong linh gia tiên không tùy tiện ra vào được.

Nhà chùa là nơi dùng Phật lực, mật chú siêu độ cho những vong linh bị chết oan, thê thảm... do tai nạn, dịch bệnh… chỉ hướng cho các vong linh đi, giúp các vong linh sớm tái sinh ở cõi lành. Phần âm yên ổn thì người sống trên dương trần cũng yên ổn, và nhiệm vụ của tăng ni là lấy Phật pháp để hóa độ chúng sinh.

Cầu siêu ở đâu sẽ tốt nhất cho người mất? - Ảnh 1.

Cầu siêu ở chùa có sư và các tăng, ni năng lực tu hành, đạo hạnh cao tụng kinh nên năng lượng cao hơn ở nhà. Ảnh minh họa.

Cầu siêu ở đạo tràng thường là lập đàn phả độ gia tiên, giúp các vong linh siêu thoát khỏi cõi thân trung ấm, 3 cảnh giới xấu địa ngục… Đàn tràng ở đạo tràng cũng có khí lành trong sạch, thanh tịnh, lại có nhiều người tu tập cầu siêu (nói nôm na thì nhiều người cùng kêu xin thì tòa án sẽ giảm nhẹ tội cho người có tội).

Cầu siêu ở nhà mỗi người mỗi ý, có người không thích sẽ đá thúng đụng nia, nói này khác không tôn trọng khóa lễ, làm không khí chộn rộn, uế tạp, người cầu siêu cũng không tập trung, hay tiện thể đứng lên đi lại… làm mất sự tôn nghiêm của khóa lễ. Nhưng có cái lợi là cầu siêu ở nhà có quan Thần linh chứng giám, gia tiên thoải mái ra vào nghe kinh Phật để siêu thoát.

Cầu siêu ở đâu cũng có cái hay riêng, nên không nhất thiết phải vào chùa mà tùy điều kiện, duyên nghiệp mà thực hành lễ. Có trường hợp cầu siêu ở chùa, đạo tràng tốt hơn, nhưng có trường hợp cầu siêu ở nhà sẽ tốt hơn.

Có nhiều kinh để đọc khi cầu siêu, do chủ lễ hướng dẫn tụng cho phù hợp. Nhưng cầu siêu ở nhà chủ yếu là kinh Phổ môn (phẩm Phổ môn trong kinh Diệu pháp Liên hoa), theo đó các vong linh bị đọa cảnh giới nào khi con cháu tụng kinh Phổ môn thì đức Quan thế âm Bồ Tát sẽ cứu giúp bằng các phương tiện thiện xảo.

Thời điểm cầu siêu tốt nhất

Nhà có người thân mất, nếu con cháu kêu gào khóc lóc vì tiếc nuối, thương xót sẽ làm linh hồn người mất luẩn quẩn không dứt đi được. Nhưng thời điểm này, và hàng năm mỗi dịp vào mùa Vu lan con cháu quây quần cầu siêu cho người đã mất (đặc biệt trong vòng 49 ngày sau mất) sẽ giúp linh hồn người thân siêu thoát, con cháu được bình an, yên ổn – mà các cụ xưa nói là "không bị vận áo xám đeo bám, hoặc có ảnh hưởng thì cũng rất nhẹ".

Trong kinh Vu lan cũng nói rõ những linh hồn ở thế giới bên kia cực khổ vô cùng, không nơi nương tựa, không người cứu giúp, vì vậy mới có ngày xá tội vong nhân để các linh hồn không ai cúng bái có chỗ nương tựa, và ngày Tự tứ (Phật giáo gọi Phật hoan hỉ nhật) cầu siêu tốt nhất. Lễ Tự tứ vào ngày trăng tròn sau 3 tháng an cư mùa hạ, tức Rằm tháng 7 âm lịch. Ngày này các nhà sư được đại chúng chỉ cho thấy những lỗi lầm, khuyết điểm đã phạm để sám hối, phát sinh hoan hỷ. Với người dân thì như ngày hội tha thứ, oan khiên có thể trở thành ân nghĩa, thắt chặt kết nối gia hệ nhờ thần lực của chư Phật hóa giải nghiệp chướng cho người đã mất được siêu thoát trong tâm thế hoan hỉ, yêu thương, khiến người đã mất và gia tiên cảm nhận được sự hoan hỉ từ con cháu.

Nếu con cháu đi cầu siêu khởi tâm thế buồn giận thì linh hồn người mất buồn giận theo, con cháu vui vẻ họ vui theo – do sợi dây ái nghiệp giữa người sống với người mất.

Thời gian cầu siêu làm chủ yếu vào 2 tháng cuối năm, hoặc ít nhất cũng từ tháng 7 âm lịch tới hết năm.

Cầu siêu ở đâu sẽ tốt nhất cho người mất? - Ảnh 2.

Lễ cầu siêu rất quan trọng với người đã mất.

Chớ thần thánh hóa tác dụng của các lễ cầu siêu

Góc độ Phật giáo xem cầu siêu cho người qua đời là việc rất quan trọng, là thông điệp giúp con người nhận thức sâu sắc rằng sống không phải là bắt đầu và chết không phải là kết thúc.

Cầu siêu xong không có nghĩa là linh hồn người mất đã hết mọi tội lỗi, bởi năng lực cầu siêu có giới hạn, là sức mạnh thứ yếu chứ không phải là sức mạnh chủ yếu.

Một trong các yếu tố để lễ cầu siêu hiệu quả là gia đình của người đã mất tập trung làm điều thiện, cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo… giúp người đã mất nghe kinh, hiểu rõ là đang được con cháu làm công đức giúp thì họ mới hướng thiện từ trong tâm. Việc này giáo dục cho người đã mất và cả người đang sống được tỉnh thức về những việc đang làm ở hiện tại.

Một số gia đình cất công đi tìm thầy giỏi cầu siêu giúp cho gia tiên. Nhưng việc tăng ni tụng kinh là các tu hành, nói lại những lý thuyết của Phật nhằm hỗ trợ cho người đã khuất hiểu ra nên làm gì để có cơ hội thoát khỏi luân hồi. Nhiệm vụ của tăng ni là lấy Phật pháp để hóa độ chúng sinh, chứ không phải chuyên làm việc siêu độ cho người chết.

Việc mời tăng ni, thầy cúng chỉ nên làm khi gia đình không biết tụng kinh, hay tụng kinh quá ít thì mới phải mời họ tụng kinh thay. Kết quả cầu siêu dựa vào việc tu thiện của bạn bè, gia thuộc người mất, chứ không phải do mỗi tác dụng tụng kinh của tăng ni. Công đức của tụng kinh là nhờ ở lòng tin Phật pháp và tu hành Phật pháp cả của con cháu, cho nên không phải chỉ có tăng ni mới tụng kinh, lại càng không phải chỉ khi có người chết mới tụng kinh.

Cẩn trọng khi mời người chủ lễ cầu siêu, bởi có những người không có tu tập, đạo hạnh kém cỏi, hay người ngoại đạo mượn danh tu sĩ Phật giáo - gọi là "thợ tụng", đã lợi dụng lòng mê tín hay sự đau khổ trong hoàn cảnh bối rối của người khác để kiếm lợi, còn khiến người dân nghi hoặc về lễ cầu siêu.

Cầu siêu không có tác dụng cho tất cả các vong linh

Việc tụng kinh cầu siêu như là một buổi học, sẽ có những học trò ngoan chịu lắng nghe, có học trò hư quấy phá không chịu nghe, đó là chưa kể nhiều người nghe không hiểu... Vì thế không phải lễ cầu siêu có tác dụng tương đồng với tất cả các vong linh.

Nôm na là mỗi lần cầu siêu thì gia tiên bước lên được một nấc thang, để siêu thoát con cháu phải cầu siêu nhiều lần, it nhất mỗi năm 1 lần vào tháng 7 âm lịch. Công đức của tụng kinh là nhờ ở lòng tin Phật pháp, và cũng không phải chỉ khi có người mất mới tụng kinh.

Khóa Lễ cầu siêu chỉ là những pháp trợ duyên, giúp cho chúng ta có thêm niềm tin và hy vọng vượt qua những khó khăn trong tức thời, để rồi sau đó phải tự mình chăm sóc sự bình an của mình bằng con đường tu tập. Đức Phật tùy theo bối cảnh văn hóa hay đối tượng cụ thể mà có những bài pháp thích hợp để người nghe được lợi ích nhất, giáo hóa được tốt nhất.

Lưu ý là với người mới mất trong vòng 49 ngày rất cần được con cháu tụng kinh, làm lễ cầu siêu, phóng sinh làm phước chuộc tội. Con cháu trong 49 ngày nên cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo, tụng kinh niệm Phật... để nhờ công đức thiện nghiệp ấy cảm ứng hỗ trợ cho người mất sớm tái sinh cõi lành.

Sau 49 ngày mới tổ chức cầu siêu thì chỉ giúp vong linh tăng phúc đức, chứ không giúp được người mất hưởng tái sinh tốt lành được nữa.

Lễ cầu siêu chỉ mang tích chất "chữa bệnh" chứ không phải "phòng bệnh". Để phòng bệnh, ngay khi còn sống con người cần học cách tu tâm, tu thân từ trước thì cầu siêu sẽ có tác dụng vượt trội hơn rất nhiều.

Hà Thanh - Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng con người
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc sống tối giản của bà nội trợ 40 tuổi: Dọn dẹp phòng lúc 8 giờ sáng, nhà cửa lúc nào cũng sạch tinh tươm

Cuộc sống tối giản của bà nội trợ 40 tuổi: Dọn dẹp phòng lúc 8 giờ sáng, nhà cửa lúc nào cũng sạch tinh tươm

- 3 giờ trước

Việc sắp xếp đồ đạc trong nhà là điều bắt buộc đối với tôi vào mỗi buổi sáng và là nhiệm vụ quan trọng mà tôi phải hoàn thành thường xuyên.

Căn nhà 16 tỷ của diễn viên Đức Tiến tại Mỹ trước khi qua đời

Căn nhà 16 tỷ của diễn viên Đức Tiến tại Mỹ trước khi qua đời

- 6 giờ trước

GĐXH - Bằng tình yêu và sự nỗ lực vươn lên của cả hai, vợ chồng anh đã sở hữu cơ ngơi khủng tại Mỹ.

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, đây là một sự hiểu lầm lớn

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, đây là một sự hiểu lầm lớn

Mẹo vặt - 10 giờ trước

Mùa hè đến rồi, nhiệt độ hầu như ngày nào cũng trên 30 độ C. Tôi thực sự muốn bật điều hòa 24/24.

Mùa sen đến, muốn cắm hoa sen nở đẹp, thân cứng lâu và không bị gục đầu, hãy lưu ngay điều này

Mùa sen đến, muốn cắm hoa sen nở đẹp, thân cứng lâu và không bị gục đầu, hãy lưu ngay điều này

- 12 giờ trước

GĐXH – Hoa sen đầu mùa thời điểm này đã có nhiều. Để cắm hoa sen thân cứng lâu và không bị gục đầu, nở đẹp, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ dưới đây.

Tôi nhận ra đây là 4 'cạm bẫy' lớn nhất trong trang trí nhà ở, khiến tôi tốn kém hàng trăm triệu đồng

Tôi nhận ra đây là 4 'cạm bẫy' lớn nhất trong trang trí nhà ở, khiến tôi tốn kém hàng trăm triệu đồng

- 13 giờ trước

Bài viết này sẽ chỉ ra 4 kiểu thiết kế nhà từng "làm mưa làm gió", nhưng thực tế sử dụng lại khiến người dùng cảm thấy vô cùng hối hận.

Diệu Hương đóng vai San trong ‘Hoa hồng trên ngực trái’ bây giờ ra sao?

Diệu Hương đóng vai San trong ‘Hoa hồng trên ngực trái’ bây giờ ra sao?

- 1 ngày trước

GĐXH - Mới đây, Diệu Hương chia sẻ hình ảnh ngôi nhà của mình tại Mỹ. Ai cũng phải xuýt xoa về cơ ngơi của mỹ nhân quê Nam Định, đặc biệt là khu vườn rất nhiều loài hoa xinh. Chính chủ nhân cũng mê mẩn ngắm nhìn chúng mỗi ngày.

Quang Linh Vlogs thắc mắc sao chăn ở khách sạn lại nhỏ xíu? Vật nhỏ mà công dụng không ngờ

Quang Linh Vlogs thắc mắc sao chăn ở khách sạn lại nhỏ xíu? Vật nhỏ mà công dụng không ngờ

Mẹo vặt - 1 ngày trước

GĐXH - "Chiếc chăn nhỏ xíu" nằm ở cuối giường trong các khách sạn sẽ khiến bạn bất ngờ về công dụng của nó.

Cách lựa chọn bình cắm hoa sen đẹp 'vạn người mê' đơn giản và dễ dàng, đảm bảo chị em nào cũng trổ tài được

Cách lựa chọn bình cắm hoa sen đẹp 'vạn người mê' đơn giản và dễ dàng, đảm bảo chị em nào cũng trổ tài được

- 1 ngày trước

Bình hoa sen không chỉ giúp căn nhà trở nên xinh đẹp, tinh tế hơn mà còn thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính của các chị em.

Từ khi sống tối giản tôi đã phát hiện ra 7 thói quen giúp bạn giảm đến 80% việc nhà

Từ khi sống tối giản tôi đã phát hiện ra 7 thói quen giúp bạn giảm đến 80% việc nhà

- 1 ngày trước

7 thói quen nhỏ này có thể giúp bạn giảm 80% việc nhà.

Tậu biệt thự thứ 3 tại Mỹ, Thúy Nga tiết lộ là người đang kinh doanh ngầm

Tậu biệt thự thứ 3 tại Mỹ, Thúy Nga tiết lộ là người đang kinh doanh ngầm

- 2 ngày trước

GĐXH - "Tới khi làm Youtube, tôi mới công khai mình là người đang kinh doanh ngầm, ngồi ở đâu cũng suy nghĩ ra cách làm ăn để vừa kiếm tiền, vừa tận hưởng, trải nghiệm" – Thúy Nga chia sẻ.

Top