Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên khi Xuân về

Thứ ba, 06:00 24/01/2023 | Đời sống

GĐXH - Theo phong tục tập quán của các dân tộc Tây Nguyên, kết thúc một mùa rẫy là các dân tộc nơi đây cùng tổ chức nhiều lễ hội. Các lễ hội mang đậm đà bản sắc Tây Nguyên gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc.

Tây Nguyên là nơi tụ hội của nhiều dân tộc anh em và cũng có rất nhiều lễ hội mùa xuân. Đến với Tây Nguyên du khách sẽ có cơ hội khám phá các lễ hội mang đậm chất văn hóa nơi đây. Dưới đây là những lễ hội nổi tiếng của người dân Tây Nguyên:

Lễ hội Cồng chiêng 

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 1.

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên. Ảnh: TL

Đến với Tây Nguyên, lễ hội nổi tiếng và đặc sắc nhất được rất nhiều du khách quan tâm đó là lễ hội Cồng chiêng. Cồng chiêng Tây Nguyên là loại hình văn hoá, trải dài suốt 5 tỉnh Tây Nguyên đó là: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kontum, Đắk Nông và Gia Lai. Đây là lễ hội thể hiện đậm chất nhất nét đẹp và văn hóa của người dân Tây Nguyên chân chất, mộc mạc, thật thà…

Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức ở các dân tộc Tây Nguyên như: Bana, Xê Đăng, Mnông, Cơ Ho, Rơmăm, Ê Đê, Gia Rai... Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người, diễn tả niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Gắn liền với cuộc sống trong lao động, sinh hoạt hằng ngày của người dân Tây Nguyên.

Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi tiết tấu và giai điệu gặp nhau. Mỗi nhạc công chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu. Thanh âm của cồng chiêng là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh. Mỗi sự kiện khác nhau thì giai điệu, bước múa cũng khác nhau.

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ đơn thuần là một hoạt động văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên. Đến với lễ hội du khách được thưởng thức những vũ điệu kết hợp với tiếng cồng chiêng. Tham gia các hoạt động văn hóa khác như: phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực Tây Nguyên.

Mỗi năm, tùy vào đơn vị tổ chức mà thời gian diễn ra lễ hội văn hóa cồng chiêng khác nhau. Năm 2005, Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội đua voi   

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 2.

Lễ hội đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người Mnông. Ảnh: TL

Lễ hội đua voi có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, người Mnông nói riêng. Lễ hội diễn ra nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ săn bắt, thuần dưỡng voi. Đây là một lễ hội độc đáo, hấp dẫn được tổ chức hai năm một lần vào tháng Ba Âm lịch và thường kéo dài khoảng 3 ngày tại Buôn Đôn (Đắk Lắk) nơi được mệnh danh là thủ phủ của loài voi.

Từ lâu đời, người Mnông ở Buôn Đôn đã biết săn bắt, thuần dưỡng voi rừng để trở thành vật nuôi của gia đình. Đồng bào nuôi voi không chỉ để lấy sức kéo, chuyên chở hàng hóa mà còn coi voi như một tài sản lớn của gia đình. Có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Khi voi rừng đã được thuần hóa, chủ voi sẽ tổ chức một nghi lễ nhập buôn. Kể từ đó, voi được coi như một thành viên trong gia đình, trong cộng đồng buôn làng, được chủ voi làm lễ cúng sức khỏe hằng năm. 

Với truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng, từ lâu Buôn Đôn được coi như thủ phủ của loài voi. Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội đua voi độc đáo với ý nghĩa tôn vinh sự mưu trí, sức mạnh, sự khéo léo của những nhà thuần dưỡng voi. Lễ hội phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người Mnông.

Lễ hội có rất nhiều hoạt động giải trí đặc sắc như: Lễ cúng cầu cho voi mạnh khỏe, lễ cúng bến nước, lễ hội đâm trâu (hay lễ ăn trâu mừng mùa), voi thi chạy, voi đá bóng, voi bơi vượt sông Sê rê pôk, lễ cúng lúa mới mừng được mùa hội thi văn hoá ẩm thực các dân tộc và hội thi giã gạo…

Lễ hội đua voi Tây Nguyên được du khách trong và ngoài nước yêu thích vì bầu không khí thi đấu rất sôi động, náo nhiệt.

Lễ hội cúng cơm mới

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 3.

Lễ cúng cơm mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc tạ ơn trời đất vì đã cho một vụ mùa bội thu. Ảnh: TL

Lễ cúng cơm mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc ít người như Xơ Đăng, Ê Đê, Thái… tạ ơn trời đất vì đã cho một vụ mùa bội thu. Tại Tây Nguyên, đây là một trong những lễ hội đặc trưng, phổ biến ở nhiều địa phương trong đó có Lâm Đồng.

Khác với các lễ hội khác, khi người dân trong thôn bản sẽ tập trung để tổ chức cùng nhau thì Lễ cúng cơm mới lại tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác. Những gia đình trong buôn đã sắp xếp và thỏa thuận từ trước, vì thế sẽ cùng hợp tác để lễ hội diễn ra suôn sẻ nhất.

Lễ cúng cơm mới trước hết là để ăn mừng vụ mùa, ăn mừng lúa thóc về nhà. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để người dân cúng thần, cúng hồn lúa, cúng tổ tiên, gửi gắm những mong cầu về sức khỏe cho gia đình, mong cầu những vụ mùa sau tiếp tục được bội thu, được lúa thóc đầy bồ.

Lễ cúng cơm mới cũng là dịp để người dân trong bản quây quần lại để vui chơi, tiếng cồng chiêng nổi lên, nhảy múa ca hát suốt ngày đêm. Với những năm thời tiết thuận lợi, cả bản đều bội thu thì lễ hội được kéo dài, từ nhà này qua nhà khác, tụ họp vui chơi không ngừng nghỉ.

Lễ cúng cơm mới tại mỗi nhà cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như lượng lúa gạo thu hoạch được của vụ mùa năm ấy.

Lễ hội tạ ơn cha mẹ

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 4.

Lễ cúng tạ ơn cha mẹ là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J'rai và Ba Na. Ảnh: TL

Lễ hội tạ ơn cha mẹ là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J'rai và Ba Na ở Kon Tum.

Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J'rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Nagọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới.

Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người.

Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng. Nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon. Mặc dù lễ cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày.

Ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui. Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ.

Lễ cúng heo (bò) tạ ơn cha mẹ hay Lễ đập heo (bò) cho cha mẹ ăn là một nét đẹp mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc. Lễ hội đã để lại dấu ấn tốt đẹp cho mỗi người tham dự và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc. Tạo nên sức mạnh đoàn kết của dòng tộc và cộng đồng làng. Phong tục tốt đẹp này sẽ còn tồn tại, lưu truyền và phát huy mãi đến mai sau.

Lễ hội cúng bến nước

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 5.

Người Ê đê làm lễ cúng bến nước để tạ ơn các thần đã cho mưa thuận gió hòa, đem lại nhiều may mắn. Ảnh: TL

Với người dân tộc Ê đê, bến nước cũng có thần linh cư ngụ và cai quản. Do vậy, theo truyền thống, sau khi mùa màng kết thúc, trước khi bước vào vụ sản xuất mới, người Ê đê thường làm lễ cúng bến nước để tạ ơn các thần đã cho mưa thuận gió hòa, đem lại nhiều may mắn. Ngoài ý nghĩa tâm linh, đây còn là biểu hiện sự coi trọng nguồn nước – sự sống của người Ê đê.

Lễ cúng bến nước được diễn ra vào cuối tháng Chạp. Người Ê đê dùng nước lấy từ bến để chế rượu cần thờ cúng. Tại đây thầy cúng khấn cầu xin Giàng cho nguồn nước trong lành, không bao giờ cạn. Mọi người uống nước này đều mạnh khỏe, làm ăn khá giả... Theo phong tục, lễ cúng bến nước được diễn ra tưng bừng trong 3 ngày.

Lễ hội đâm trâu người Bana Tây Nguyên

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 6.

Lễ hội đâm trâu mang đậm nét văn hóa dân gian của người Banar. Ảnh: TL

Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đó là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên.

Lễ hội thường tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Ngày đầu tiên, tiếng cồng chiêng nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí, làm vang động núi rừng.

Lễ hội đâm trâu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Đỉnh cao của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu, những âm thanh, điệu múa, lời ca vang lên xung quanh cột đâm trâu. Đó cũng chính là linh hồn của lễ hội.

Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu còn được phản ánh qua không khí linh thiêng, đậm chất núi rừng khi vị chủ lễ thông báo tình hình buôn làng trong năm. Cầu mong sự phù hộ của các vị thần linh về dự lễ, chứng giám cho tấm lòng của dân làng.

Trong những ngày lễ, tiết mục đâm trâu là phần không thể thiếu, nó thể hiện rõ tính chất của lễ hội. Không khí buổi lễ không hề lắng xuống sau lễ đâm trâu. Lúc này cả làng quây quần bên ché rượu cần, bên những mâm thịt, cùng nhau nhảy múa, ăn uống quanh đống lửa, tận hưởng những thành quả của ngày lễ, sự ban thưởng của thần linh.

Vào khoảng tháng Chạp đến tháng 3 Âm lịch, người Banar ở Tây Nguyên lại mở lễ hội đâm trâu, gọi là Koh Kpo hoặc Groong Kpo Tonơi, để vui đón năm mới, mừng sức khỏe mọi người và cầu chúc mùa màng tươi tốt. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đêm.

Lễ hội đâm trâu như bảo tàng sống động về nét văn hóa dân gian của người Banar, làm phong phú thêm các lễ hội truyền thống của Việt Nam.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tử vi ngày 15/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 15/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 14/5/2024 hôm nay, tuổi Sửu nên làm việc quan trọng từ 9h - 11h.

Thêm một tin đáng mừng cho hàng triệu người chưa có bằng đại học

Thêm một tin đáng mừng cho hàng triệu người chưa có bằng đại học

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Mặc dù không có bằng cấp, trình độ học vấn không cao thì cũng đừng quá lo lắng, thông tin dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng kiếm được mức lương mà nhiều người mơ ước.

Tin sáng 15/5: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh gây mưa to; Hoa khôi đánh ghen giúp bạn bị khởi tố

Tin sáng 15/5: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh gây mưa to; Hoa khôi đánh ghen giúp bạn bị khởi tố

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Do tác động của một đợt không khí lạnh tăng cường, miền Bắc sắp chuyển trạng thái mưa dông, có nơi mưa rất to; Hoa khôi Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM năm 2019 Phan Ngọc Quý bị khởi tố vì gây rối ở một chung cư...

Hà Nội rợp cờ hoa kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội rợp cờ hoa kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đời sống - 3 giờ trước

Trước kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ (19/5), những lá cờ đỏ phấp phới, những khẩu hiệu trên đường khiến mỗi người dân càng thêm kính yêu, biết ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã hiến dâng trọn cuộc đời mình vì độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Hà Nội: Khống chế đám cháy tại nhà dân trên phố Vũ Tông Phan

Hà Nội: Khống chế đám cháy tại nhà dân trên phố Vũ Tông Phan

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Tối 14/5, thông tin từ Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, các lực lượng địa phương đã dập tắt đám cháy nhà dân ở phố Vũ Tông Phan, phường Khương Đình. Vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người.

Kỳ lạ ở Hà Nội, hai bên cách nhau chỉ khoảng vài trăm mét nhưng người dân muốn đi lại phải chạy đường vòng

Kỳ lạ ở Hà Nội, hai bên cách nhau chỉ khoảng vài trăm mét nhưng người dân muốn đi lại phải chạy đường vòng

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Đoạn đường nối giữa đường Tôn Thất Thuyết với đường Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã được rào chắn từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thông xe, hai bên đường trở thành nơi để rác...

Đà Nẵng sẵn sàng cho Lễ hội Pháo hoa Quốc tế 2024 trước sự mong đợi của hàng vạn du khách

Đà Nẵng sẵn sàng cho Lễ hội Pháo hoa Quốc tế 2024 trước sự mong đợi của hàng vạn du khách

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, những chùm pháo hoa rực rỡ sắc màu đầu tiên sẽ thắp sáng bầu trời ven sông Hàn (Đà Nẵng). Đồng thời, muôn vàn hoạt động du lịch khám phá đặc sắc khác đã được chuẩn bị kỹ lưỡng cho một mùa du lịch Hè đầy hứng khởi.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 14/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 14/5/2024

Đời sống - 17 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 14/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Từ 1/7 tới, những khoản phụ cấp nào của công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ sau cải cách tiền lương?

Từ 1/7 tới, những khoản phụ cấp nào của công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ sau cải cách tiền lương?

Đời sống - 17 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, một số khoản phụ cấp sẽ bị bãi bỏ. Vậy những khoản phụ cấp nào sẽ bị bãi bỏ sau cải cách tiền lương?

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 15/5/2024: Nhiều khu dân cư, tuyến phố mất điện từ sáng sớm

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 15/5/2024: Nhiều khu dân cư, tuyến phố mất điện từ sáng sớm

Đời sống - 20 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai nhiều quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ mất điện từ sáng sớm.

Top