Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Nối dài sự sống” từ đột phá nhận thức về hiến mô, tạng

Thứ tư, 15:32 29/08/2018 | Y tế

GiadinhNet - Được sinh ra trên cõi đời đã là hạnh phúc. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, phải rời xa “cõi tạm”, nhiều người đã chủ động lựa chọn cho mình cách “nối dài sự sống” – đó là hiến mô, tạng, để điều tử tế mãi hiện hữu trên cuộc đời này…

Lan toả “ngọn lửa Hải An”

Tháng 2/2018, bé Hải An (7 tuổi, ở Hà Nội) qua đời vì bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa - một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Trước khi qua đời, Hải An đã đồng ý hiến tặng giác mạc của bé để mang lại ánh sáng cho những người khác.

Câu chuyện “thiên thần nhỏ” Hải An hiến giác mạc không chỉ giúp cho hai người có cơ hội nhìn thấy ánh sáng mà đã thực sự tạo nên một phép màu kỳ diệu, truyền đi niềm cảm hứng lớn lao với cộng đồng về nghĩa cử cao đẹp, tử tế trong hiến mô, tạng.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Gíam đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và chị Nguyễn Trần Thuỳ Dương (mẹ bé Hải An). Chị Dương đã đăng ký hiến tặng mô, tạng. Ảnh: Tienphong

Ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và chị Nguyễn Trần Thuỳ Dương (mẹ bé Hải An). Chị Dương đã đăng ký hiến tặng mô, tạng. Ảnh: Tienphong

Nhiều người chia sẻ, nếu trước đây họ vẫn còn hoài nghi, hoang mang về việc hiến mô, tạng thì câu chuyện của bé Hải An đã giúp họ có thêm động lực.

Động lực này không chỉ là vấn đề tinh thần mà còn được chứng minh qua thực tế bằng số liệu cụ thể. Theo thống kê của Trung tâm Ðiều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, ngay sau thời điểm đó trong vòng 1 tháng, từ ngày 25/2 đến cuối tháng 3 có khoảng 1.300 người đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết, chết não.

Có rất nhiều trường hợp đặc biệt như một người mẹ trẻ bế con mới 5 tháng tuổi từ Nam Ðịnh bắt xe lên Trung tâm ở Hà Nội để đăng ký; một nhà sư ở Huế đang học tập tại Thái Lan về quê có việc gia đình, khi bay từ Thái Lan về đến Hà Nội, đã qua Trung tâm đăng ký trước khi tiếp tục bay vào Huế.

Mẹ bé Hải An – chị Nguyễn Trần Thuỳ Dương - cũng đến đăng ký ngay sau khi lo xong đám tang cho con gái yêu của mình.

Gần 5 tháng sau sự ra đi của Hải An, một ngày đầu tháng 7/2018, bé Vân Nhi (12 tuổi, ở Ngọc Khánh, Hà Nội) sau 10 năm chống chọi với căn bệnh u nhú dây thanh quản, đã trút hơi thở cuối cùng.

Điều đặc biệt là từ câu chuyện cảm động của bé Hải An, gia đình cô gái nhỏ Vân Nhi đã có nguyện vọng được hiến tạng. Khi con còn nhận thức được, gia đình đã nói chuyện hiến tạng và Vân Nhi hoàn toàn đồng ý.

Tuy không nói được nhưng con đã mỉm cười. Ánh mắt của con thể hiện niềm mong mỏi làm được một việc tốt, có ý nghĩa" – chị Nguyễn Thị Hải Vân (mẹ bé Nhi) chia sẻ.

Ngọn lửa Hải An, ngọn lửa Vân Nhi – những “thiên thần bé nhỏ” dũng cảm, thực sự đã lan toả trong xã hội. 4 người may mắn, trong đó có cả người cao tuổi, trẻ em, không may mù loà – đã được ghép giác mạc từ nguồn hiến của bé An, bé Nhi.

Hơn 20.000 người ngày chờ, đêm đợi!

Nhận định về năng lực ghép tạng của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ngành ghép tạng của Việt Nam đi sau thế giới khoảng 40 năm nhưng đến nay trình độ ghép tạng của Việt Nam đã ngang bằng với các nước trên thế giới.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng - Giám đốc Ngân hàng Mắt Trung ương - thực hiện việc lấy giác mạc từ nguồn hiến tặng là bé Hải An. Ảnh: Trung tâm ĐPQG về ghép bộ phận cơ thể người.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng - Giám đốc Ngân hàng Mắt Trung ương - thực hiện việc lấy giác mạc từ nguồn hiến tặng là bé Hải An. Ảnh: Trung tâm ĐPQG về ghép bộ phận cơ thể người.

Cả nước đã có 18 trung tâm ghép tạng. Các bác sĩ ở Việt Nam đã thực hiện thành công và làm chủ được các kỹ thuật ghép thận, ghép gan, ghép phổi, ghép tim, ghép giác mạc… Thậm chí, rất nhiều nơi đã có thể ghép đa tạng, ghép đồng thời các mô tạng cho nhiều bệnh nhân…

Nhờ được nhận tạng từ người cho chết não, cơ hội sống của những người bệnh giai đoạn cuối như suy gan, thận, tim, phổi... được cứu sống nhiều hơn. Nhiều người đã có thể sống tiếp cuộc đời tươi đẹp bằng ánh sáng được hiến tặng từ những người hiến giác mạc xa lạ.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều “nghịch lý” trong lĩnh vực hiến, ghép tạng ở nước ta.

Số người tự nguyện hiến tạng đã tăng nhưng vẫn ít so với nhu cầu thực tế. Hơn 25 năm qua, từ khi thực hiện ca ghép tạng đầu tiên (năm 1992), số ca ghép tạng đã thực hiện ở Việt Nam là con số quá ít so với lượng bệnh nhân đang chờ nguồn để ghép mô, tạng rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng.

Dù rất cố gắng nhưng hiện vẫn còn trên 16.000 người bệnh suy chức năng tim, thận, gan, phổi... đang mòn mỏi chờ ghép tạng và hơn 6.000 người mù đang chờ ghép giác mạc. Những bệnh nhân này đang hàng ngày, hàng giờ phải chiến đấu để giành giật sự sống nhưng rất ít người trong số họ có cơ may được ghép tạng vì số người hiến quá khan hiếm.

Trong khi đó, mô tạng từ nguồn các ca chết não, chết vì tai nạn giao thông và các trường hợp tử vong khác không được sử dụng để cứu chữa người bệnh.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người từng băn khoăn: Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó, một tỷ lệ không nhỏ là người chết não, tạng của họ có thể cứu sống rất nhiều người khác. Nhưng rất ít trong số này tự nguyện hiến mô, tạng.

Việc ghép tạng ở Việt Nam vẫn chủ yếu từ người cho sống, đây là điều nghịch lý so với ở nước ngoài. Nếu trên thế giới, hơn 90% số ca ghép tạng được lấy từ người cho chết não thì tại Việt Nam, tỷ lệ đó chỉ chiếm gần 10%. Số được ghép tạng mới khoảng 3.000 ca trong hơn 25 năm qua vẫn chủ yếu là ghép thận lấy từ người sống.

Rào cản lớn nhất là định kiến, quan niệm cũ

Các chuyên gia nhận định, rào cản lớn nhất trong việc hiến mô, tạng là định kiến và quan niệm cũ, trong đó, có những rào cản, áp lực từ phía gia đình, họ hàng, người xung quanh. Cũng theo các chuyên gia, những người trực tiếp đi vận động người dân hiến tạng, gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.

Để mọi người hiểu hơn về ý nghĩa nhân văn của việc hiến mô, tạng cứu người, từ đó bước qua rào cản, thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức về hiến mô, tạng, Báo Gia đình & Xã hội phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người sẽ tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG HIẾN TẠNG MÔ/TẠNG” vào lúc 9h -10h30 ngày 31/8. Mời độc giả đón xem trên báo điện tử giadinh.net.vn.

GĐ&XH

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 1 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 1 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 1 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 3 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Top