Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con bạn đang bị bắt nạt?

Chủ nhật, 14:00 27/01/2013 | Gia đình

GiadinhNet - Những “đầu gấu” này có khi chẳng ở đâu xa mà đang hiện hữu ngay trong lớp học của các em.

Con bạn đang bị bắt nạt? 1

Các em nhỏ cũng đang dần bị nhiễm hành vi bạo lực này.

 
Chuyện không mới nhưng vẫn nóng

Một vài năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường đang trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Những vụ việc này xảy ra ngày một nhiều hơn, hình thức đa dạng và tính chất cũng tàn bạo, dã man hơn. Tạm không nhắc đến vấn đề bạo lực của một bộ phận thầy cô giáo xuống cấp đạo đức, chỉ riêng chuyện bạn bè trong lớp “xử” nhau cũng đủ khiến nhiều bậc cha mẹ lo ngại.

Đáng buồn hơn là những “phi vụ” này đang được các em biến thành một trò vui khi thản nhiên quay clip tung lên mạng. Và nhờ những clip đó mà gia đình, nhà trường và xã hội mới bàng hoàng nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn nạn này, khi những vụ bạo lực tập thể, trong đó, thủ phạm bao gồm cả những nữ sinh ngày càng gia tăng.

Chưa kể, nguyên nhân gây ra xích mích đôi khi chỉ bé xíu. Chẳng hạn, một nữ sinh ở trường THPT Trần Nhân Tông - Hà Nội đã lời qua tiếng lại với bạn vì bạn vô tình giẫm lên chân mình mà không xin lỗi. Chuyện tưởng chỉ dừng lại ở thái độ giận nhau, nhưng không ngờ, cô bạn “đầu gấu” kia đã kéo cả một đám bạn đến đánh đập, làm nhục nạn nhân rồi quay video clip tung lên mạng thay cho lời xin lỗi. Nhiều người thốt lên rằng: Dường như ngày nay bọn trẻ khó giao tiếp, nói chuyện với nhau bằng lời nói mà phải động tay, động chân bằng được.

Những clip dài 3 phút, rồi 9 phút, thậm chí nhiều hơn, mà nội dung chỉ có chuyện đấm đá, giật tóc, xé áo, chửi bới thậm tệ của các nữ quái nhiều nhan nhản trên mạng. Nhưng những côn đồ áo trắng không chỉ xuất hiện ở lứa học sinh lớn, mà đáng lo ngại hơn là các em nhỏ cũng đang dần bị nhiễm hành vi bạo lực này.

Câu chuyện của các học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Phú Lộc A (ấp Cây Điều, Phú Lộc, Tam Bình,Vĩnh Long) đến giờ vẫn khiến nhiều người giật mình khi nhắc lại. Dù chỉ là những đứa con nít, vậy mà một nhóm bốn bé đã biết “tổ chức” đánh mười bốn bạn học của mình trong suốt mấy tháng trời. Ngày nào cũng như ngày nào, trong 15 phút đầu giờ buổi học khi thầy cô chưa vào là một, hai em trong nhóm “côn đồ” này được giao nhiệm vụ canh cửa, các thành viên còn lại thi nhau “xuống tay” với bạn mình.

Mỗi lần đánh như vậy, các nạn nhân phải lãnh đủ 50 roi. Nếu không thì sẽ bị hăm dọa, xé sách vở, chọc thủng lốp xe... Thậm chí, các bé gái cũng phải chịu đòn. Tất cả đều không dám khóc, không dám mách cha mẹ hay thầy cô và không dám phản kháng. Nhóm “đầu gấu” này còn khống chế được cả những học sinh ở các lớp xung quanh. Thế nên, việc bạo hành diễn ra suốt một học kỳ mà nhà trường và phụ huynh đều không hề hay biết.  
 
Con bạn đang bị bắt nạt? 2

Các bé mẫu giáo chơi đùa vui vẻ với nhau.

 
Bắt nạt đang trở thành vấn nạn
 

Nạn nhân bị bắt nạt rất dễ tổn thương về tinh thần.

Bắt nạt là một hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại để lợi dụng một người yếu hơn và đôi khi làm cho chính đứa trẻ bị bắt nạt cảm thấy có lỗi. Đánh, đấm, chửi rủa, dọa nạt, xa lánh, tẩy chay cô lập hoặc làm nhục, bêu riếu những nhược điểm của người khác đều là những hình thức bắt nạt. Thậm chí kẻ bắt nạt còn hay lợi dụng điểm yếu của đối phương để đe dọa, bắt ép người khác làm những việc gì đó mà họ không muốn…

Điều đáng chú ý là hành vi bắt nạt trường học thường xuất hiện từ rất sớm, kể cả ở độ tuổi mầm non. Bắt nạt cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Bởi lẽ, có thể nạn nhân của những hành vi này không bị đau đớn nhiều về thể xác nhưng rất dễ tổn thương về tinh thần. Đôi khi chỉ là chuyện đặt biệt danh mà đứa trẻ có thể bị ám ảnh suốt đời.

Cô Nguyễn Hoài Linh, giáo viên một trường mầm non ở Nhà Bè (TP.HCM) cho biết: “Đôi khi, trong lớp có một bé nào đó muốn làm “đại ca” để sai vặt các bạn, bắt các bạn phải nộp đồ chơi, thức ăn cho mình. Những bé này thường là bé trai, và to khỏe, bạo dạn hơn các bạn khác. Thậm chí các bé gái cũng có thể bắt nạt nhau, nhưng mức độ ít hơn. Các bé bị bắt nạt thường tỏ thái độ e dè và sợ sệt, nhiều khi không dám đến lớp. Bởi vậy trong quá trình dạy, chúng tôi luôn chú ý nhằm phát hiện những hành vi không hay này để chỉnh đốn các bé ngay từ đầu”.

Chị Phương Nga (Chung cư Nam Long, Q.7, TP.HCM) kể rằng: “Thấy con gái thường xuyên mang đồ chơi, kẹo bánh nói là để tặng bạn Bin cùng lớp, tưởng chúng chơi thân, quý mến nhau nên trêu con, gặng hỏi. Không ngờ con hồn nhiên: “bạn Bin là thủ lĩnh, ai cũng phải cho bạn ấy đồ chơi và thức ăn, nếu không bạn ấy sẽ đánh”. May là con mình ngoan ngoãn thực hiện nghĩa vụ nên chưa bị ra tay lần nào.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Dung (Khu tập thể Cao su Sao Vàng, Thanh Xuân, Hà Nội) lại thắc mắc tại sao dạo gần đây con không thích đi lớp, dù trước đó bé rất hứng thú. Thậm chí, bé về nhà cứ khóc bắt đền mẹ làm bé sún răng. Hỏi ra mới biết ở lớp, bé bị các bạn gọi là Sún, và thường xuyên “lêu lêu”, thậm chí đồng thanh gọi cái biệt danh mà bé không thích tí nào. Chị đã phải kiên nhẫn an ủi, giải thích cho con rằng: Răng sẽ thay cái mới đẹp hơn, chỉ cần con chịu khó đánh răng và không ăn nhiều kẹo. Đồng thời, chị cũng phải lên tận lớp để dặn các bé khác không được trêu con mình như thế nữa.

Tuy nhiên, có vẻ như các ông bố coi những chuyện này bình thường hơn. Anh Minh Tiến (Chung cư Thủ Thiêm Xanh, Q.2, TP.HCM) có cậu con trai bốn tuổi bày tỏ: “Theo tôi, chuyện trẻ con trêu chọc, xô xát, thậm chí đánh nhau thì cũng bình thường. Mình không thể phòng tránh hay ngăn cấm được. Thế nhưng, quan trọng bố mẹ phải xem xét mức độ nghiêm trọng và tính chất vụ việc để xử lý kịp thời”.

Anh kể, có lần đón con, thấy con nổi một cục u tím bầm ở trán, hỏi cô giáo thì biết con và bạn chơi đùa, xô đẩy nhau. Do cậu bé kia to con hơn nên đã đẩy con anh té. Con trai anh cũng tường thuật lại tương tự, xét thấy chỉ là chuyện chơi đùa của trẻ con, nên anh bỏ qua. Nhưng lần khác, dù con chỉ bị xước một chút xíu ở mặt, nhưng là do một bạn trong lớp cố tình gây ra. Chưa kể, đây không phải lần đầu tiên con anh và bạn bè cùng lớp bị cậu bé lì lợm này bắt nạt nên anh đã phải gặp trực tiếp bố mẹ của “đại ca nhí” để thông báo cho họ dạy dỗ con, nếu không anh sẽ phải trực tiếp dạy dỗ hộ. 
 

Nhiều trẻ đang bị bắt nạt

Bắt nạt bạn bè là hiện tượng phổ biến đối với nhiều trẻ nhỏ và trẻ ở lứa tuổi vị thành niên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn một nửa trẻ bị bắt nạt trong những năm học ở trường. Việc bắt nạt bạn bè đồng trang lứa tại trường để lại nhiều hậu quả như: nạn nhân sẽ bị tự kỷ, tổn thương lòng tự trọng, chúng sẽ cảm thấy cô đơn hơn, trở thành một kẻ phục tùng và hay bị bất an hơn những đứa trẻ khác.

Sinh Phạm

thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ly hôn vì vợ cũ vô sinh, tôi áy náy nhưng không hối hận

Ly hôn vì vợ cũ vô sinh, tôi áy náy nhưng không hối hận

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

Tôi và vợ cũ từng yêu nhau thắm thiết, chúng tôi đến với nhau từ sự ngọt ngào và khao khát của tuổi trẻ.

Vô tình đọc được tin nhắn nữ đồng nghiệp gửi cho chồng: 'Đêm qua anh có thoải mái không? Em rất hạnh phúc'

Vô tình đọc được tin nhắn nữ đồng nghiệp gửi cho chồng: 'Đêm qua anh có thoải mái không? Em rất hạnh phúc'

Chuyện vợ chồng - 9 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chồng đi tắm, cô đang ngồi trên giường thì thấy điện thoại có tin nhắn đến. Vô tình cầm điện thoại của chồng lên xem, cô sốc khi thấy đoạn tin nhắn mùi mẫn mà một nữ đồng nghiệp gửi cho anh.

Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

Bi kịch cuộc đời của cậu bé Hạ Triều Dũng bắt nguồn từ sự ghẻ lạnh, tàn nhẫn của người bố và mẹ kế.

6 cung hoàng đạo dễ bị lợi dụng nhất khi yêu

6 cung hoàng đạo dễ bị lợi dụng nhất khi yêu

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Trong tình yêu, rất nhiều người tốt bụng, nhẹ dạ cả tin, thường bị người khác lợi dụng tình cảm.

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

Gia đình - 17 giờ trước

Một nụ cười có sức mạnh không chỉ cải thiện tâm trạng của chính mình mà còn truyền đến những người xung quanh.

Chuyện tình xúc động của nữ tiến sĩ và người chồng 'mãi mãi tuổi 48'

Chuyện tình xúc động của nữ tiến sĩ và người chồng 'mãi mãi tuổi 48'

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Yêu say đắm và không ngần ngại cưới anh bảo vệ cơ quan, nữ tiến sĩ Hoàng Thị Hương Trà chưa một ngày nào hối tiếc về quyết định những năm 20 tuổi của mình.

Nhường chồng cho bạn thân, hơn 1 năm sau tôi mới biết sự thật chua chát

Nhường chồng cho bạn thân, hơn 1 năm sau tôi mới biết sự thật chua chát

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuối cùng, chúng tôi chọn cách ly hôn, tôi nhường chồng cho bạn thân của mình. Chồng tôi không bao giờ muốn ly hôn, nhưng cũng không nỡ cướp đi cơ hội làm mẹ cuối cùng của M.A.

Vợ hoang mang khi bị chồng đổ tội ngoại tình rồi kiên quyết ly hôn, phát hiện động cơ của anh ta mới ngã ngửa

Vợ hoang mang khi bị chồng đổ tội ngoại tình rồi kiên quyết ly hôn, phát hiện động cơ của anh ta mới ngã ngửa

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Bất kể chị giải thích thế nào, anh ta vẫn khăng khăng cho rằng vợ mình đã ngoại tình, đuổi chị ra khỏi nhà, thay đổi toàn bộ khóa cửa và kiên quyết ly hôn.

Cao thủ tình trường gọi tên 4 cung hoàng đạo nữ này

Cao thủ tình trường gọi tên 4 cung hoàng đạo nữ này

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có những cô gái khổ sở vì lỡ gặp một người đàn ông đa tình. Thế nhưng khi những gã đào hoa gặp phải tuýp phụ nữ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây thì 'tắt điện' vì họ rất thông minh trong tình yêu.

Dịch vụ nghiền nát ảnh cưới 'đắt như tôm tươi', khách hàng phần lớn là phụ nữ

Dịch vụ nghiền nát ảnh cưới 'đắt như tôm tươi', khách hàng phần lớn là phụ nữ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Hậu chia tay, các cặp đôi tìm đến nhà máy xử lý kỷ vật tình yêu để nghiền nát những chiếc ảnh cưới và đồ lưu niệm. Những vụn rác thải này sẽ được chuyển tới một nhà máy điện nhiên liệu sinh học để tái chế.

Top