Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ cảnh giác ung thư cổ tử cung diễn biến thầm lặng từ 10-15 năm

Thứ tư, 08:00 09/12/2020 | Sống khỏe

Ung thư CTC gặp phổ biến ở phụ nữ, bệnh diễn biến thầm lặng từ 10-20 năm, vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo: Phụ nữ từ 21 tuổi nên sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đây là cách duy nhất phát hiện sớm và bảo đảm chất lượng sống khỏe, giữ gìn hạnh phúc cho các chị em.

Phụ nữ từ 21 tuổi nên sàng lọc ung thư cổ tử cung

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung (CTC) là do virus HPV (Human Papilloma Virus), loại virus lây truyền qua đường tình dục gồm âm đạo, hậu môn hoặc thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng và tay. Khoảng 40% phụ nữ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi sinh hoạt tình dục.

Phụ nữ cảnh giác ung thư cổ tử cung diễn biến thầm lặng từ 10-15 năm - Ảnh 1.

Mắc type 16, 18 có nguy cơ cao mắc ung thư CTC

Đa số các trường hợp nhiễm HPV cơ thể sẽ tự đào thải và khỏi bệnh. Nếu phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao, đặc biệt 2 type 16, 18 - chiếm hơn 70% trường hợp mắc bệnh và phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại. Bệnh tiến triển thầm lặng trong khoảng thời gian từ 10-20 năm để hình thành tiền ung thư, ung thư cổ tử cung xâm lấn. Vì vậy, phụ nữ trên 35 tuổi, đặc biệt là nhóm phụ nữ 45-50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất.

Để hạn chế hậu quả ảnh hưởng và gánh nặng cho hệ thống y tế, quyết định mới nhất của Bộ Y tế đã phê duyệt tài liệu "Đề án thí điểm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và xử trí tại một số tỉnh giai đoạn 2019 - 2025". Theo đề án này, sàng lọc bằng tế bào cổ tử cung được chỉ định cho các phụ nữ trong độ tuổi 21 - 65, đã quan hệ tình dục và ưu tiên phụ nữ trong độ tuổi 30 -54.

Tầm soát ung thư cổ tử cung - Giải pháp "vàng" phát hiện sớm bệnh

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ hiện nay. Theo thống kê trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó khoảng 7 ca tử vong.

Bệnh thường diễn biến thầm lặng, khi xuất hiện các dấu hiện như dịch âm đạo ra bất thường, đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường hoặc sưng chân,... tức cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm.

Nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng khả năng làm mẹ ở phụ nữ chưa có con do phải khoét chóp CTC, cắt CTC hoặc cắt toàn bộ tử cung cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng sống và đời sống tình dục của chị em khi không may mắc phải căn bệnh này.

Phụ nữ cảnh giác ung thư cổ tử cung diễn biến thầm lặng từ 10-15 năm - Ảnh 2.

Tầm soát ung thư định kỳ là cách hữu hiệu để phát hiện bệnh sớm.

Tuy là bệnh lý nguy hiểm, nhưng chị em không nên quá lo lắng, bởi cơ hội chữa khỏi bệnh cao nếu phát hiện kịp thời. Cụ thể, ở giai đoạn tiền ung thư thì tỷ lệ sống sót 5 năm lên tới 90%. Nếu ung thư đã di căn xa, tỷ lệ sống sót 5 năm còn 10-20%.

Theo BS Nguyễn Thị Hiền - Chuyên khoa Sản, BVĐK MEDLATEC, tầm soát ung thư định kỳ là giải pháp "vàng" phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, vì vậy, tất cả chị em nên chủ động xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư CTC. Đặc biệt chú ý nếu có yếu tố nguy cơ cao như: Nhiễm HPV, nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người, nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm, đã từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng, sử dụng thuốc tránh thai uống kết hợp lâu dài,...

Nếu không thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào, chị em cần tầm soát định kỳ theo các mốc như sau:

◊ Từ 21-24 tuổi: Nên làm xét nghiệm Pap smear hay Thin Prep 3 năm/1 lần;

◊ Từ 25 - 65 tuổi: Nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 3 năm/1 lần (theo khuyến cáo ASC 2020 - Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ);

◊ Trên 65 tuổi: Nếu không có bất thường ở tế bào cổ tử cung, thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì có thể ngừng tầm soát ung thư.

Gói ung thư cổ tử cung chính xác, ưu đãi tại MEDLATEC

Thấu hiểu phương pháp chẩn đoán hiện đại giúp dễ dàng phát hiện bệnh, cũng như mang đến mang đến cơ hội điều trị chính xác, vì vậy, bên cạnh hội tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn, bệnh viện còn trang bị đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại. Đặc biệt, BVĐK MEDLATEC là đơn vị y tế tư nhân đầu tiên và là đơn vị y tế thứ 2 sau Bệnh viện Phụ sản TW đầu tư hệ thống máy xét nghiệm HPV Cobas test phát hiện nhiễm HPV với độ chính xác lên tới 99%. Nếu kết quả âm tính thì cần làm xét nghiệm này 3 năm một lần để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ cảnh giác ung thư cổ tử cung diễn biến thầm lặng từ 10-15 năm - Ảnh 3.

MEDLATEC trở thành đơn vị y tế ngoài công lập đầu tiên ở phía Bắc đầu tư hệ thống máy xét nghiệm HPV Cobas test

Đồng hành cùng chị em tầm soát sớm ung thư CTC, các chuyên/ bác sĩ bệnh viện đã xây dựng Gói tầm soát ung thư cổ tử cung gồm đầy đủ các danh mục để phát hiện sớm cũng không bỏ sót bệnh gồm: Khám phụ khoa, nội soi cổ tử cung, xét nghiệm HPV (Tế bảo cổ tử cung - âm đạo (Cellprep), Tế bào cổ tử cung - âm đạo (Thinprep), HPV High Low risk- QIAGEN). Gói khám có ưu đãi lên tới 15%, tức chỉ từ khoảng 1,7 triệu, chương trình áp dụng đến hết ngày 31/12/2020.

Ngoài ra, để giúp khách hàng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp, Bệnh viện giảm 20% chi phí xét nghiệm HPV High risk/ HPV High & Low risk với Gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung cơ bản khi đặt lịch khám chuyên gia Sản khoa (áp dụng đến hết năm 2020).

Vì chất lượng sống và hạnh phúc gia đình, MEDLATEC luôn sẵn sàng đem sự tận tâm, tận tụy và công nghệ tiên tiến phục vụ một nửa thế giới.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 14 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sống khỏe - 16 giờ trước

SKĐS - Chỉ còn nửa tiếng nữa, Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2 sẽ chính thức được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trước lễ vinh danh, không khí đã vô cùng sôi động.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Sống khỏe - 20 giờ trước

Từ ngày trở thành "ông bố trẻ", tiktoker Đỗ Đạt rất stress đến mức ra ít video hẳn đi vì con liên tục quấy khóc đêm, khó ngủ.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 22 giờ trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Top