Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quy định mới về nâng lương từ tháng 9

Thứ hai, 08:26 02/09/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Thông tư có hiệu lực từ 15/9 của Bộ Nội vụ đã hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đây là một trong những chính sách quan trọng chính thức đi vào cuộc sống trong tháng 9 này.

Quy định mới về nâng lương từ tháng 9 1

Từ ngày 15/9, chế độ nâng bậc lương thường xuyên được điều chỉnh. Ảnh: Việt Nguyễn

Kéo dài xét nâng bậc lương nếu bị kỷ luật
 
Thông tư 98/2013/TT-BNV quy định: Với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì được xét nâng một bậc lương. Với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương. Với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
 
9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản
 
Căn cứ vào Nghị định 78/2013 của Chính phủ, hiệu lực từ ngày 5/9, có 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản, trong đó có cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng của UBND cấp huyện trở lên; chủ tịch xã, trưởng công an xã, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính…. Theo đó, tài sản, thu nhập phải kê khai thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành Bản kê khai. Việc kê khai tài sản, thu nhập phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31/12 hằng năm. Việc này nhằm minh bạch tài sản, thu nhập.
Theo thông tư này, các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng lương thường xuyên gồm: Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động; Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc); Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, đi thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, nước ngoài nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
 
Có 2 tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên. Đối với với cán bộ, công chức, cần đáp ứng: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức. Tương tự, với với viên chức và người lao động: Phải được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
 
Về kéo dài xét nâng bậc lương, trường hợp cán bộ bị kỷ luật cách chức; công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức, viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức thì sẽ kéo dài thời gian nâng bậc lương trong 12 tháng. Kéo dài 6 tháng đối với cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo; viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 6 tháng. Kéo dài 3 tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách. Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên bằng tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các trường hợp đó cộng lại.
 
Học sinh được hỗ trợ gạo
 
Từ ngày 1/9, theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mỗi học sinh được nhận hỗ trợ 15kg gạo/tháng trong không quá 9 tháng/năm học. Cụ thể, đối tượng được nhận mức hỗ trợ trên bao gồm: Học sinh tiểu học và THCS đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học và THCS công lập thuộc khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Học sinh là người dân tộc thiểu số có bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có hộ khẩu tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không hưởng chế độ nội trú, có nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày đang học tại các trường THPT và các trường phổ thông có nhiều cấp học công lập. Học sinh thuộc diện này sẽ được tính hưởng hỗ trợ từ ngày 15/3/2013.
 
Việt Nguyễn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chương trình Toán Cambridge tại Vinschool: "Ươm mầm non" từ giáo dục kỹ năng thống kê

Chương trình Toán Cambridge tại Vinschool: "Ươm mầm non" từ giáo dục kỹ năng thống kê

Giáo dục - 10 phút trước

Với chương trình Toán Cambridge ở Mầm non Vinschool, giờ học của các Vinser nhí không chỉ thú vị mà còn giúp các em sớm phát triển nhiều kỹ năng nền tảng.

Từ năm 2024, người làm hộ chiếu (passport) sẽ được hưởng một quyền lợi đặc biệt trong thời gian quy định

Từ năm 2024, người làm hộ chiếu (passport) sẽ được hưởng một quyền lợi đặc biệt trong thời gian quy định

Xã hội - 19 phút trước

GĐXH - Từ năm 2024 người làm hộ chiếu (passport) sẽ chính thức được hưởng quyền lợi đặc biệt này, người dân cần nắm rõ thông tin để không bị thiệt.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT chất lượng, chính xác

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT chất lượng, chính xác

Giáo dục - 20 phút trước

Thủ tướng vừa ban hành chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Đời sống - 53 phút trước

GĐXH - Theo Dự thảo Thông tư quy định đánh số và gắn biển số nhà của Bộ Xây dựng yêu cầu nhiều trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà. Dự kiến Thông tư có hiệu lực từ tháng 8/2024.

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

Pháp luật - 2 giờ trước

Cha mẹ mất không để lại di chúc, nhiều anh, em trong một gia đình có 11 người con đã làm đơn tranh chấp với người con thứ 4 đang ở trên mảnh đất

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang đã xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tổ chức, cá nhân.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Top