Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự khởi đầu đúng hướng

GiadinhNet - Ngày 4/8 tại TPHCM, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 - 2020, với sự hiện diện của đại biểu đến từ Hội Bác sĩ gia đình Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ KHĐT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các trường đại học chuyên ngành Y, Sở Y tế và các bệnh viện thuộc 17 tỉnh thành phía Nam. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (thứ tư từ trái sang) tại Hội nghị triển khai kế hoạch và ký cam kết thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” khu vực phía Nam. 	Ảnh: Đỗ Bá

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (thứ tư từ trái sang) tại Hội nghị triển khai kế hoạch và ký cam kết thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” khu vực phía Nam. Ảnh: Đỗ Bá

Góp phần giảm quá tải cho tuyến trên

Theo Bộ Y tế, Đề án thí điểm bác sĩ gia đình đã bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và TPHCM với các mô hình khác nhau: Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình, trạm y tế có hoạt động bác sĩ gia đình…

Các chuyên gia cho rằng, hiện nay tình trạng bệnh tật ở nước ta là “mô hình bệnh tật kép”. Các bệnh lây nhiễm, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn do thương tích tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng cao. Vì vậy việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mạn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày càng trở nên cấp bách.

Xuất  phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình bác sĩ gia đình ở Việt Nam và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, nếu phát triển mô hình này sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Chính vì những lý do đó, từ đầu năm 2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020” với mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế Việt Nam hiện nay, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện.

Cần nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình trong thời gian tới

Sau hai năm triển khai thực hiện Đề án, đến nay đã có 6/8 Sở Y tế tổ chức thực hiện mô hình bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình tại địa phương và bước đầu đã thu được kết quả khích lệ, điển hình như Sở Y tế TPHCM, Hà Nội, Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, một số trường đại học chuyên ngành Y đã thực hiện đào tạo định hướng để cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình. Sở Y tế những địa phương trên cũng đã cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình và giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình. Hiện các địa phương gồm: TPHCM, Hà Nội, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang đã kiện toàn, thành lập được 240 phòng khám bác sĩ gia đình.

Được biết, ngoài hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám, các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện quản lý sức khỏe, thực hiện công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng…Theo Bộ Y tế, đây là những kết quả đáng ghi nhận, đánh giá sự khởi đầu đúng hướng, phù hợp nhu cầu xã hội, góp phần giảm quá tải bệnh viện, giải quyết bức xúc của xã hội. Để tiếp tục tăng cường y tế cơ sở, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, mô hình bác sĩ gia đình rất cần thiết được nhân rộng.

Tuy nhiên, qua thực tế thí điểm, Bộ Y tế cũng thừa nhận mô hình hoạt động bác sĩ gia đình tại Việt Nam hiện nay là mô hình mới, chưa được quan tâm, đầu tư tương xứng, hoạt động còn tản mạn, nhiều hạn chế, bất cập và hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực có chuyên môn về y học gia đình còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình còn gặp khó khăn. Việc thành lập phòng khám bác sĩ gia đình còn chưa hấp dẫn đối với tư nhân, nên các phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân còn quá ít. Bên cạnh đó, tình trạng hiểu nhầm “bác sĩ gia đình là bác sĩ đến nhà thăm khám, chữa bệnh” vẫn còn trong xã hội. Theo các chuyên gia thuộc Bộ Y tế, bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng.

 

Ngành Y tế 5 địa phương cam kết làm hài lòng bệnh nhân

Ngày 3/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch và ký cam kết thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” khu vực phía Nam, được tổ chức tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) với sự tham dự của hơn 400 đại biểu.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh rằng cơ sở y tế, thầy thuốc dù chuyên môn, kỹ thuật cao nhưng không có tấm lòng với người bệnh thì cũng chưa đạt. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thầy thuốc phải thay đổi quan điểm, cung cách từ ban ơn sang phục vụ người bệnh. Tại Hội nghị, Sở Y tế 5 địa phương (TPHCM, Đồng Nai, Cần Thơ, Tây Ninh, Cà Mau) và 5 bệnh viện (Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhi Đồng 1, Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Thống Nhất) đã ký cam kết  thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

    Đ.Bá

Đỗ Bá/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 1 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 2 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 2 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Top