Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sức mạnh đoàn kết toàn dân: Từ Cách mạng T8 đến cuộc chiến chống COVID-19

Thứ năm, 07:47 19/08/2021 | Xã hội

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bài học quý về sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước. Bài học đó đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

Bởi chỉ khi lòng dân được quy về một mối và tất cả cùng hướng niềm tin vào Đảng - đó sẽ là sức mạnh vô địch để cả dân tộc băng qua khó khăn, tiếp tục làm nên các kỳ tích mới trong công cuộc xây dựng đất nước. 

 Sức mạnh đoàn kết toàn dân: Từ Cách mạng T8 đến cuộc chiến chống COVID-19  - Ảnh 1.

Mít tinh tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội (Ảnh tư liệu)

Sức mạnh của lòng dân và tinh thần đoàn kết trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945

Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng việc xây dựng đoàn kết thống nhất trong nội bộ, lấy đó làm cơ sở để tập hợp quần chúng cùng chung sức, chung lòng thực hiện nhiệm vụ chiến lược là "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"; "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập". Thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam dù số thành viên không lớn, ở thời điểm lãnh đạo, chỉ đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chỉ có khoảng 5.000 đảng viên, nhưng luôn là một khối thống nhất vững chắc. Đó là cơ sở giúp Đảng ta phát huy tối đa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, hiểm nguy.

Cùng với đoàn kết trong nội bộ, Đảng ta không ngừng xây dựng, củng cố khối liên minh công-nông và coi trọng việc đoàn kết, tập hợp các lực lượng khác như thanh niên, phụ nữ, học sinh, trí thức, tiểu thương, tư sản, địa chủ… Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), Đảng ta đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, nhằm "liên hiệp hết thảy các giới, đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn". Coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh "sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập".

Dưới ngọn cờ Việt Minh, quần chúng nhân dân được tổ chức thành các đoàn thể cứu quốc: Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc… Mặt trận Việt Minh không chỉ làm cho khối đại đoàn kết dân tộc được mở rộng, củng cố không ngừng, mà còn là phương tiện nâng lực lượng của khối đại đoàn kết ấy lên một trình độ mới, một chất lượng mới - đại đoàn kết quy tụ dân tâm có hệ tư tưởng, có tổ chức, có lãnh đạo. Qua đó, sức mạnh quật cường, tinh thần sáng tạo của nhân dân được nhân lên gấp bội, tạo nên một lực lượng hùng mạnh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết của toàn dân tộc, nhân dân ta đã làm nên một cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Ngày 2/9/1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, cả dân tộc bước vào thời kỳ "kháng chiến kiến quốc". Đây là thời kỳ vô cùng khó khăn khi ta phải đương đầu với cả giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm… Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc. Quốc hội ra đời với các đại biểu đến từ tất cả các giai tầng trong xã hội, từ công nhân, nông dân, tiểu tư sản, người dân tộc thiểu số thuộc mọi ngành, lĩnh vực văn hóa, tôn giáo… Mặt trận dân tộc thống nhất với nhiều tên gọi khác nhau như: Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò quy tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc, giúp nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954); chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), hoàn thành độc lập và thống nhất đất nước…

Và trong 35 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám luôn là nguồn lực hun đúc ý chí quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của toàn Ðảng, toàn dân ta. Nhờ đó, đất nước đã vươn lên, vượt qua ngưỡng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển; đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện; chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; dân chủ xã hội được phát huy; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.

Và trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19

Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Phát huy truyền thống quý báu ấy, trong trận chiến chống dịch COVID-19 ngày nay, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

 Sức mạnh đoàn kết toàn dân: Từ Cách mạng T8 đến cuộc chiến chống COVID-19  - Ảnh 2.

Lực lượng tuyến đầu đồng lòng, quyết tâm trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 (Ảnh: Tiến Tuấn).

Ngay từ đầu, Việt Nam đã chọn thái độ ứng xử đúng với dịch bệnh là "chống dịch như chống giặc". Nhờ đó, ta có được tâm thế chủ động, đánh giá đúng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh mà không chủ quan, lơ là, cả ở hai phía: chính quyền và người dân. Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của nhân dân, việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh đã diễn ra ở quy mô chưa có tiền lệ. Đến nay, Việt Nam đã khống chế thành công cả 3 đợt dịch bùng phát trong cộng đồng, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, coi là tấm gương trong phòng chống dịch Covid-19.

Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 4 này, với biến thể Delta, dịch bệnh đã lây lan nhanh hơn, khó kiểm soát hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động ngăn chặn, đối phó với dịch bệnh bằng những quyết sách linh hoạt ở từng thời điểm khác nhau.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, ngày 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc, tạo nên sức mạnh và niềm tin để Việt Nam vững vàng vượt qua đại dịch. Tổng Bí thư kêu gọi: "Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng".

Ngày 14/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã phát động phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19".

Trước đó, tại Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 ngày 27/5/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống đoàn kết, luôn thể hiện được bản lĩnh, ý chí vững vàng mỗi khi đương đầu với mọi hiểm nguy, thách thức. Chính vì vậy, không có khó khăn nào mà nước ta không thể vượt qua…

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, trên tuyến đầu, hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân đội không quản khó khăn, nguy hiểm, đi vào những vùng tâm dịch để cứu, chữa cho người dân. Ở cơ sở, lực lượng công an cùng hệ thống chính trị tăng cường chốt chặn kiểm soát vùng dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh. Cùng với đó là hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh, nhưng vẫn sẵn sàng ủng hộ hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Không chỉ ở trong nước, đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài cũng luôn hướng về Tổ quốc, sẵn sàng góp sức, chung tay cùng quê hương đối phó với dịch bệnh.

Những ngày qua, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái "mình vì mọi người và mọi người vì mình", "thương người như thể thương thân" đã được thắp sáng và lan tỏa trong cộng đồng. Nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng lên quyên góp hay trực tiếp đến giúp đỡ bà con khó khăn do dịch bệnh. Những cây "ATM gạo", những siêu thị 0 đồng được thiết lập ở giữa tâm dịch; những mớ rau, quả trứng… được giao tận tay những người cách ly tại nhà… Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa... Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân… Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng.

Hiện nay, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm vẫn tăng cao. Ngay lúc này đây, chúng ta cần phát huy hơn nữa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, "mỗi người dân là một chiến sỹ" cùng chung sức, đồng lòng trong trận chiến chống lại dịch bệnh, trước hết là thực hiện nghiêm thông điệp 5K, hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang, khai báo y tế trung thực, cập nhật thường xuyên thông tin; đồng thời tuyên truyền, nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện.

Hơn lúc nào hết, đoàn kết, chung tay chống dịch là yêu cầu gắt gao ở thời điểm hiện tại. Đó cũng là ý thức công dân, là trách nhiệm xã hội, là kỷ luật, tự giác, là đồng lòng vì cái chung và cũng vì mối an nguy của riêng mỗi người. Có như thế sức mạnh dân tộc mới được nhân lên, đất nước mới sớm đẩy lùi được dịch bệnh.

Theo Minh Duyên/TTXVN

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 3 phút trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Xã hội - 3 giờ trước

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Điệp khúc thời tiết duy trì tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết duy trì tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Hà Nội và Bắc Bộ tiếp tục oi nóng vào trưa chiều. Từ đêm nay, đợt không khí lạnh bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to cho khu vực Bắc Bộ.

Tấm vé mang giải độc đắc Vietlott gần 70 tỷ về cho chủ nhân có bộ số như thế nào?

Tấm vé mang giải độc đắc Vietlott gần 70 tỷ về cho chủ nhân có bộ số như thế nào?

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Tin sáng 18/5: Lời nhắn của người mẹ nghèo khi con trai lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á; phim Việt giờ vàng bị chỉ trích vì tẩy trắng cho kẻ thứ 3

Tin sáng 18/5: Lời nhắn của người mẹ nghèo khi con trai lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á; phim Việt giờ vàng bị chỉ trích vì tẩy trắng cho kẻ thứ 3

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Bà Cường vô cùng bất ngờ và động viên con trai: "Gia đình mình cần phải cố gắng hơn, làm thật nhiều video ý nghĩa gửi đến mọi người"; "Trạm cứu hộ trái tim" đang bị khán giả đánh giá là có kịch bản lan man, xây dựng nhân vật thiếu hợp lý khi kẻ thứ ba như An Nhiên lại được trao nhiều đất diễn nổi bật hơn.

Hà Nội: Cháy tại tòa nhà 4 tầng, hàng chục người hoảng loạn trèo lên mái kêu cứu

Hà Nội: Cháy tại tòa nhà 4 tầng, hàng chục người hoảng loạn trèo lên mái kêu cứu

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Đám cháy xảy ra tại địa chỉ 1174 đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) khiến nhiều người hoảng sợ, mắc kẹt, chạy lên nóc nhà. Lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH đã kịp thời giải cứu hàng trăm người ra khỏi hiện trường vụ hỏa hoạn.

Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tiếng chất vấn hành khách đang khóc thút thít trên xe và câu chuyện phía sau gây xúc động

Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tiếng chất vấn hành khách đang khóc thút thít trên xe và câu chuyện phía sau gây xúc động

Thời sự - 13 giờ trước

Thấy người mẹ nghèo ngồi khóc thút thít, hành động bất ngờ sau đó của một phụ nữ trên xe khách gây xúc động.

Danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" là động lực để doanh nghiệp dược đạt mục tiêu kép

Danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" là động lực để doanh nghiệp dược đạt mục tiêu kép

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Đó là khẳng định của đại diện các đơn vị, doanh nghiệp dược lọt vào danh sách được công nhận doanh nghiệp sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2, tại Hà Nội.

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Thời sự - 16 giờ trước

2 tài xế bị mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ sau khi hai chiếc xe tải tông nhau trực diện.

Top