Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tái hiện lại cảnh vật trong ngôi nhà 48 Hàng Ngang

Thứ sáu, 11:28 21/08/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Sở VH-TT TP Hà Nội vừa phối hợp với Ban Quản lý di tích danh thắng tổ chức trưng bày chuyên đề “Ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập”. Thông qua sự kiện này, người dân càng hiểu hơn về cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Nhà giáo Trịnh Lương (phải) và ông Chu Đình Thường trong buổi triển lãm tại số nhà 48 Hàng Ngang. 	Ảnh N.Mai
Nhà giáo Trịnh Lương (phải) và ông Chu Đình Thường trong buổi triển lãm tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ảnh N.Mai

 

Nhiều tư liệu quý được trưng bày

Triển lãm được tổ chức tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với 80 hình ảnh, tài liệu, hiện vật theo 3 chủ đề: Ngôi nhà 48 Hàng Ngang và gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô; Bối cảnh lịch sử và sự ra đời Bản Tuyên ngôn Độc lập; Ý nghĩa của Bản Tuyên ngôn Độc lập.

Tại tầng một của căn nhà, nhiều ảnh tư liệu về quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu đến người dân, trong đó có nhiều tư liệu quý như: Bản thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập; Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn; Bản thảo nội dung Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Nội dung các chỉ thị quan trọng; Các hiện vật là đồ dùng cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người ở ngôi nhà số 48 Hàng Ngang...

Tầng hai của ngôi nhà là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cộng sự. Đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các hiện vật được trưng bày gồm: tủ đựng tài liệu, bàn làm việc, chiếc giường nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi… Tất cả được bài trí rất gọn gàng, ngăn nắp.

Đại diện Sở VH-TT  Hà Nội cho biết, triển lãm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước. Đồng thời, tưởng nhớ, khắc ghi công lao to lớn của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Bộ quần áo được cắt may đặc biệt

Có mặt tại triển lãm, nhà giáo Trịnh Lương, con trai nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, nguyên chủ nhân ngôi nhà 48 Hàng Ngang cho biết: “Đã mấy chục năm trôi qua nhưng nhìn lại những kỷ vật này tôi cứ ngỡ như chuyện của ngày hôm qua. Dường như Bác Hồ vẫn đang đâu đó trong căn nhà này”. Trong ký ức của ông và gia đình, hình ảnh đầu tiên của Bác đọng lại là sự giản dị với áo sơ mi, quần soóc nâu, chiếc mũ cam bạc và một chiếc vali mây đã cũ.

Ông Lương chia sẻ, kỷ vật làm ông nhớ nhất là bộ quần áo kaki Bác Hồ mặc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Đây là bộ trang phục mà gia đình ông đã đặt may riêng cho Bác Hồ. Ông Lương kể, khi nghe gia đình ông ngỏ ý muốn may cho Bác Hồ bộ đồ mới thì được Bác dặn: “Tôi mặc xuềnh xoàng thôi, cốt tươm tất, giản dị là được”. Nghe Bác Hồ nói vậy, một người trợ lý của cụ Trịnh Văn Bô gợi ý về bộ âu phục của lãnh tụ Stalin. Bác Hồ mỉm cười nói: “Nhưng mình có phải là Stalin đâu?”. Theo ông Lương, Bác Hồ luôn học hỏi tinh hoa, nhưng không theo những khuôn mẫu có sẵn.

Cũng theo ông Lương, sau khi tham khảo ý kiến của mọi người, mẹ ông đã cho mời một người thợ may là chỗ quen biết đến cắt may cho Bác Hồ. Đó là chiếc áo bốn túi, mặc kín cổ khi có việc quan trọng. Lúc thường nhật có thể mở khuy áo thoải mái, đi giày hay đi dép đều hợp với trang phục. Khi người thợ may mang bộ quần áo đến, Bác mặc thử rồi mỉm cười: “Được, thế này là hợp với mình”. Đó chính là bộ quần áo kaki mà Bác Hồ mặc trong ngày trọng đại của đất nước.

Chia sẻ về bộ quần áo đặc biệt này, ông Chu Đình Thường (SN 1926), người thợ phụ có cơ hội cùng ông chủ đến may đo trang phục cho Bác Hồ bồi hồi nhớ lại: “Lần đầu tiên gặp Bác Hồ, tôi không biết Người là ai. Chỉ biết là đến đo kích cỡ để may quần áo cho người tên “cụ Lý”. Bác gầy lắm. Bác mặc một bộ quần áo bà ba màu nâu, trông giống hệt một người nông dân”. Chỉ đến khi dự lễ mít tinh tại Quảng trường Ba Đình, ông Thường mới “giật mình” nhận ra  đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

Pháp luật - 1 giờ trước

Cha mẹ mất không để lại di chúc, nhiều anh, em trong một gia đình có 11 người con đã làm đơn tranh chấp với người con thứ 4 đang ở trên mảnh đất

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang đã xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tổ chức, cá nhân.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Trung Bộ ít mưa, trời có nắng. Dự báo đến đêm ngày 18/5, không khí lạnh được bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to đến rất to cho khu vực Bắc Bộ.

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo; Vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Giáo dục - 4 giờ trước

Dự thảo luật Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) quy định mỗi nhà giáo sẽ được cấp một hoặc hơn một chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên chứng chỉ sẽ bị thu hồi nếu kết quả đánh giá, 2 năm liên tục nhà giáo không hoàn thành nhiệm vụ.

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Thời sự - 4 giờ trước

Bộ GTVT vừa phê duyệt đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn với quy mô 6 làn xe có tổng mức đầu tư 1.875 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Top