Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao trẻ bú mẹ thường ít ốm vặt hơn dùng sữa công thức và cách chọn sữa cho trẻ?

Thứ sáu, 20:00 11/06/2021 | Sống khỏe

Trẻ bú mẹ có đề kháng tốt, ít ốm vặt hơn trẻ không thường xuyên được bú mẹ là do sữa mẹ cung cấp kháng thể tự nhiên và giúp hệ vi sinh vật đường ruột phát triển, trẻ tiêu hóa tốt. Nắm được điều này, các mẹ cũng sẽ biết cách chọn sữa phù hợp để trẻ khỏe mạnh.

Sữa mẹ là nguồn kháng thể tự nhiên cho trẻ

Tại sao trẻ bú mẹ thường ít ốm vặt hơn dùng sữa công thức và cách chọn sữa cho trẻ? - Ảnh 1.

Sữa mẹ luôn diệu kỳ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giàu dưỡng chất, cân bằng và phù hợp với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nói về sự diệu kỳ của sữa mẹ không thể không kể tới các kháng thể tự nhiên: immunoglobulin (IgA - IgM IgG), Lysozyme, Lactoferrin và các chất điều khiển miễn dịch khác.

Trong đó, IgA trong sữa mẹ có tác dụng bao phủ niêm mạc ruột tạo thành một lớp bảo vệ thành ruột không để các mầm bệnh thâm nhập vào. Khi xuất hiện vi khuẩn nguy hại xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể IgA sẽ bao bọc các độc tố vi khuẩn và các kháng nguyên với phân tử lớn (macromolecular antigen) từ đó ngăn chặn sự tiếp cận của chúng với biểu mô.

Với Lysozyme thì đây là một enzym có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn và khả năng chống lại một số virus. Hàm lượng Lysozyme ở sữa mẹ lớn hơn 5.000 lần so với sữa bò.

Và một loại kháng thể quan trọng trong sữa mẹ đó là Lactoferrin. Lactoferrin có khả năng liên kết và vận chuyển sắt trong máu đến các tế bào. Nhờ đó hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại (vi sinh vật này vốn sống phụ thuộc vào sắt ở trong máu).

Dưới 3 tuổi, do hệ miễn dịch chủ động chưa phát triển hoàn chỉnh và trẻ được bảo vệ bởi hệ miễn dịch thụ động bằng các kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Do đó, sữa mẹ và đặc biệt là sữa non có ý nghĩa quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ. Trẻ được bú mẹ đầy đủ có sức đề kháng miễn dịch tốt hơn những bé không được bú mẹ thường xuyên, trẻ dùng sữa công thức.

Sữa mẹ có ý nghĩa quan trọng với hệ vi sinh vật đường ruột

Tại sao trẻ bú mẹ thường ít ốm vặt hơn dùng sữa công thức và cách chọn sữa cho trẻ? - Ảnh 2.

Sữa mẹ có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ.

Hệ tiêu hóa chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể trẻ. Và hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó. Do đó, trẻ có hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng và khỏe mạnh cũng có đề kháng miễn dịch tốt và khỏe mạnh.

Theo các nghiên cứu, trẻ được bú sữa mẹ có thể giúp trẻ phát triển đầy đủ các vi khuẩn đường ruột có lợi, đặc biệt là các lợi khuẩn quan trọng như Bifidobacterium và lactobacillus. Từ đó xây dựng hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng, tăng khả năng miễn dịch đường ruột.

Theo nghiên cứu của nhóm Tiến sĩ Donald Leung (Giáo sư nhi khoa tại National Jewish Health ở Denver) được công bố trên Tạp chí Scientific Reports đã phát hiện ra sữa mẹ có hàm lượng cao của GML (Glycerol monolaurate) cao. GML là một axit béo tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rộng. Với hàm lượng GML cao đã giúp sữa mẹ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại như Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens. Đây đều là những hại khuẩn gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.

Theo nghiên cứu từ hai nhà khoa học Chien và Howie, trẻ sơ sinh dùng sữa công thức hoặc sử dụng kết hợp giữa sữa mẹ và sữa công thức thì có khả năng mắc nhiễm trùng đường ruột cao gấp 2.8 lần so với các bé hoàn toàn bú mẹ ngay từ khi mới sanh.

Do đó, trẻ bú mẹ thường có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và theo đó là sức đề kháng tốt hơn, ít ốm vặt hơn trẻ không được bú mẹ hoàn toàn.

Chọn sữa công thức như thế nào để trẻ đề kháng tốt?

Cần nhấn mạnh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các mẹ hãy cố gắng tối đa để trẻ được bú sữa non, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến 2 tuổi. Trong trường hợp mẹ ít sữa, thiếu sữa hoặc không thể cho con bú, cần lựa chọn sữa thay thế thì nên ưu tiên sữa có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với lứa tuổi, vị thanh mát và đặc biệt có chứa 2 thành phần:

Thứ nhất: Bổ sung kháng thể, đặc biệt là Lactoferrin. Đây là kháng thể quan trọng trong việc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thứ hai: Là Synbiotics, bao gồm lợi khuẩn và chất xơ FOS, GOS đóng vai trò là thức ăn cho lợi khuẩn, giúp nuôi dưỡng và phát triển hệ vi sinh vật tốt nhất. Mẹ nên ưu tiên sữa có bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium.

Ngoài ra, để trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt nên ưu tiên chọn sữa có chất béo OPO.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!


photo-2

Chuyên gia dinh dưỡng Vivian Kitum đưa lời khuyên: "Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên cần được bổ sung thêm kháng thể từ sữa mẹ. Trường hợp phải sử dụng sữa công thức, muốn con khỏe mạnh mẹ nên ưu tiên sữa có bổ sung kháng thể Lactoferrin để trẻ được tăng cường đề kháng và dưỡng chất Synbiotics với lợi khuẩn Bifidobacterium cùng chất xơ FOS, GOS để hệ tiêu hóa khỏe mạnh."

Sữa PureLac bổ sung đầy đủ kháng thể Lactoferrin và dưỡng chất Synbiotics với 3 triệu CFU lợi khuẩn Bifidobacterium/1g sữa và chất xơ FOS, GOS góp phần giúp trẻ tăng đề kháng, tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường hấp thu. Hiện PureLac được nhập khẩu nguyên hộp từ New Zealand bởi tập đoàn DETECH và được hàng ngàn bà mẹ tin tưởng, lựa chọn và phản hồi tích cực.

Tham khảo tại website: purelacmall.vn

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Người ngủ ngáy thường nói họ không ngáy, phải chăng do họ không hề nghe thấy tiếng ngáy của mình? Các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

Sống khỏe - 13 giờ trước

Một số nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khác biệt cùng với quá trình lão hóa, vì vậy việc đưa một số thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống có thể giúp mọi người làm chậm quá trình lão hóa.

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Sống khỏe - 19 giờ trước

Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

Top