Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Tằng cẩu” từ thuở 13 - nạn tảo hôn tới mức báo động ở Sơn La

Thứ hai, 08:42 26/08/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mười ba tuổi đã “tằng cẩu”, 15 tuổi làm mẹ, mới ngoài 30 tuổi đã lên chức ông, bà… Những câu chuyện buồn về tảo hôn rải khắp các bản làng của 11 huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La cứ ám ảnh chúng tôi.

“Tằng cẩu” từ thuở 13 - nạn tảo hôn tới mức báo động ở Sơn La 1

15 tuổi đi lấy chồng, Lường Thị Hương (trái) già dặn hơn hẳn người chị hàng xóm  vẫn đang đi học, hơn mình 3 tuổi. Ảnh: Võ Thu.

Tại Sơn La, cứ 100 cặp kết hôn thì có hơn 23 cặp tảo hôn, gần 3 cặp kết hôn cận huyết thống. Tỷ lệ tảo hôn trong 3 năm (2007 - 2009) là 23,3%. Thậm chí, con số này tại một số huyện tới 58,3% (Sốp Cộp) hay 33% (Thuận Châu)… Công cuộc phòng chống tảo hôn, kết hôn cận huyết không chỉ là nỗi lo của riêng ngành DS - KHHGĐ, mà đã thành “vấn nạn” đối với toàn tỉnh miền núi Tây Bắc còn rất nhiều khó khăn này.

Mười lăm tuổi mới lấy chồng là muộn lắm (?!)

Khi chúng tôi đề nghị được đến thăm một vài gia đình có con em tảo hôn, anh Hà Văn Lai, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thuận Châu không ngần ngại thốt lên: “Nhiều lắm nhà báo ơi! Chỉ có điều sợ không gặp được các em vì đang là mùa đi làm nương thôi!”.

Theo chân cán bộ dân số huyện Thuận Châu, dọc theo đường QL 6, chúng tôi “thẳng tiến” tới xã Phổng Lái. Chị Lò Thị Tiện – Cán bộ chuyên trách dân số xã dẫn chúng tôi tới thăm ngôi nhà sàn nhỏ nằm dưới chân đèo Pha Đin, thuộc bản Khau Lay, cách trung tâm huyện chừng 20km. “Gia đình này có hai chị em cùng lấy chồng từ thuở 13- 15 đấy!”, chị giới thiệu. Đó là gia đình em Lường Thị Hương. Hương vừa đi hái chè trên nương về. Năm nay vừa tròn 15 tuổi, 3 tháng trước, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, em phải nghỉ học. Một tháng sau, em lấy chồng. Làm quen, cưới vẻn vẹn chưa đầy 4 tuần.

Theo phong tục của người Thái Đen tại Sơn La, con gái đi lấy chồng là phải “tằng cẩu” – búi toàn bộ tóc lên đỉnh đầu. Đây cũng là điểm phân biệt giữa người Thái Đen và người Thái Trắng; cũng là dấu hiệu để “nhận diện” người có chồng và chưa chồng. 15 tuổi, gương mặt mệt mỏi, búi “tằng cẩu” cao trên đầu khiến Hương già dặn hơn những hình dung về lứa tuổi trăng rằm. Theo lệ, chồng Hương sẽ ở rể đến hết năm nay. Cuối năm, Hương sẽ về bên nhà chồng chính thức làm dâu tại bản Nộm Pè, xã Phổng Lái.

Nhà Hương có 3 chị em. “Đấy là em còn lấy chồng muộn! Chị gái em lấy chồng từ năm 13 tuổi. Năm đó, anh rể 18 tuổi. 15 tuổi, chị gái em đã sinh con!”, Hương hồn nhiên kể. Cũng theo bà mẹ trẻ con này, mỗi năm, lớp em có khoảng 3-4 bạn gái bỏ học đi lấy chồng. Sĩ số lớp học cứ thế “rơi rụng” dần theo từng học kỳ. “Lấy chồng sớm thế, em có nhớ lớp, nhớ trường, nhớ thầy cô không, có tiếc không?”, tôi hỏi. Hương lý nhí: “Có chứ! Nhìn sách vở em vẫn nhớ. Nhưng nhà nghèo, phải lấy chồng thôi chị! Ai cũng thế mà!”. “Em có sợ mang thai, sinh con không? Mẹ và chị gái có chia sẻ gì kinh nghiệm trước khi em có bầu không”, tôi hỏi tiếp. Hương lắc đầu nguầy nguậy, trả lời tôi bằng sự hồn nhiên đến bất ngờ: “Không chị ạ! Em còn nhỏ thế này, có thai sao được?”.

Tại xã Phỏng Lăng, huyện Thuận Châu, anh Lường Văn Đại – cán bộ tư pháp xã chỉ cho chúng tôi xem tập sổ đăng ký khai sinh dày cộm. Anh chia sẻ: “Không thiếu những gia đình sinh con đến 8 năm mới tới xã đăng ký khai sinh. Những trường hợp con 1-2 tuổi mới được khai sinh là “chuyện thường ngày ở huyện”. Anh lý giải: “Bà con ở đây dù có tảo hôn cũng đợi đến lúc “được tuổi” mới đi đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh cho con. Thậm chí có người còn đưa con đi học, nhà trường yêu cầu giấy khai sinh mới tá hỏa đi đăng ký”.
 
“Tằng cẩu” từ thuở 13 - nạn tảo hôn tới mức báo động ở Sơn La 2

Trẻ em ở Thuận Châu, Sơn La. Ảnh: Võ Thu.

Lên chức ông ở tuổi 30

Năm 2012, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu có 22 trường hợp tảo hôn. 6 tháng đầu năm 2013, con số này là 91 trường hợp. Ở đây, các em ở bản vùng 3 (bản Lái Bay, Lái Cang, Lái Lé, bản Kính), cứ học hết lớp 5 là phải xuống vùng giữa xã để học lớp 6. Những gia đình nghèo, thiếu lao động, không có tiền cho con đi học, các bé gái phải ở nhà lấy chồng hết lượt. Chuyện “tằng cẩu” từ tuổi 13,14 là rất bình thường.

Năm 2012, tỷ lệ tảo hôn tại huyện Thuận Châu  là 20,4%, tăng 8% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013, toàn huyện có 205 cặp tảo hôn trên tổng số 831 cặp kết hôn (chiếm tỷ lệ 24,7%). Số không đăng ký kết hôn là 368 cặp.
Khác với các tỉnh miền núi Tây Bắc khác, tại Sơn La, không phải cứ ở vùng sâu, vùng xa mới nhức nhối tình trạng tảo hôn, mà ngay tại khu dân cư gần trung tâm thành phố, tảo hôn chưa bao giờ là câu chuyện “hiếm có khó tìm”.

Đường vào bản Nam, xã Hua La, TP Sơn La từ mấy năm nay đã được rải nhựa. Hai bên trục đường chính, những căn nhà ngói, cao tầng san sát nhau. “Bà con làm giàu từ cây café. Thu nhập bình quân một nhà cũng tầm 300-400 triệu/năm. Có nhà khá hơn, con số này lên đến 600 triệu đồng. Cũng từ đây, không thiếu những câu chuyện tình trên đồi café được sinh ra, kết quả là những đám cưới tảo hôn”, chị Lù Thị Phong – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ TP Sơn La chia sẻ.

Điều kiện kinh tế khá giả, các gia đình đều tạo điều kiện cho con em đi học, ít nhất là hết THCS. Tuy nhiên, từ mấy năm nay, tại bản này, “phong trào” lấy chồng lấy vợ sớm bùng nổ khiến người lớn đau đầu. Cảnh những người mới ngoài 30 đã có cháu nội, cháu ngoại bế bồng là chuyện rất bình thường.

Đón chúng tôi tại căn nhà hai tầng khang trang, em Quàng Văn Kiên, 18 tuổi vẫn còn mặc trên mình áo khoác đồng phục Trường THCS Quyết Tâm, TP Sơn La. Kiên khoe em vừa lên chức bố được 1 tuần. Vợ Kiên hơn chồng 4 tuổi, quen nhau khi cả hai cùng đi hái café trên đồi, sau 2 tuần thì cưới. “Lấy vợ hơn tuổi để nhà có thêm lao động, làm nương chị ạ!”, Kiên hồn nhiên lý giải.

Ông Lò Văn Sam, cộng tác viên dân số bản Nam cho biết: Nếu tính tuổi nữ từ 17 tuổi 1 ngày trở lên đã lấy chồng thì nhiều vô kể nhà báo ạ! Từ năm 2012 đến nay, ở cái bản chỉ vài trăm dân này đã có hơn 20 cặp tảo hôn rồi. Các cháu đua nhau kết hôn, xã quán triệt nhiều lắm nhưng không hiểu sao vẫn cứ xảy ra như thế.

Cách nhà em Kiên không xa, chúng tôi ghé vào gia đình em Quàng Thị Anh. Năm nay cô bé 14 tuổi, học đến hết lớp 6, chán học, không đến trường nữa, dù trường chỉ cách nhà không xa. 14 tuổi, gương mặt Quàng Thị Anh vẫn còn đậm nét ngây thơ, vụng về lứa tuổi trăng tròn. “Bạn trai em hơn nhiều tuổi lắm. Chúng em quen nhau khi đi hái café”, em Anh nói. Ông Lò Văn Quân (53 tuổi), ông ngoại em Anh kể thêm: “Cháu rể của ông ở xã khác, đi làm thuê ở đây. Cả hai đã làm đám hỏi từ một năm nay. Bố mẹ hai bên đã đi lại và nhận dâu rể! Cháu rể cũng đang ở rể ở đây cho hai đứa “quen hơi” nhau”.

Chúng tôi đều bất ngờ trước thông tin này. Anh Trần Đình Thuận – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La hỏi Quàng Thị Anh: “Cháu ngủ chung, không sợ có thai sao?” – “Sợ chứ, nhưng có thai thì phá thôi!” – câu trả lời “thẳng tưng” của cô bé 14 tuổi khiến chúng tôi không khỏi giật mình. Ông ngoại phải đỡ lời: “Phải bảo là có thai thì cưới chứ, ai lại phá!”. Trả lời cho câu hỏi về việc em có dùng biện pháp tránh thai nào không, Quàng Thị Anh hồn nhiên cho biết, em chưa từng nghe đến các biện pháp tránh thai là gì, thậm chí chưa từng nhìn thấy bao cao su có hình thù như thế nào!

Cũng tại bản Nam, chúng tôi tới thăm gia đình ông Quàng Văn Toán. Ông Toán năm nay 38 tuổi, đã là ông nội, ông ngoại từ mấy năm nay. “Truyền thống đấy! 17 tuổi tôi lập gia đình. Vợ tôi cũng thế. Đến giờ, con gái (SN 1992), con trai (SN 1994, 1996), con dâu, con rể cũng đều lấy chồng, lấy vợ lúc 17 tuổi. Cho chúng nó đi học nhưng không thích nên nghỉ hết rồi”, ông nói. “Nhà ông không bảo các cháu hoãn “cái sự sung sướng” lại được sao, chờ đủ tuổi hẵng cưới?”, anh Thuận hóm hỉnh hỏi. Người đàn ông này trả lời: “Chúng nó đã ưng nhau thì cản đằng giời! Như con trai tôi, không cho lấy vợ, nó dọa bỏ đi, đành phải cho cưới đấy!”.

Ghi chép của Võ Thu

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top