Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Thần y" xứ Thanh và bài "thuốc treo" gây tê chữa gãy xương hiệu nghiệm

Thứ bảy, 08:00 31/08/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - Hơn 400 năm qua, dòng họ Lò ở bản Buốc (xã Lân Phú, huyện Lang chánh, Thanh Hóa) vẫn lưu truyền một bài “thuốc treo” kỳ lạ với khả năng gây tê và nối xương rất hiệu nghiệm.

Người bệnh không cần uống, không cần bôi hay đắp trực tiếp lên vết thương mà chỉ cần treo một túi thuốc nhỏ làm từ rễ của 4 loại cây có sẵn trong vườn là khỏi. Đã có hàng nghìn bệnh nhân được cứu chữa thành công nhờ bài thuốc kỳ bí này.
 
"Thần y" xứ Thanh và bài "thuốc treo" gây tê chữa gãy xương hiệu nghiệm 1

“Thần y” Chìm đang giới thiệu về bài thuốc. Ảnh: T.G

 
Bài thuốc kinh qua  bốn thế kỷ

Theo chân Trưởng bản Phạn Văn Quyên, chúng tôi tìm đến gia đình ông Lò Văn Chìm, người được mệnh danh là “thần y” xứ Thanh. Nhìn thoáng qua, ông Chìm già dặn hơn cái tuổi 50 của mình khá nhiều. Trò chuyện với người viết, ông cười phúc hậu kể: “Bài thuốc này đã khoảng 400 năm tuổi. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho đến nay, bài thuốc của dòng tộc đã truyền đến đời thứ  sáu”. Theo ông Chìm, bài thuốc gia truyền của gia tộc mình khá đơn giản nhưng lại chữa được nhiều bệnh khác nhau như đứt chân, gãy xương, bỏng, bầm dập, đau bụng, đau đầu, thậm chí cả sài, đẹn ở trẻ em.

Người đàn ông này không ngần ngại chia sẻ về các vị của bài thuốc: “Thuốc treo” là một gói nhỏ bằng hai ngón tay. Bên trong gồm rễ của bốn loại cây sẵn có trong vườn là ớt, chuối, đu đủ và slăng (tên một loại cây thuốc do người dân tộc Thái đặt – PV). Cả bốn loại rễ cây này được rửa sạch, mỗi thứ cắt làm 9 đoạn bằng nhau dài khoảng 4cm. Sau đó chúng được cho vào trong mảnh vải trắng, sạch, gói lại. Nó được dùng để treo trong nhà người bệnh suốt quá trình chữa bệnh, chữa vết thương”.

Muốn “thuốc treo” phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả nhanh chóng, bệnh nhân bị gãy xương, gãy tay, đau đầu, bỏng… phải bắt buộc tuân theo một quy trình cụ thể. Khi người nhà mang túi thuốc về sẽ được di chuyển chỗ treo ba lần, mỗi lần cách nhau ba ngày. Đầu tiên, thuốc được treo ở chái nhà, sau đó chuyển vào treo ở giữa cửa chính, tiếp theo là dây màn phía đuôi giường và đầu giường của người bệnh. Thuốc được treo cố định ở vị trí này cho đến khi nào khỏi bệnh thì tháo bỏ đi.

Giải thích về quy trình này, ông Chìm cho biết: “Bài thuốc nào cũng phải thích ứng dần dần với người bệnh. Ban đầu để thuốc ở xa, khi người bệnh quen với vị thuốc thì mới được di dời đến gần. Mỗi lần dịch chuyển vị trí gói thuốc đến gần người bệnh thì sẽ gây ra cảm giác đau tăng lên trong khoảng 5 - 10 phút tại vùng chữa trị. Điều này cũng giống như khi bác sĩ tăng liều lượng thuốc trong điều trị bệnh”.

Để túi “thuốc treo” phát huy tác dụng một cách tốt nhất, ông Chìm dùng kết hợp với một chai rượu thuốc. Chai rượu thuốc này là rượu gạo nguyên chất, ngâm nghệ hoặc gừng trong một tháng. Rượu được dùng để bôi vào vùng vết thương hở, bôi ngoài da trên vết gãy xương mỗi ngày 3 đến 4 lần, mỗi lần cánh nhau 5 tiếng đồng hồ. Rượu gừng có khả năng sát trùng, giúp làm tan các vết máu tụ, bầm tím, làm giãn nở các cơ, giúp vết thương khô và khỏi nhanh chóng. Còn rượu nghệ sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo các tế bào mới.

Điều kỳ diệu của bài thuốc khiến nhiều người tìm đến nhờ vả “thần y” này chính là bài thuốc có khả năng gây tê cực kỳ hiệu quả. Tất cả những vết thương ngoài da như bỏng, đứt chân, tay, gãy xương dù nặng đến đâu nhưng sau khi “treo thuốc” thì cảm giác đau nhức sẽ nhanh chóng tan biến. Về điều này, ông Chìm bảo, trong thành phần của rễ cây thuốc có tác dụng giảm đau như thuốc gây tê. Trong cả quá trình điều trị, người bệnh chỉ cần một gói thuốc và dùng đúng một lần.
 
Lòng thiện của lương y

Suốt 11 năm làm phúc cứu người, ông chưa bao giờ đòi hỏi một đồng tiền công nào. Giờ nhớ lại, chính “thần y” Chìm cũng chẳng nhớ nổi mình đã điều trị cho bao nhiêu ca bệnh. Ông cười tươi bảo: “Nhớ làm sao được chứ. Từ năm 1992 tới giờ đếm qua cũng mấy nghìn người. Hơn nữa, tôi lấy thuốc làm phúc nên cũng chẳng ghi tên tuổi địa chỉ của ai. Người nào đau đến xin thì mình lấy thuốc, chứ đâu phải bán lấy tiền mà tính thang, tính gói. Có người trả ơn con gà, người khá hơn thì cho vài chục ngàn. Có người do hoàn cảnh khó khăn, chỉ cảm tạ bằng lời nói, tôi cũng vui lòng”.
 
"Thần y" xứ Thanh và bài "thuốc treo" gây tê chữa gãy xương hiệu nghiệm 2
Vi Văn Ngân,  được “thần y” cứu chữa khỏi nhờ  túi thuốc treo.
Ảnh: T.G

Cũng bởi y đức tốt đẹp ấy mà ở khắp cái xã nghèo này, hễ có ai đau, bệnh lại tìm đến ông cầu cứu. Gia đình ông thậm chí còn được người dân địa phương trìu mến đặt tên là “bệnh viện của người nghèo”. “Nhìn khắp bản Buốc, cả 100% gia đình đã dùng phương thuốc của ông. Có nhiều người bị bệnh nặng, chữa vất vả nhưng ông Chìm không đòi một đồng tiền công”, ông Phạm Văn Quyên, Trưởng bản Buốc khẳng định với chúng tôi như thế.

Nói về tài chữa bệnh của ông Chìm, người dân bản Buốc đến giờ vẫn còn nhắc đến trường hợp của ông Hà Văn Thơm (50 tuổi, người cùng bản - PV). Cuối năm 2006, trong một lần đi rừng kéo gỗ, khi đang xuống dốc, một cây gỗ bị tuột móc lao thẳng vào chân ông làm rách nhiều mảng thịt lớn ở ống chân, còn phần xương thì dập nát hoàn toàn. Vì hoàn cảnh gia đình nghèo, không có điều kiện đi bệnh viện, bà Vi Thị Tẳn, vợ ông Thơm liền cõng chồng đến nhờ ông Chìm cứu giúp. “Đang là mùa đông, vết thương lại phạm, xương thì gẫy nát, ông ấy cứ khóc rưng rức suốt đêm, cả nhà chẳng ai ngủ được. Thế mà xin thuốc về “treo” là hết đau luôn. Chưa đầy hai tháng, chồng tôi đã tự chống gậy đi lại được”, bà Tẳn nhớ lại. Để khẳng định điều vợ mình nói, ông Thơm kéo ống quần lên, để lộ những vết sẹo lồi lõm lớn ở cẳng chân do lần gặp nạn để lại.

Một trường hợp khác, anh Phạm Văn Quý (em trai ông trưởng bản - PV) đi rừng bị người ta lao cây nứa từ trên núi xuống cắm vào vai, khiến toàn bộ vùng da thịt cánh tay và bả vai đứt lìa. Sau khi “treo thuốc” được 5 tuần thì vết thương đã khô và lành được rất nhiều. Hiện giờ, trên vai anh vẫn còn lại một vết sẹo rất lớn. Anh Quý cười bảo: “Ông Chìm đúng là “thần y”. Chữa bệnh rất giỏi nhưng chưa đòi hỏi ai một đồng tiền công”.

Theo ông trưởng bản Buốc, nhiều cán bộ người Kinh ở tận dưới phố huyện cũng tìm đến ông Chìm xin thuốc. Trước đây, ông Lê Minh Truyền, bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Lang Chánh bị tai nạn gẫy chân phải bó bột. Biết tin ông Chìm chữa bệnh giỏi, bác sĩ này đã nhờ người anh em ở cùng bản với “thần y” xin thuốc. Sau khi khỏi bệnh, chính ông Truyền đã lặn lội từ phố huyện lên nhà ông Chìm cảm ơn.

Mặc dù được nhiều người tôn là “thần y” nhưng ông Chìm luôn khiêm tốn. Nói chuyện với người viết, ông thở dài tâm sự: “Hiện nay, cả xã chỉ có hai người còn lưu giữ phương thuốc này. Trước đây, sợ thất truyền, tôi đã dạy lại người em trai tên là Lò Văn Huân. Hai anh em tôi giờ cũng đã có tuổi, nhưng việc tìm người để truyền dạy bài thuốc khó lắm, bởi tiêu chuẩn rất khắt khe. Nếu như người trong nghề chẳng may phạm vào những điều cấm kị sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và người bệnh. Nếu thầy thuốc chẳng may quên dặn dò bất cứ quy định nào, thì thuốc sẽ không có tác dụng, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị”. Ông Chìm nén tiếng thời dài nói tiếp: "Bài thuốc này vốn là gia truyền, không thể truyền cho người ngoại tộc. Ai đó muốn học được nghề trước tiên phải hiền lành, có tư chất đạo đức tốt, không độc miệng, không có dã tâm và ham lợi".

Giây phút chia tay ông Chìm, tôi cứ nghĩ mãi về nỗi lòng của thầy lang miền núi này. Tấm lòng thiện, hành nghề làm thuốc giúp đời của ông thì đã được minh chứng qua sự kính ngưỡng của đông đảo người bệnh. Nhưng bài “thuốc treo” độc đáo của ông, thì vẫn chưa thể phổ biến rộng rãi khi chưa được các cơ quan chức năng kiểm định một cách cụ thể. Quan trọng hơn, ở tuổi 50, ông Chìm vẫn đau đáu với nỗi niềm tìm được truyền nhân. Thời gian không chờ đợi ông và nếu vì những tiêu chí khắt khe nói trên, bài “thuốc treo” từng cứu giúp hàng nghìn người thất truyền, thì đó sẽ là sự nuối tiếc lớn. 
 
Bài “thuốc treo” nên được kết hợp với Tây y

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa Lang Chánh cho biết: ““Thuốc treo” là một bài thuốc dân gian đã tồn tại lâu đời trong các bản làng. Bài thuốc thường được làm bằng lá hoặc rễ cây rừng, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như sát khuẩn, tái tạo tế bào mới, nối xương. Vì vậy việc kết hợp hợp lý giữa bài thuốc dân gian và y học hiện đại sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình điều trị”. Tuy nhiên, ông Hà cũng khuyến cáo trước khi sử dụng phương thuốc dân gian, bệnh nhân cần đến cơ quan y tế để khám bệnh. Đối với trường hợp gãy xương phải được bó bột, cố định xương, tránh để lại những di chứng đáng tiếc.
 
Lê Vi
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 11 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 15 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 16 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top