Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thất kinh chuyện qua đường

Thứ hai, 16:58 25/11/2013 | Xã hội

Chuyện tưởng như đơn giản, nhưng thực tế người đi bộ băng qua đường thật không dễ dàng với mật độ xe cộ dày đặc trên đường phố.

Thất kinh chuyện qua đường 1
Người đi bộ phải đi thành nhóm để có thể qua đường - Ảnh: Bạch Dương

Sợ hơn... vác súng ra chiến trường

Não bộ phải xử lý như một cái máy, tự tránh anh nào đang vừa lái xe vừa nhắn tin điện thoại, chú ý anh nào vừa chạy vừa kiếm số nhà, đoán hướng bác nào bị che chắn tầm nhìn không thấy mình… để quyết định đứng im, chạy, nhảy, đi thụt lùi hay từ từ tiến tới.

Những chỗ không có đèn tín hiệu thì còn dễ sợ còn hơn là vác súng ra chiến trường

Ông Duke Godwin

Vừa được chúng tôi dẫn qua giao lộ Thủ Khoa Huân - Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM), ông Duke Godwin (đến từ Thụy Sĩ) thở phào: “Hình như vạch kẻ đường của bạn chỉ vẽ để trang trí. Dù có đèn tín hiệu hay không, xe cộ vẫn liên tục lưu thông nên chúng tôi không thể nào đi sang được đường bên kia”. Ông Duke Godwin cho hay trước khi sang VN du lịch, ông đã lên mạng tìm hiểu, học kinh nghiệm về chuyện... đi bộ ở VN.

Tuy nhiên, sau 2 tuần ở TP.HCM và Hà Nội, vị khách từng đi du lịch nhiều nước trên thế giới đúc kết: “Ở VN, chúng tôi không có nhiều chỗ trống trên vỉa hè để đi bộ. Thỉnh thoảng còn phải xuống lòng đường đi chung với xe cộ. Còn qua đường thì thật khủng khiếp! Có người bảo: cứ bình tĩnh, hiên ngang mà đi như người VN, mọi phương tiện sẽ tránh bạn. Nhưng đừng dại dột nghe theo. Dù đèn xanh cho người đi bộ đã sáng nhưng vẫn phải quan sát tứ phía, xe máy vẫn rẽ trái, rẽ phải ào ào... Vì vậy, não bộ phải xử lý như một cái máy, tự tránh anh nào đang vừa lái xe vừa nhắn tin điện thoại, chú ý anh nào vừa chạy vừa kiếm số nhà, đoán hướng bác nào bị che chắn tầm nhìn không thấy mình... để quyết định đứng im, chạy, nhảy, đi thụt lùi hay từ từ tiến tới. Những chỗ không có đèn tín hiệu thì còn dễ sợ hơn là vác súng ra chiến trường. Sơ sảy một chút là có thể chết trong vòng vây xe cộ đen kịt đến nghẹt thở”.

Ngày 23/9 vừa qua, ông Blankenstein (46 tuổi, quốc tịch Hà Lan) băng qua đường tại khu vực có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ trên đường Bùi Thị Xuân (Q.1) thì bất ngờ bị một người điều khiển xe máy tông vào khiến ông té ngã ra đường. Ngay lúc đó, một xe máy khác chạy hướng ngược lại không tránh kịp tiếp tục đụng vào ông. Hai cú va chạm liên tiếp khiến ông Blankenstein bị thương khá nặng, cổ không thể cử động.

Đặc biệt, vụ tai nạn xảy ra với bà Miyamoto Michiko (50 tuổi, quốc tịch Nhật Bản) vào chiều 30.9 quá thương tâm. Bà Michiko (bị khuyết tật) đi xe buýt đến khu vực trung tâm, rồi định đón thêm một tuyến xe buýt nữa về nhà ở Q.7. Khi đến Trạm điều hành xe buýt Bến Thành, bà Michiko xuống xe chống nạng đi bộ qua đường nhưng bất ngờ bị trượt té xuống đường. Đúng lúc này một chiếc xe buýt vừa trả khách xong chạy tới không thắng kịp đã cán qua người khiến bà Michiko tử vong tại chỗ.

Thất kinh chuyện qua đường 2
Qua đường đúng vạch xe cộ vẫn không nhường đường - Ảnh: Bạch Dương

Những lo lắng, bất an của nhiều người nước ngoài khi đến VN về vấn đề giao thông ở những TP lớn với lượng phương tiện đông đúc là có cơ sở. Mỗi khi bước chân ra đường, nỗi ám ảnh rủi ro tai nạn luôn rình rập bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Vì vậy, mới có chuyện du khách kháo nhau rằng nếu du lịch mạo hiểm chưa đủ thì cứ đến VN mạo hiểm với giao thông!

Cho trèo qua dải phân cách?

Đèn ưu tiên: có cũng như không

Tại nhiều nước, người đi bộ được ưu tiên tuyệt đối. Cụ thể, trong khu dân cư, đường nội bộ thấy người đi bộ băng ngang đường các phương tiện giao thông đều dừng lại, nhường đường ngay; khi nào người đi bộ an toàn, xe mới tiếp tục lăn bánh. Ngoài các giao lộ có tín hiệu đèn giao thông, ở một số con đường có mật độ giao thông cao, khi muốn băng qua đường, người đi bộ có thể sử dụng trụ đèn tín hiệu có nút vỗ ưu tiên.

Ở TP.HCM cũng có khoảng gần 20 đèn vỗ ưu tiên cho người đi bộ sang đường nhưng cái thì hỏng, cái thì không ai biết mà dùng.

Không chỉ có du khách nước ngoài mà ngay cả người dân ở các thành phố lớn, mỗi khi cần băng ngang đường cũng phải nín thở. Ngoài việc đi thành nhóm, người đi bộ phải dùng mọi phương tiện có thể như giơ cao tay, vẫy nón, vẫy khăn, thậm chí có người phải thổi còi báo hiệu mới qua đường được.

Nghị định 71/2012 (sửa đổi một số điều của NĐ 34/2010/ của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) quy định phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi “Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Chuyển hướng không nhường đường cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ”. Tuy nhiên, hành vi không nhường đường cho người đi bộ chưa thấy bị xử phạt.

Luật sư Trần Ngọc Quý (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: Quyền của người đi bộ được ưu tiên lưu thông khi đi trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, các phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường đã được pháp luật quy định tại khoản 4 điều 11 luật Giao thông đường bộ năm 2008. “Nhưng trên thực tế quyền này không được tôn trọng. Không ai nhường đường nên dù đi đúng vạch hay không đúng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ cũng không khác gì nhau. Người đi bộ vẫn phải căng thẳng đầu óc, len lỏi giữa dòng xe cộ vì không ai nhường đường”, luật sư Quý nói.

Thất kinh chuyện qua đường 3
Người đi bộ hoảng hốt mỗi khi phải qua đường - Ảnh: Diệp Đức Minh

Hơn nữa, việc cơ quan chức năng bố trí phần đường dành cho người đi bộ không hợp lý, thiếu khoa học đã góp phần vào tình trạng người đi bộ vi phạm luật, qua việc vẽ vạch kẻ đường cho người đi bộ ở bất cứ đâu. Trên đường phố, đôi khi vẫn thấy những vạch kẻ đường dành cho người đi bộ cho trèo qua dải phân cách vi phạm luật như trên đường Phạm Hồng Thái (Q.1), Cộng Hòa (Q.Tân Bình)...

Theo thống kê sơ bộ của Phòng CSGT đường bộ và đường sắt (PC67) - Công an TP.HCM, năm 2013, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 64 vụ TNGT (giảm so với năm 2012) liên quan đến người đi bộ làm 64 người chết.

Một lãnh đạo của Đội Tham mưu (PC64) cho biết: Trước tình hình này, PC67 khuyến cáo người dân mỗi khi băng qua đường nên đi đúng phần đường dành cho đường bộ (vạch kẻ dưới đường). Tuy nhiên, có một số trường hợp người đi bộ dưới lòng đường bị TNGT tử vong là rất đáng tiếc vì do lề đường bị lấn chiếm buộc nạn nhân phải xuống lòng đường nên mới gặp nạn. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông TP.HCM, năm 2012, trong số 873 vụ TNGT đường bộ, làm 742 người chết thì TNGT liên quan đến người đi bộ có 137 vụ (16%), làm chết 126 người (chiếm 17%).

Theo thống kê của tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 491 vụ TNGT nghiêm trọng làm chết 237 người. Trong số này có 22 vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ với 15 người thiệt mạng; so với cùng kỳ năm 2012, số người đi bộ gây tai nạn và chết tăng 6 trường hợp. Còn ở Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 14 vụ TNGT có liên quan giữa người đi bộ và các phương tiện cơ giới làm 14 người chết… Riêng va chạm giữa xe cơ giới và người đi bộ xảy ra hàng chục vụ làm nhiều người bị thương tật.

Theo Lê Nga (Thanh Niên Online)

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Giáo dục - 2 phút trước

Nam sinh trường THPT Chu Văn An Nguyễn Tuấn Minh thi đấu xuất sắc tạo mốc điểm khởi động kỷ lục mới và giành vòng nguyệt quế trận tuần với tổng điểm cao 315 điểm.

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Xã hội - 40 phút trước

Nhiều nạn nhân tin tưởng và đưa tiền cho Nguyễn Thị Lài ở Quảng Bình bằng hình thức vay mượn cá nhân với số tiền hàng chục tỉ đồng. Nhưng thôn nữ này đã bỏ trốn khỏi địa phương, không có dấu vết.

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Xã hội - 44 phút trước

Bầu Đức đã dự đám cưới của hậu vệ Hồng Duy tại Gia Lai.

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Xã hội - 1 giờ trước

Trong lúc tắm hồ ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, 1 em bị trượt chân đuối nước, 3 em còn lại tìm cách cứu và cũng không may tử vong.

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Xã hội - 1 giờ trước

Những ngày qua, cư dân mạng liên tục có những chia sẻ về hình ảnh gia đình khỉ bạc nhưng lại sinh ra một chú khỉ con có bộ lông màu vàng tại Thảo Cầm Viên (TPHCM).

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Xã hội - 1 giờ trước

Một chiếc máy bay nhỏ đã rơi ở thành phố Tanggerang giáp thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 19/5, khiến toàn bộ những người có mặt trên máy bay thiệt mạng.

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Một cụ ông 70 tuổi ở Hà Tĩnh bị kẻ lừa đảo gọi điện, yêu cầu nộp đủ 6 tỷ đồng để không bị xử lý vụ việc liên quan đến ma túy.

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xã hội - 1 giờ trước

Chính quyền địa phương quyết định xử phạt nhóm phụ nữ "tập yoga" giữa đường gây bức xúc.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), rất nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội để xếp hàng vào Lăng viếng Bác.

Top