Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19

Thứ năm, 09:48 10/09/2020 | Y tế

GiadinhNet - Bên cạnh tập trung chống dịch bạch hầu, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý Kon Tum phải chú trọng các dịch bệnh khác như COVID-19, sốt xuất huyết, đặc biệt là sốt rét.

Trong 2 ngày 9 - 10/9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Kon Tum.

Trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra cơ sở ở xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy – một xã có ca bệnh dương tính bạch hầu.

"Phục" từ trưa đến tối để vận động 3 người dân đi tiêm vaccine bạch hầu

Báo cáo với Thứ trưởng, y sĩ Lê Thị Phượng - Trưởng Trạm Y tế xã Đăk Ruồng cho biết xã có 5.000 nhân khẩu. Xã đã lập danh sách các thành viên theo hộ gia đình, lập các điểm tiêm ở trạm y tế hoặc điểm thôn để triển khai tiêm vaccine cho người dân từ 7/9. Đến nay, Đắk Ruồng ghi nhận một ca dương tính bạch hầu là bé gái 15 tuổi ở thôn 10 (hôm 15/8), đã điều trị khỏi.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 1.

Tiêm vaccine phòng bạch hầu cho người dân ở huyện Kon Rẫy.

Bà Đinh Thị Hồng Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho hay, từ đầu năm đến nay, huyện này ghi nhận 5 ca dương tính với khuẩn bạch hầu (trong độ tuổi từ 11-39 tuổi) và 2 ca nghi ngờ, trong đó có 4 ca đã khỏi bệnh; 1 ca ở xã Đăk Tờ Re (17 tuổi, ở thôn 7) đang điều trị. 2 ca nghi ngờ cũng ở xã Đăk Tờ Re. Xã này đang cách ly 172 trường hợp.

Trên cả nước, tính đến hết ngày 7/9 đã ghi nhận 179 trường hợp dương tính bạch hầu (trong đó có 50 ca là người lành mang trùng), tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh thuộc Tây Nguyên gồm: Kon Tum (48); Gia Lai (38); Đắk Lắk (43); Đắk Nông (39). Có 3 ca tử vong ở Gia Lai (1) và Đắk Nông (2). Tại Quảng Trị ghi nhận 4 ca bệnh và 6 người lành mang trùng; Bình Phước có 1 ca mắc bệnh.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy, điểm khó khăn trong công tác phòng chống dịch bạch hầu ở đây là địa bàn tương đối rộng, dân cư sống không tập trung, chia cắt địa giới hành chính, khó khăn trong đi lại. Huyện, xã lập các chốt trạm tiêm vaccine ở nhà văn hoá thôn hoặc trung tâm nhà rông, với những hộ không đến thì cán bộ phải trực tiếp đi vận động.

"Cách đây ít hôm, qua rà soát chúng tôi phát hiện có 3 trường hợp chưa tiêm vaccine Td phòng bạch hầu. Chúng tôi phải kiên trì chờ, "phục" họ từ trưa đến 6h tối chờ họ đi làm rẫy về để vận động, tránh bỏ lọt bỏ sót đối tượng" – Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho hay.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 3.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại buổi làm việc với ngành Y tế tỉnh Kon Tum tại huyện Kon Rẫy. Ảnh: V.Thu

Ông Võ Văn Thanh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, cho biết luỹ tích từ đầu năm 2020 đến nay, tỉnh có 48 trường hợp dương tính bạch hầu tại 5 huyện/thành phố (cao hơn tổng số ca dương tính trong giai đoạn 2016-2019); trong đó có 37 ca bệnh và 11 ca là người lành mang trùng, không có ca tử vong. Toàn tỉnh có 32 ổ dịch bạch hầu, đã có 31 ổ đã qua 14 ngày.

Ông Thanh nhận định trong quần thể cư dân có một bộ phận người lớn tuổi không có miễn dịch với bạch hầu nên nguy cơ tiếp tục xuất hiện ca bệnh là có thể xảy ra.

Đảm bảo cung ứng đủ vaccine phục vụ phòng chống dịch

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Dương Thị Hồng- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ (VSDT) Trung ương, cho hay thời gian qua, Chương trình Tiêm chủng mở rộng và Viện VSDT Tây Nguyên đã cung cấp dây chuyền lạnh, kho lạnh, tủ bảo quản vaccine, vaccine cho tỉnh Kon Tum phục vụ công tác phòng dịch.

Bà Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho hay, tỉnh xác định phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch bệnh.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 4.

Kiểm tra sổ sách ghi chép tại trạm

Để làm tốt công tác phòng chống dịch, theo Phó Chủ tịch tỉnh, việc tuyên truyền vận động để người dân đồng lòng cùng thực hiện rất quan trọng. Kon Tum đã đa dạng trong các hình thức truyền thông chiến dịch tiêm chủng vaccine bạch hầu. Toàn tỉnh có 43 dân tộc thiểu số, địa phương vừa truyền thông bằng pano áp phích, đồng thời phải ghi âm bằng đĩa để tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để người dân dễ tiếp cận.

Không "quên" phòng chống các dịch bệnh khác, thực hiện tốt việc tiêm nhắc lại

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao công tác phòng chống dịch của tỉnh Kon Tum, đặc biệt trong phòng chống dịch COVID-19 và dịch bạch hầu "đã được kiểm soát tốt".

Thứ trưởng đề nghị tỉnh Kon Tum tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành không lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch để tránh tình trạng bùng phát các ổ dịch. Bên cạnh tập trung chống dịch bạch hầu, Thứ trưởng lưu ý phải chú trọng các dịch bệnh khác như COVID-19, sốt xuất huyết, đặc biệt là sốt rét.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 5.

Thứ trưởng trực tiếp kiểm tra nơi bảo quản vaccine tại Trạm Y tế xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Ảnh: V.Thu

Thứ trưởng cũng đề nghị Kon Tum thiết lập, duy trì các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng để đẩy mạnh việc "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", không chỉ trong thực hiện phòng chống dịch COVID-19 hay bạch hầu mà còn với các dịch bệnh khác. Thẩm quyền thành lập các tổ này thuộc về UBND các xã/phường/thị trấn.

Thứ trưởng nhắc lại, hiện Việt Nam đang thực hiện phòng chống dịch trong tình hình mới nên cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu kép (vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội). 

"Tiếp tục thực hiện chiến lược phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch sớm. Trong công tác xét nghiệm cần lựa chọn đối tượng phù hợp, tránh tràn lan" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý. Việc khoanh vùng cần thực hiện ở diện hẹp phù hợp.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 6.

Phần mềm tiêm chủng được triển khai tại Trạm Y tế xã. Thứ trưởng yêu cầu Kon Tum khi đẩy mạnh tiêm chủng dịch vụ phải cập nhật đối tượng tiêm vào hệ thống phần mềm tiêm chủng để quản lý, đánh giá sát tỷ lệ bao phủ tiêm chủng trên địa bàn. Ảnh: V.Thu

Riêng đối với dịch bạch hầu, địa phương cần yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị, đoàn thể liên quan rà soát đến tận nhà, tận thôn/buôn làng để tránh bỏ sót đối tượng, thực hiện việc tiêm vét.

Thứ trưởng đặc biệt lưu ý việc phải duy trì tiêm nhắc lại đúng thời điểm, đúng độ tuổi và đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả của tiêm chủng. Đặc biệt, lưu ý vùng sâu vùng xa - "vùng lõm" tiêm chủng.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 7.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Lập các tổ phòng chống dịch ở cộng đồng, không chỉ riêng với bạch hầu hay COVID-19 - Ảnh 8.

Thứ trưởng đi kiểm tra kho bảo quản lạnh vaccine tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum

Liên quan đến việc công bổ dịch bạch hầu trên địa bàn xã, huyện, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Kon Tum nghiên cứu kỹ điều 2, Quyết định 02/QĐ-TTg, ngày 28/01/2016 của Thủ tướng quy định điều công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm

Phát huy những bài học về truyền thông phòng chống dịch mà Kon Tum đã và đang thực hiện rất tốt, ngoài công tác phòng chống dịch, Thứ trưởng đề nghị Kon Tum cần duy trì tốt chương trình tiêm chủng mở rộng; Đẩy mạnh tiêm chủng các loại vaccine theo hình thức dịch vụ, đặc biệt tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Tuy nhiên, Thứ trưởng yêu cầu phải cập nhật đối tượng tiêm vào hệ thống phần mềm tiêm chủng để quản lý, đánh giá sát tỷ lệ bao phủ tiêm chủng trên địa bàn.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng lưu ý kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch của các cơ sở y tế, đặc biệt là các cơ sở y tế ngoài công lập. Địa phương cũng cần chuẩn bị sẵn các khu cách ly tập trung để phục vụ công tác cách ly phòng chống dịch COVID-19 khi nước ta mở lại đường bay quốc tế.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bụng phình to, tay chân teo, suy thượng thận vì thuốc xịt mũi

Bụng phình to, tay chân teo, suy thượng thận vì thuốc xịt mũi

Y tế - 1 ngày trước

Bị viêm mũi, cô gái 23 tuổi thường xuyên dùng một loại thuốc xịt mũi, kết quả suy thận do thuốc có chứa thành phần corticoid liều cao.

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ đã nhận định, đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp với biến chứng rối loạn nhịp chậm, xét nghiệm sinh hóa phản ánh cơ tim bị tổn thương nặng hơn.

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sổ sức khỏe điện tử là một ứng dụng di động của Bộ Y tế, giúp người dân có thể theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe của bản thân một cách chủ động và tiện lợi. Sổ sức khỏe điện tử mang lại lợi ích gì cho người dân?

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị đau bụng dữ dội, khó thở được người thân đưa đến một bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán thai bám tại gan.

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Y tế - 3 ngày trước

Thông tin bé 5 tuổi, trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (xã Phú Xuân, TP Thái Bình) tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón khiến nhiều người đau xót. Chuyên gia y tế khuyến cáo để không xảy ra trường hợp tương tự.

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Câu chuyện kỳ tích được tạo nên bởi chính các bác sĩ khoa Sơ sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, khi chạy đua cùng thời gian, luôn cố gắng, nỗ lực, miệt mài không quản ngày đêm cứu sống trẻ sinh non, nhẹ cân...

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trẻ được đưa vào viện trong tình trạng lưỡi và khoang miệng có nhiều vết loét, được phủ kín bởi giả mạc khiến bé không thể ăn uống được.

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Y tế - 5 ngày trước

Sau bữa ăn trưa tại công ty, hàng chục công nhân xuất hiện đau đầu, tê tay, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng… phải nhập viện cấp cứu.

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

Y tế - 5 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã phẫu thuật vi phẫu thành công cho nam thanh niên 25 tuổi bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể.

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, đảo ngược phủ tạng là một dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 0,001% - 0,01%, Trong đó có khoảng 5-10% có dị tật tim bẩm sinh kèm theo.

Top