Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ mầm non bị bỏ rơi?

Thứ hai, 14:41 23/12/2013 | Xã hội

Kể từ khi phản ánh việc trẻ em bị hành hạ tại điểm giữ trẻ tự phát ở Thủ Đức (TP.HCM), bên cạnh những bức xúc và phẫn nộ, rất nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: làm sao để việc giữ trẻ an toàn?

* Ông Nguyễn Trọng An (phó cục trưởng Cục Chăm sóc và bảo vệ trẻ em Bộ Lao động - thương binh và xã hội):

Khôi phục trường lớp cho lứa tuổi nhà trẻ

Trẻ mầm non bị bỏ rơi? 1
  

Trước hết, tôi đề nghị Bộ Giáo dục - đào tạo xem xét khôi phục trường lớp cho lứa tuổi nhà trẻ, trước hết là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ở những khu vực này, các cặp vợ chồng trẻ di cư từ nơi khác đến, lương thấp, có con nhưng không có chỗ gửi trẻ, đành gửi các cháu vào các nhóm trẻ tự phát, nguy cơ các cháu bị bạo hành, bị suy dinh dưỡng, bị sặc bột sặc sữa nguy hại tính mạng rất cao.

Các chính sách hiện hành ưu tiên trường công, các cháu học trường công được ưu tiên đủ thứ, nhưng các cháu học trường tư hầu như không được hưởng những ưu đãi này. Trong khi các cháu con công nhân ở khu công nghiệp tại TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai... học trường tư đâu phải vì điều kiện dư thừa? Vì vậy tôi kiến nghị phải có công bằng trong giáo dục.

Bên cạnh đó phải rà soát ngay trường lớp, nơi nào không đủ điều kiện phải đóng cửa ngay, nơi nào có đủ giáo viên, được cấp phép nhưng có kiến nghị từ dân cư xung quanh, từ phụ huynh cũng phải xem xét, không phải có giấy phép rồi tức là an toàn. Bản thân tôi khi đi khảo sát cùng Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM cũng thấy hiện tượng cho corticoid vào thức ăn để các cháu múp míp má hồng, nhưng thật ra là cho các cháu ăn để giữ nước, béo giả tạo vô cùng hại về sau. Có trường bắt trẻ cởi hết quần để cuối ngày không có cháu nào tè dầm, khiến cha mẹ tưởng trường chăm sóc tốt, có nơi bắt trẻ ngồi bô suốt...

Vừa qua, Bộ Giáo dục - đào tạo và Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã ký một văn bản về tăng cường chăm sóc trẻ. Nhưng ở cấp địa phương thì hai ngành cần chủ động phối hợp. Quan trọng hơn là quy định pháp lý thì dự thảo bộ luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em đang xây dựng có riêng một chương về bảo vệ trẻ em, quy định cụ thể trong từng trường hợp như tình huống khẩn cấp (như vụ việc hai bảo mẫu tại Thủ Đức hành hạ trẻ) thì làm như thế nào? Ngoài ra còn có một chương về tư pháp vị thành niên, để khi có vấn đề pháp luật liên quan đến trẻ em thì yêu cầu ngành tòa án, ngành công an phải có kỹ năng.

Tuy nhiên, còn một vấn đề tôi băn khoăn là giám định trong trường hợp trẻ bị hành hạ, như vụ việc vừa rồi nếu đưa trẻ đi giám định xem thiệt hại về sức khỏe như thế nào? Thật ra những tổn thương về tinh thần, các cháu gặp ác mộng, quấy khóc... thì ai đo đếm được. Theo tôi, vấn đề này cũng nên có quy định.

* PGS Trần Xuân Nhĩ (phó chủ tịch Hội Khuyến học VN):

Không thể khoán trắng cho cơ sở mầm non

Trẻ mầm non bị bỏ rơi? 2
  

Chúng ta không nên vì một số trường hợp đáng tiếc xảy ra trong các nhóm, lớp mầm non nằm ngoài hệ thống công lập mà có quan điểm cực đoan với việc xã hội hóa giáo dục. Vấn đề quan trọng ở đây là tổ chức quản lý thế nào. Đây là việc không phải ngành giáo dục - đào tạo kiểm soát hết được mà cần sự kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm của chính quyền địa phương, từ tổ dân phố tới phường xã. Các trường, cơ sở mầm non cần thành lập hội đồng bao gồm đại diện phụ huynh, chính quyền và đại diện ngành giáo dục - đào tạo để phân công theo dõi, kiểm soát.

Tôi không nghĩ đây là việc quá khó tới mức không làm được. Năm 2002, Hội Khuyến học VN đã thử nghiệm một mô hình xã hội hóa mầm non ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Ở đây chúng tôi thử nghiệm lập những nhóm lớp nhỏ ở các thôn nhưng có sự quản lý, kiểm soát chung của một hội đồng bao gồm chính quyền, đại diện ngành giáo dục, phụ huynh, hội khuyến học... Hội đồng đặt ra các yêu cầu tối thiểu trong việc tuyển giáo viên, bảo mẫu, điều kiện cơ sở vật chất, quy định về chăm sóc, giáo dục trẻ. Hệ thống nhóm lớp này lan rộng ra nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Mới đây khi tôi thăm lại xã này, được biết thường xuyên có trên 90% trẻ trong độ tuổi tới lớp. Như vậy, xã hội hóa giáo dục mầm non không phải quá nguy hiểm cho trẻ như nhiều người nghĩ, quan trọng là phải có những quy định cần thiết và thực hiện nghiêm túc việc phối hợp kiểm soát, chứ không phải đồng ý cho cơ sở hoạt động rồi khoán trắng cho họ làm gì thì làm. Tình trạng mở lớp mầm non không phép mà chính quyền, ngành giáo dục - đào tạo không hay biết cũng là vấn đề cần nghiêm túc xem lại trách nhiệm của những người liên quan.

* Bà Nguyễn Thị Khá (ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội):

Coi trọng phát triển con người từ gốc

Trẻ mầm non bị bỏ rơi? 3
  

Giải pháp cần làm ngay là Chính phủ chỉ đạo chính quyền các địa phương trên toàn quốc rà soát, thẩm định điều kiện cấp phép hoạt động, quản lý các nhóm, lớp trẻ tư thục. Từ đó phân loại và khắc phục tình trạng hoạt động tự phát, chưa đảm bảo sự an toàn cho trẻ em như hiện nay. Từ thực tiễn các vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em như vừa qua, tôi đề nghị có sự phân cấp rõ ràng hơn về trách nhiệm quản lý nhà nước để làm rõ địa chỉ trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm của ngành giáo dục cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương. Với những sự việc đau lòng như thế diễn ra hằng ngày trên địa bàn, không thể nói chính quyền cơ sở không có trách nhiệm gì.

Một vấn đề đã được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra lâu nay là trong lĩnh vực giáo dục, nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục mầm non chưa tương xứng với vị trí của cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non theo hướng coi trọng phát triển con người từ gốc, nghĩa là từ những bậc học đầu tiên.

Tôi đồng ý với kiến nghị của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là Chính phủ cần nghiên cứu cho mở mã ngành đào tạo chức danh bảo mẫu, quy định và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ bảo vệ, chăm nuôi trẻ em trong các nhóm trẻ tư thục này. Bởi vì cái gốc của vấn đề là giáo dục, chăm nuôi trẻ em là một nghề đòi hỏi không chỉ đạo đức nghề nghiệp mà phải có kỹ năng. Tình trạng nặng lời, quát nạt, sử dụng bạo lực với trẻ có nguyên nhân rất lớn từ chuyện thiếu kỹ năng làm bảo mẫu.

* Bà Nguyễn Thị Bích Thủy (phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM):

Mỗi khu dân cư cần có một nhà trẻ

Trẻ mầm non bị bỏ rơi? 4
  

Nếu không giải quyết tận gốc việc trông và giữ trẻ tuổi mầm non thì chắc chắn những câu chuyện đau lòng về bạo hành trẻ như báo Tuổi Trẻ phanh phui sẽ còn tiếp tục diễn ra.

TP.HCM là thành phố lớn, bởi vậy việc lao động của các địa phương đổ về đây sinh sống, làm việc là điều hết sức bình thường. Họ không chỉ mưu sinh cho cuộc sống của họ mà còn đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Bởi vậy, việc chăm lo được cho con em của những người nhập cư, công nhân tại các khu công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho những người lao động ấy, mà đảm bảo được sức khỏe cho thế hệ tương lai thì thế hệ ấy phục vụ lại cho chính thành phố này, đất nước này.

Bởi vậy, theo tôi, sở giáo dục - đào tạo và cấp chính quyền địa phương, các khu công nghiệp nên dành thêm quỹ đất làm nhà trẻ, trường mầm non để trông nom chăm sóc cho thế hệ tương lai của đất nước. Có làm như vậy được thì mới hạn chế những câu chuyện đau lòng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Trong điều kiện hiện tại, khi chưa mở ngay được các trường học ấy thì chính quyền địa phương cần rà soát lại tất cả trường mầm non được cấp phép tại địa phương mình và cần giám sát chặt chẽ hoạt động tại các trường này.

Cần quy hoạch đất để xây dựng trường mầm non

* Bà Nguyễn Thị Nghĩa (thứ trưởng Bộ GD-ĐT phụ trách bậc giáo dục mầm non):

Để ngăn ngừa các hành vi bạo hành trẻ trong một số cơ sở giáo dục mầm non, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành, đoàn thể, cộng đồng và các bậc phụ huynh. Trước hết, các địa phương cần quy hoạch đất để xây dựng trường mầm non, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trường mầm non cho con công nhân và người lao động, giúp họ yên tâm khi gửi con. Thứ hai, các bậc phụ huynh có con gửi nhà trẻ cần phải tìm hiểu, xem xét thật kỹ trước khi gửi con mình đến các nhóm lớp, đừng chỉ vì tiện - rẻ mà gửi con thiếu suy tính. Thứ ba là trách nhiệm của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, khu dân cư trong việc giám sát, phát hiện kịp thời những nhóm lớp mở chui, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến cho các bậc phụ huynh về kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khoa học; công khai trên các phương tiện truyền thông các nhóm lớp được cấp phép để phụ huynh biết và lựa chọn. Thứ tư, việc kiểm tra, cấp phép của UBND xã, phường phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định hiện hành; các cấp quản lý giáo dục phải chủ động phối hợp với chính quyền trong việc kiểm tra và kiên quyết trong xử lý vi phạm.

* Bà Đặng Huỳnh Mai (nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT):

Giải quyết vấn đề trên phải phối hợp nhiều biện pháp khác nhau. Thứ nhất, nơi nào có điều kiện thì mở trường và có nhận học sinh lứa tuổi nhà trẻ. Thứ hai, cần tăng cường các biện pháp quản lý trường, lớp tư thục, nhất là nhóm trẻ gia đình. Việc cần thiết phải làm ngay là rà soát, cấp phép và hướng dẫn chuyên môn cho chủ nhóm trẻ và người trông trẻ. Ngoài việc tập huấn về cách chăm sóc, nuôi dưỡng, các phòng giáo dục - đào tạo cần bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp cho họ (kể cả việc phổ biến những quy định của pháp luật về vấn đề này). Ngay cả những nhóm chỉ giữ 1-2 trẻ cũng phải được bồi dưỡng, tập huấn.

Một giải pháp nữa cũng quan trọng không kém là các khu chế xuất, khu công nghiệp bắt buộc phải dành quỹ đất để xây dựng trường mầm non để công nhân có thể gửi con ở đây. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải có hệ thống trường mầm non giữ trẻ theo ca (cùng giờ làm với bố mẹ). Mô hình này trước đây đã có nhiều nơi thực hiện và rất thành công. Vấn đề quan trọng là Nhà nước có quy định chặt chẽ để yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện hay không.

Theo Tuổi trẻ

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Ninh: Tai nạn hầm lò, 4 công nhân thương vong

Quảng Ninh: Tai nạn hầm lò, 4 công nhân thương vong

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn hầm lò, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, có thể do quá trình làm việc, lò chợ phân xưởng khai thác 7, Công ty than Quang Hanh – TKV ( TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh) sụt lở nên đã làm 4 công nhân thương vong.

Kẻ cướp xe ô tô ở Thanh Trì: Nảy sinh ý định từ đầu

Kẻ cướp xe ô tô ở Thanh Trì: Nảy sinh ý định từ đầu

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Vì không có tiềm chi tiêu, khi đọc được thông tin bán xe của chị T, hắn đã nảy sinh ý định cướp tài sản.

Sau khi thi công cao tốc Bắc Nam, nhiều tuyến đường mượn vẫn chưa được hoàn trả

Sau khi thi công cao tốc Bắc Nam, nhiều tuyến đường mượn vẫn chưa được hoàn trả

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Ba dự án thành phần đường bộ cao tốc, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường mượn để thi công cao tốc vẫn chưa được sửa chữa, hoàn trả như cam kết.

Một người tử vong sau khi vật nghi đầu đạn phát nổ

Một người tử vong sau khi vật nghi đầu đạn phát nổ

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Trong lúc đi bắt cá ở bờ mương, anh H. nhặt được một vật nghi đầu đạn. Khi di chuyển trên đường, vật này phát nổ khiến anh H. bị thương nặng rồi tử vong.

12 người chia nhau hơn 430 tỷ Vietlott trong một tháng: Ngưỡng mộ sự thông minh và tính toán để mang may mắn về tay

12 người chia nhau hơn 430 tỷ Vietlott trong một tháng: Ngưỡng mộ sự thông minh và tính toán để mang may mắn về tay

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH – Cùng xem những người chơi trúng tiền tỷ Vietlott đã tính toán như thế nào để mang may mắn đổi đời về tay.

Dự báo tử vi tuần mới 13/5 - 19/5/2024 chi tiết của các con giáp tuổi Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi

Dự báo tử vi tuần mới 13/5 - 19/5/2024 chi tiết của các con giáp tuổi Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tuần mới 13/5 - 19/5/2024 chi tiết của các con giáp tuổi Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi dưới đây, bạn có thể tham khảo.

Bị lừa 43 triệu, nhờ người lấy lại thì bị lừa tiếp 113 triệu

Bị lừa 43 triệu, nhờ người lấy lại thì bị lừa tiếp 113 triệu

Pháp luật - 10 giờ trước

Bị lừa đảo qua mạng hết 43 triệu đồng, người đàn ông ở tỉnh Quảng Nam nhờ lấy lại thì tiếp tục bị lừa thêm 113 triệu.

Đường dành cho xe đạp ở Hà Nội 'ảm đạm', bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, đổ rác thải

Đường dành cho xe đạp ở Hà Nội 'ảm đạm', bị lấn chiếm làm nơi đỗ xe, đổ rác thải

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 2 tháng được cải tạo, đưa vào sử dụng, đến nay, tuyến đường dành riêng cho xe đạp tại Hà Nội dọc theo sông Tô Lịch lâm cảnh "ảm đạm", nhiều đoạn đường ngập rác thải, một số nút ra, vào bị lấn chiếm thành nơi kinh doanh, điểm đỗ ô tô...

Tại một địa phương, cán bộ an ninh trật tự cơ sở tử vong khi làm nhiệm vụ thì thân nhân có thể được hưởng trợ cấp gần 83 triệu đồng

Tại một địa phương, cán bộ an ninh trật tự cơ sở tử vong khi làm nhiệm vụ thì thân nhân có thể được hưởng trợ cấp gần 83 triệu đồng

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Hậu Giang đề xuất, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội, chẳng may bị tử vong khi thực hiện nhiệm vụ thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 64.800.000 đồng và được hưởng trợ cấp mai táng phí, tiền tuất là 18.000.000 đồng.

Tháng 4 cả nước xảy ra 372 vụ cháy

Tháng 4 cả nước xảy ra 372 vụ cháy

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an, trong tháng 4/2024, toàn quốc xảy ra 372 vụ cháy, làm chết 03 người, 02 người bị thương, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 18,69 tỷ đồng và 43,94 ha rừng. Xảy ra 04 vụ nổ, làm chết 01 người, làm bị thương 06 người.

Top