Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vợ chồng bác sỹ cùng chống dịch COVID-19 ở Quảng Ninh: Không dám hẹn ngày về

GiadinhNet - Khi được về thăm nhà, những tưởng sẽ được gặp vợ trong chốc lát trước khi vào chiến dịch mới; ai ngờ đúng lúc bác sỹ Đỗ Thị Bích Phượng (BV Sản Nhi Quảng Ninh) – vợ bác sỹ Lê Thanh Tĩnh lại bước vào giai đoạn cách ly.

Cùng công tác tại BV Sản Nhi Quảng Ninh, cặp vợ chồng bác sỹ Lê Thanh Tĩnh - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cùng vợ là Đỗ Thị Bích Phượng – Khoa các Bệnh Nhiệt đới là cặp đôi hiếm hoi của tỉnh Quảng Ninh khi cùng nhau tham gia trận chiến chống COVID-19 ngay từ giai đoạn 1.

Khi tỉnh Quảng Ninh xây dựng bệnh viện dã chiến số 2 tại Móng Cái cũng là lúc cặp vợ chồng bác sĩ này phải xa nhau.

Vợ chồng bác sỹ cùng chống dịch COVID-19 ở Quảng Ninh: Không dám hẹn ngày về - Ảnh 1.

Bác sỹ Lê Thanh Tĩnh cùng đồng nghiệp thăm khám tình trạng BN50 tại BV dã chiến số 2

Nhớ lại ngày nhận nhiệm vụ xa nhà để chống dịch COVID-19, bác sỹ Lê Thanh Tĩnh kể: "Đêm hôm đó, tôi nhớ là ngày 7/3, đang ngủ thì nhận điện thoại báo từ "sếp" Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc BV Sản Nhi Quảng Ninh báo "lên ngay cơ quan có việc gấp". Vốn quen với những cuộc gọi như thế nên tôi vội vã rời nhà, cũng chẳng nói gì với vợ vì đặc thù công việc là thế. Đến nơi, bác sỹ Hùng thông báo "chuẩn bị tư trang nhanh chóng làm nhiệm vụ". Một chút bất ngờ vì không nghĩ lệnh lên đường lại diễn ra nhanh, khẩn đến thế nhưng nhìn dáng vẻ căng thẳng của sếp, tôi đoán ngay đây là việc không thể chần chừ. Tôi vội gọi điện thoại báo cho vợ chuẩn bị sẵn đồ dùng cá nhân và mang vào cơ quan cho mình.

Công việc của tôi lúc này là đón 4 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 ở khách sạn Thái Sơn (Quảng Ninh) rồi bàn giao cho BV Nhiệt đới TW2. Do công việc chuyên khoa là kiểm soát nhiễm khuẩn nên tôi gần như đóng vai trò chủ lực ở tuyến này. Sau khi bàn giao xong, tôi cùng kip làm nhiệm vụ phải vào BV thực hiện cách ly 14 ngày.

Ngày 31/3, hết hạn cách ly, trên đường trở về TP Hạ Long, chúng tôi nhận được tin sếp Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc BV Dã chiến số 2 tại Cao Xanh, Quảng Ninh. Theo đó, tôi tiếp tục theo bác sỹ Hùng vào thẳng Cao Xanh để thực hiện xây dựng BV dã chiến số 2.

Tôi ấn tượng mãi 2 ca bệnh mắc COVID-19 là BN50 và BN149 vì quá trình điều trị kéo dài, mệt mỏi, lúc âm rồi lại dương.

Quãng thời gian đó thực sự vất vả nhưng vô cùng ý nghĩa đối với những người làm công việc trực tiếp đối mặt với dịch bệnh như chúng tôi. Khái niệm về thời gian gần như không còn khi liên tục là công việc và công việc, có lúc tranh thủ giờ nghỉ cũng chỉ kịp gọi điện thoại và hỏi thăm sức khỏe vợ con, bố mẹ vài phút rồi thôi. Mọi thông tin cho nhau chỉ có điện thoại, thi thoảng vợ và đồng nghiệp lại gửi vào cho chút đồ ăn thường thích để động viên tinh thần".

Vợ chồng bác sỹ cùng chống dịch COVID-19 ở Quảng Ninh: Không dám hẹn ngày về - Ảnh 2.

Trong suốt những tháng ngày xa cách, bác sỹ Tĩnh và Phượng không dám hẹn nhau khi nào về vì tình hình COVID-19 vẫn rất phức tạp

Chia sẻ về những nỗi niềm xa cách khi cả 2 cùng đều đang thực hiện nhiệm vụ chống dịch, bác sỹ Đỗ Thị Bích Phượng, Khoa các bệnh nhiệt đới của BV Sản Nhi Quảng Ninh xúc động: "Cùng nhiệm vụ chống dịch nhưng công việc của tôi chủ yếu chăm sóc, theo dõi sức khỏe các trường hợp F1 ngay tại bệnh viện mình làm. Lúc trong khu cách ly, nghe chồng nói đi chưa biết ngày nào về, tôi chỉ trực khóc vì thương chồng, thương đồng đội. 

Chúng tôi kết hôn từ năm 2015 và mới có 1 con gái lên 4 tuổi. Những ngày đầu vắng không thấy bố, con gái ngơ ngác khóc hỏi. Đến khi gọi điện thoại, nhìn thấy nhau qua mạng lại càng khóc to hơn đòi bố về. Thời điểm đó, các trường học đều nghỉ vì COVID-19 nên con gái phải gửi nhờ bà ngoại trông giúp. Đến hôm hết cách ly, được về nhà tranh thủ thăm vợ thì đúng hôm tôi phải đón 2 ca F1 đi từ Nhật Bản về nên không được về nhà. 

Rồi đến khi anh Tĩnh hoàn thành nhiệm vụ ở BV dã chiến số 2 được về trước thì tôi lại đang thực hiện cách ly ngay tại bệnh viện Sản Nhi. Đến mãi ngày 6/4, tôi mới được ra khỏi khu cách ly. Vừa ra tới bãi xe, thấy chồng đứng đợi sẵn trong khu nhà xe chờ đón mình mà tim muốn rơi xuống vì nhớ mong bao ngày".

Đinh Huyền – Tuấn Cường

Minh Lý
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 40 phút trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 1 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 16 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 2 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 3 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Top