Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạnh phúc đong đầy của người con dâu tảo tần nhặt ve chai nuôi 8 người gia đình chồng

Thứ bảy, 11:09 01/03/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Về làm dâu nhưng chẳng được mấy ngày vui, người phụ nữ ấy đã phải rong ruổi khắp các con đường để làm đầy gánh ve chai, kiếm tiền lo cho đại gia đình đau yếu nhà chồng.

Thậm chí có ngày, chị chỉ ăn một bữa để dành cơm và tiền lo cho các thành viên bệnh tật trong nhà chồng. Câu chuyện đẹp và hiếm có về tình người, về sự hy sinh tận cùng của người phụ nữ ấy đã khiến nhiều người nể trọng và thán phục.
 
Hạnh phúc đong đầy của người con dâu tảo tần nhặt ve chai nuôi 8 người gia đình chồng  1

Chị Phin ngày ngày mưu sinh bằng nghề nhặt đồ phế liệu. Ảnh TG

 
Gánh ve chai của người con dâu hiếu thảo

Suốt 10 năm qua, tất bật từ sáng tới tối, bất kể nắng mưa, người con dâu Trần Thị Phin (38 tuổi, ở đường Nguyễn Thượng Phương, tổ 2, thị trấn Phú Bài, T.X Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đều ngược xuôi thu mua ve chai để nuôi sống đại gia đình nhà chồng. Tìm chị, chúng tôi được người dân xung quanh chỉ đến những con phố yên bình giữa lòng thành phố Huế, cách nhà chị hơn chục km. Vòng vèo mãi, chúng tôi cũng bắt gặp chị đang ngồi nghỉ bên vệ đường, cạnh bên là gánh ve chai chất đầy.
 
Nhìn đống phế liệu gom được, chị bảo chừng này chỉ độ hơn chục ngàn. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và tự hỏi: “làm sao chị nuôi sống được đại gia đình 8 người, gồm 5 người mất sức lao động và 3 đứa con nhỏ dại với số tiền ít ỏi đó?” Như hiểu được sự thắc mắc của khách, chị Phin tâm sự: “Tui thường làm tới đêm, đồ thu mua được chất cao hơn thế này nữa. Ngày được tui kiếm gần 80 ngàn đồng; những ngày ế ẩm chỉ kiếm chừng 40-50 ngàn đồng. Sống hôm ni mà lo cho ngày mai. Có hôm tui phải nhịn ăn trưa để dành tiền về lo cho gia đình vì hôm đó quá ế ẩm, không kiếm được là bao”. Hơn 2 năm trở lại đây, đôi vai chị càng trĩu nặng khi vừa phải làm lụng vất vả, vừa phải tranh thủ về nhà lo cho mẹ chồng già yếu, chồng bệnh tật, chị chồng cũng bệnh, hai đứa con còn nhỏ dại và con út mới hơn 3 tuổi.

Gần mười năm nay, gắn cùng chiếc xe đạp cọc cạch hoặc đôi quang gánh, chị lầm lũi trên khắp ngả đường thành phố nhặt từng tấm giấy,vỏ nhựa… để bán kiếm tiền lo cho đại gia đình. “Hôm nào sớm là 7h tối, muộn thì 10h tối tui mới về đến nhà. Có những gia đình tổ chức tiệc tùng, đám cưới…, họ thương nên gọi tui ở lại thu dọn vỏ lon bia nên ráng chờ. Cả nhà trông chờ vào mình, phải gắng thôi. Thế mà có ngày tui kiếm chưa được 10 ngàn đồng. Những thùng rác là nơi tui “đến thăm” thường xuyên nhất, vì ở đó có nhiều phế liệu mà người ta bỏ đi. Người khác thấy thùng rác là tránh, còn tui thấy bất kỳ thùng rác nào cũng sấn tới, dù chúng bẩn thỉu cỡ nào.
 
Biết là mất vệ sinh nhưng cũng không còn cách nào khác, đồng tiền tui kiếm được cũng nhờ những thùng rác như thế này”, vừa nói chị Phin vừa chỉ vào một chiếc thùng rác mới được bới lên để tìm đồ phế liệu. Chị phân bua: “Nói thiệt, nhiều khi bới thùng rác, tui nhặt được nhiều thứ đồ còn tốt để mang về dùng, hoặc là thực phẩm, bánh kẹo người ta bỏ đi. Mình không có tiền mua nên cái gì còn dùng được là mang về hết”. Nói rồi chị vội quay mặt đi, tiếp tục công việc dang dở. Chị bảo, dù sức khỏe yếu, chị vẫn “ráng không được bịnh”. Lý do của chị là: “Tui bịnh thì cả nhà đói. Có lúc, gia đình tui không có tiền mua gạo. Nước mắm và rau luộc thường trực trên mâm cơm của gia đình nhưng vẫn phải cố sức đi làm”.

Một mình cáng đáng đại gia đình, thật khó hình dung khối lượng công việc chị phải làm trong một ngày. Ngày ngày, sau khi lo cơm nước cho mẹ chồng, lo thuốc thang cho chồng và chuyện ăn, học của các con, chị bắt đầu khởi hành bằng chiếc xe đạp cũ kỹ, đôi khi là chiếc quang gánh trên vai. Chị cứ đi từ con hẻm này đến con hẻm khác, từ phường này qua phường kia của TP.Huế. Thời điểm trở về nhà phụ thuộc hoàn toàn vào lượng phế liệu thu gom được, nhiều sẽ về sớm, ít sẽ muộn.
 
Những ngày đắt hàng, chị phải gánh trên vai hoặc chở trên xe vài chục cân phế liệu. Không ít ngày trời mưa to, gió lạnh, ướt sũng người nhưng chị vẫn gánh đôi quang gánh, đạp chiếc xe chất đầy phế liệu ngược gió, ngược mưa để kịp giao cho vựa. Đã quen lam lũ từ nhỏ, trưởng thành trong nỗi khổ cực nên chị Phin có một ý chí mạnh mẽ hiếm thấy. “Tui buông xuôi sao được. Trời càng bắt mình khổ, mình càng phải ráng, mình đâu có sống cho riêng mình được”, chị quả quyết.
 
Sống vì cả gia đình chồng
 
Hạnh phúc đong đầy của người con dâu tảo tần nhặt ve chai nuôi 8 người gia đình chồng  2

Nhờ gánh ve chai của chị Phin mà nuôi được cả gia đình. Ảnh TG


Trò chuyện với tôi nhưng đôi tay chị không lúc nào dừng việc, khi lục thùng rác, lúc xếp lại những chồng giấy, một lát sau lại làm bẹp những chiếc vỏ lon bằng đôi tay gầy yếu. Theo tìm hiểu, chồng của chị, anh Võ Đức Toán ngày càng yếu đi vì lao động kiệt sức nhưng không có tiền mua thuốc chữa bệnh. Mẹ chồng đã già, 3 người chị chồng đều ốm đau đến mức chỉ biết ở nhà chịu đựng. Trong khi đó, 3 người con của chị Phin đều đang nhỏ tuổi. Bà Hậu (mẹ chồng chị Phin) sinh 5 người con, anh Toán là con trai út duy nhất. Ngoài một chị đã lấy chồng xa, ba người con gái còn lại không lấy chồng, ở vậy với bà Hậu đến giờ.
 
Năm 1982, khi bán hàng rong ở ga Lăng Cô (Phú Lộc), chị Mai - một trong ba người con gái bất cẩn bị đoàn tàu nghiến trọn chân phải, chỉ có thể ngồi nhà. Năm 1984, trong lúc đi chợ, bà Hậu cũng bị xe cán nát nửa chân trái trở thành tàn phế. Chị Xuân, con gái bà Hậu, mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, mỗi ngày cần 30-40 ngàn tiền thuốc, nay liệt giường vì không có tiền tiếp tục chữa trị. Anh Toán tuy có nghề thợ chạm nhưng không ổn định. Sức khỏe cũng không cho phép anh làm nhiều, vì thế, thu nhập chẳng đáng là bao. Thế là cả đại gia đình trông vào gánh ve chai của chị Phin. Đáng nói, cuộc đời chị từ lúc sinh ra đến giờ luôn tối tăm, cực nhọc. Mẹ mất từ khi chị còn rất bé, ba bỏ lại chị ở với thím dâu để vào Nam làm ăn.

Năm 1998, chị đến với anh Toán, có ngờ đâu phải gánh luôn trách nhiệm nuôi cả gia đình nhà chồng. “Con gái út mới hơn 3 tuổi mà em Phin phải bỏ đó để đi kiếm tiền về nuôi bọn tui. Những ngày trời lạnh lẽo mưa bão, cứ nghĩ đến cảnh một thân em lang thang nhặt ve chai giữa phố mà tui thấy thương xót vô cùng”, chị Mai sụt sùi nước mắt. Suốt mấy năm qua, bà con trong khu phố cố gắng đùm bọc giúp đỡ gia đình chị Phin nhưng vẫn rất ít ỏi vì cuộc sống còn nhiều khó khăn.
 
Mười mấy năm về làm dâu, chăm chồng, bố mẹ chồng già yếu cùng ba người chị bệnh tật nhưng chị Phin chưa một lần than thở. Với chị, họ là người thân, là ruột thịt nên những vất vả của chị không có gì đáng nói. Thế mà có người ác ý cho rằng, chị có vấn đề nên mới chấp nhận è lưng gánh vác cả gia đình đau ốm nhà chồng. Những ngày trở gió trở trời mọi người đều ngã bệnh, nỗi vất vả của chị như tăng lên gấp bội. Bà Hậu thương con dâu lắm nên thường cố gắng không phiền đến chị. Nhưng tuổi già như ngọn đèn dầu trước gió, bà Hậu nhiều khi ốm đau nằm một chỗ, cơm nước chị Phin đều mang đến tận nơi. Vệ sinh cho bà cũng một tay chị lo hết. Vất vả, khó nhọc là thế, chị vẫn âm thầm cố gắng, không một lần có ý định rũ bỏ để bản thân được thảnh thơi. Chị cứ sống, cứ làm tất cả những việc có thể làm với một tâm thế hiếu thuận kỳ lạ. “Vất vả tui không sợ, chỉ sợ người đời nghĩ xấu rằng mình không chu toàn được gia đình, bỏ rơi anh em nhà chồng mà thôi”, chị Phin giãi bày.

Hơn 15 năm sống ở nhà chồng, chịu không biết bao nhiêu khổ cực nhưng người ta chưa thấy chị than thở một lời nào. Khuôn mặt người đàn bà khắc khổ và có phần cam chịu ấy bao giờ cũng nở nụ cười thật tươi. Những nụ cười giúp chị sống một cách vui vẻ, thoải mái và thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Nhiều người dân nơi đây đều nhận xét, chị Phin là người chịu khó, dám hy sinh. Nếu không có chị Phin, gia đình anh Toán chắc không thể vực dậy như hôm nay. Nếu hoàn cảnh này rơi vào người khác, người ta hẳn cũng bỏ cuộc từ lâu. Trước hoàn cảnh của mình, chị Phin đã nhiều lần lên xã, lên huyện kêu gọi sự giúp đỡ, nhưng xã, huyện cũng chỉ giúp được phần nào vì địa phương vẫn còn nghèo và những hoàn cảnh thương tâm khác còn nhiều. Chia tay chị, tôi lại thấy hình bóng của nàng Thoại Khanh thời hiện đại, cặm cụi, tảo tần và hy sinh cho gia đình chồng không một lời thở than.        
 
Không một tiếng thở than

“Gia đình đã nghèo như rứa, tui chỉ mong những đứa con không phải nghèo như bố mẹ nó. Hai đứa (Võ Thị Hồng Nhung, lớp 9 và Võ Đức Anh Tuấn, lớp 7) học giỏi lắm. Tui càng mừng lại càng lo. Không biết sau ni có nuôi mấy đứa ăn học đến nơi đến chốn không nữa. Có ai muốn cuộc đời mình phải khổ đâu. Số phận quyết định tui phải gắn bó với những con người này, dẫu có tủi phận cũng không làm khác được. Vậy thì tại sao không vui vẻ chấp nhận nó. Than thở thì có ích gì?” chị Phin ngậm ngùi.
 
Hữu cường – Đức Nghĩa
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Giáo dục - 11 phút trước

Sau những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Toán học, ở tuổi 23, Lưu Lộ được Đại học Trung Nam (Trung Quốc) bổ nhiệm làm giáo sư. Anh trở thành giáo sư Toán học trẻ nhất nước này, tại thời điểm đó.

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Thời sự - 28 phút trước

Ngay cơn mưa đầu mùa, một người bị sét đánh tử vong khi đi bắt ếch tại cánh đồng ở huyện Vĩnh Hưng, Long An.

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 11 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 11 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Pháp luật - 13 giờ trước

Thấy chồng gục xuống, máu tuôn xối xả, Nhung hoảng loạn tri hô, gọi các con dậy đưa cha đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong ngay tại chỗ.

Top