Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người mang tiếng Anh về làng phong

Thứ bảy, 15:00 21/11/2009 | Xã hội

Giaidinh.net - Nắng cũng như mưa, một tuần 2 - 3 lần, cô giáo Nguyễn Thị Quảng (cựu giáo viên của trường THCS Hải Vân, Đà Nẵng) vẫn thoăn thoắt những bước chân ở tuổi xế chiều vượt hầm đường sắt, len lỏi lên xuống từng quả đồi để cõng “English” (tiếng Anh) đến với trẻ em làng phong Hòa Vân.

Làng Hòa Vân  nằm chênh vênh dưới mép đèo Hải Vân, bên chân sóng vịnh Đà thành. Biệt lập với TP Đà Nẵng sôi động, làng Vân (thôn Hòa Vân, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) yên hòa, lặng lẽ 40 năm nay từ khi hình thành và tồn tại như vốn dĩ mang những nỗi niềm, thân phận căn bệnh mà một thời người đời dị nghị- bệnh phong. Nhưng, từ khi cô giáo Quảng tình nguyện mang chữ “ngoại” đến làng thì dường như cuộc sống rôm rả, sôi nổi hơn bao giờ hết. Không chỉ đến lớp mà về nhà lũ trẻ cũng “Welcome”, “Hello”... cho ông bà, cha mẹ, anh chị nghe, hiểu và cười nắc nẻ.
 

Cô Quảng trên đường đến làng Vân.


Dù đã 55 tuổi nhưng sáng nào cô giáo Quảng cũng tất tưởi dậy sớm, lo một vài công việc gia đình để khoảng 6h bắt đầu lên đường “hành quân” đến làng thôn Hòa Vân dạy chữ. Trước khi đi dạy, ngoài sách vở, hành trang cô mang theo là một túi ba lô chứa đủ thứ thiết yếu: Nước, ni lông, vài ổ mì, một ít thức ăn nấu sẵn hoặc chế biến sẵn... và không quên chiếc đèn pin để đi qua hầm đường sắt. Quãng đường mà cô giáo Quảng đến với làng Vân dài độ 6km qua hầm, men theo đường sắt và những con dốc dựng đứng của ngọn đèo Hải Vân hiểm trở. Với tuổi cô, mỗi lần đi bộ như thế gần 2 tiếng đồng hồ...

Nguy hiểm nhất là đi qua hầm đường tàu. Cô giáo Quảng cho biết, đi men theo đường ray phải hết sức tinh mắt, thính tai thì mới nhận biết có tàu hay không, bởi tiếng tàu từ xa chẳng khác mấy tiếng sóng biển vỗ bờ. Phải đi vào mép hầm, mỗi khi tàu đi qua phải đứng yên không cử động ở phần dành cho người đi bộ tránh tàu. Nếu gặp tình trạng khẩn cấp không vào chỗ tránh kịp thời thì phải nằm im ngay xuống mép hầm. Và một kinh nghiệm “xương máu” là phải đi giày ba ta thì mới di chuyển nhanh nhẹn và tránh bị đá cắt chân.

Sau gần 2 tiếng đồng hồ, đến làng Vân, cô giáo Quảng nấu cơm và thức ăn mang theo cho bữa trưa để kịp cho giờ dạy buổi chiều. Tại trường, có một căn phòng nhỏ khoảng 15m2 đặt 1 chiếc bàn, 1 chiếc giường và 3 chiếc ghế bố để các cô giáo có chỗ nghỉ trưa. Chiếc nồi cơm điện của cô Quảng lúc nào cũng được nấu đầy, cô thường xuyên có khách ghé thăm. Nồi cơm đó, vừa dùng để nấu cơm, dùng để nấu canh, kho thức ăn và cả... nấu nước pha trà đãi khách. Giờ giải lao, các em học sinh vẫn sang uống nước từ chiếc nồi ấy. Tại ngôi trường nhỏ này, có hai cô giáo là Oanh và Huyền dạy văn hóa buổi sáng cũng từ xa đến. Và cô Quảng cũng thường nấu cơm canh lót dạ cho hai cô giáo trẻ ăn sau khi dạy xong rồi ra về.
 

Chăm chút từng nét chữ cho trò.


Thông thường, giờ dạy của cô Quảng bắt đầu từ 13h và kết thúc khoảng 15h30. Dạy xong thì cô lại tất tả cho chuyến hành trình đi bộ trở về. Nhưng có những ngày trời mưa, gió quá dữ dội cô đành phải ở lại làng Vân. Bởi do địa thế nằm cạnh chân đồi, mép biển nên sóng gió ập vào làng phong hung dữ hơn những làng mạc khác.

Ý nguyện đưa ngoại ngữ đến làng Vân của cô Quảng đã có từ nhiều năm trước. Cô lý giải: “Các em cấp I ở làng Vân thiệt thòi nhiều so với các bạn cùng trang lứa, nhất là không được học tiếng Anh. Khi lên lớp 6, các em vào đất liền học chung chương trình ngoại ngữ, trong lúc vốn kiến thức của các em một chữ bẻ đôi không biết”. Để sớm thực hiện được ước mong đó, cô giáo Quảng xin nghỉ hưu sớm. Vừa nghỉ hưu, cô liền tức tốc đến đăng ký với Hội Khuyến học TP Đà Nẵng xin được ra dạy tiếng Anh từ thiện cho các học trò làng phong.

Sau hơn 2 năm gắn bó, đến nay hình ảnh cô giáo Quảng đã trở nên thân thuộc với mọi người dân ở làng Vân. Tại làng Vân, học sinh và người dân ở đây ít khi gọi cô Quảng bằng tên thật mà thường yêu mến gọi là “Cô ngoại ngữ”. Từ một danh từ chung thành danh từ riêng, bởi vì ở ngôi trường nhỏ này từ trước đến nay chỉ có cô Quảng là người duy nhất dạy ngoại ngữ cho các em. Học trò làng phong chủ yếu là cấp I, không đông nên cô Quảng ghép 3 lớp vào chung để dạy. Cả ba lớp 3, 4 và 5 có khoảng 15 học sinh. “Tuy điều kiện không được như những học sinh trong thành phố, nhưng các em rất siêng học và học rất nhanh. Đó là niềm vui mà các em dành tặng tôi sau chặng đường dài mệt mỏi”, cô Quảng nhận xét.
 

Lớp học đặc biệt, vì học sinh nhiều trình độ nên các em được bố trí ngồi quay lưng lại với nhau.


“Đã quen với con đường, với những đôi mắt luôn trông đợi, nhiều lúc bận việc không ra được, tôi thấy trong người như thiếu một cái gì, nhớ một điều không tưởng. Người dân ở đây tình cảm lắm, luôn nhớ và nhắc đến cô giáo. Họ nghèo vật chất chứ tấm lòng thì dào dạt vô cùng”, cô Quảng hào hứng kể. Hành trang mà cô mang ra cho các em là cả lòng nhiệt huyết, yêu trẻ, yêu nghề.

Xuất thân từ nghề giáo, sống một đời thanh bạch nhưng vì thương con trẻ mà cô lặn lội gần chục cây số đi về dạy chữ mà không lấy một đồng tiền công. Cô cho biết, số phận đã gắn cô với nghề giáo. Trước đây, cũng có những thời gian cuộc sống khó khăn quá cô đã định bỏ nghề “nhưng nghĩ lại, nếu mình bỏ nghề thì nhớ trường, nhớ lớp, nhớ học sinh nhớ cảm giác đứng trên bục giảng. Bỏ nghề tức là bỏ niềm vui trong cuộc sống, vậy thì cuộc sống có còn nhiều ý nghĩa?”.

Rau, cháo, sắn khoai, hai vợ chồng cô (chồng cô cũng là giáo viên) chung sức, đồng lòng, gồng gánh nuôi dạy các con vào giảng đường ĐH, CĐ. Ngoài giờ lên lớp, hai cô thầy làm đủ thứ nghề để có thêm thu nhập, từ nuôi heo, làm vườn, buôn gánh bán bưng ở ga tàu Kim Liên. “Ngó lại trang đời của cô thầy gian truân lắm em nờ, những thước phim, cuốn tiểu thuyết không thể tải hết”. Rồi cô đọc những đoạn thơ mà cô đã sáng tác trong suốt quãng đời làm nghề giáo của mình. Những câu thơ mộc mạc nhưng chính cuộc đời của cô vậy.
 
Những ngày gian khó nhất, cô viết: “Thời buổi bây giờ lắm nỗi gian truân/Cơm sắn mắm nêm dòi đầy vại/ Trang giáo án vẫn cùng tôi sánh bước/ Soi sáng, ươm mầm đám trẻ làng tôi”. Hay thời điểm phải đi bán áo quần, tạp hóa thêm ở ga Kim Liên: “Để đến giờ lên lớp với đàn em/ Tôi phóng mình ôm đống rơm khô/ Giữa tiếng trầm trồ/ Chao ôi là liều lĩnh”. Một đời gắn bó với nghề giáo, cô nghiệm ra rằng: “Nhẹ rút gương/Soi mình một tý/ À thì ra tuổi đời nghề nghiệp/ Quấn chặt đôi tay/ Vấn chặt đôi chân…”.
 

Cô và trò cùng hát tiếng Anh.


Chiều. Gió đầu Đông chớm lạnh, sóng biển vỗ trắng bờ. Đám trẻ làng Vân tung tăng vừa chạy vừa hát “Welcome teacher. Welcome teacher. How are you? How are you? I am fine thank you...”. Đi bộ cạnh cô trên con đường về thành phố, thấy cô nhìn lũ học trò rồi cười thật tươi. Trên khuôn mặt rạng rỡ một tình yêu dào dạt như sóng biển vỗ bờ.
 
Ông Trần Hữu Đức, trưởng thôn Hòa Vân cho biết: Làng Hòa Vân hình thành từ năm 1968 sau khi chuyển bệnh nhân phong từ Bệnh viện Cẩm Hải (nay thuộc xã Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam) do chiến tranh tàn phá. Từ năm 1998 thành lập thôn Hòa Vân. Hiện toàn thôn có 307 người/ 102 hộ; trong số đó có 57 bệnh nhân phong đang hưởng chế độ 240 ngàn đồng/ tháng.
 
Đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông lâm ngư nghiệp và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân từ thiện. Họ gặp rất nhiều khó khăn, giao thông cách trở, chỉ đi bộ, đi thuyền. Hiện Hòa Vân là thôn duy nhất không có xe máy, rải rác vài chiếc xe đạp.

Từ trước đến nay, thôn Hòa Vân đã có 10 em học ĐH, CĐ, THCN và hiện có 10 em đang theo học. Có được ngày hôm nay là nhờ các cô, thầy giáo đã “cõng” chữ ra làng Vân hàng chục năm nay. Nhất là từ khi có cô giáo Quảng tình nguyện dạy ngoại ngữ cho người dân Hòa Vân dường như có bộ mặt mới về giáo dục.
 
 
Bình Gianh
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 58 phút trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới thời tiết ở miền Bắc sẽ dịu hơn do có hai đợt không khí lạnh tràn về. Trời có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ ở mức hơn 30 độ.

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Top