Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 dấu hiệu cảnh báo cholesterol cao cần đề phòng biến chứng, ai không có xin chúc mừng!

Thứ ba, 20:57 11/07/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của cholesterol trong máu cao là tình trạng đau chân hoặc chuột rút khi hoạt động thể chất như đi bộ...

Làm tốt 6 điều này, ung thư sẽ khó có cơ hội tấn công bạn, đây là 10 dấu hiệu cảnh bảo ung thư ai cũng cần biếtLàm tốt 6 điều này, ung thư sẽ khó có cơ hội tấn công bạn, đây là 10 dấu hiệu cảnh bảo ung thư ai cũng cần biết

GĐXH - Người có thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ sớm và khám sức khỏe định kỳ... sẽ khó bị căn bệnh ung thư tấn công.

Theo các chuyên gia y tế, cholesterol không phải là thành phần xấu của máu, ngược lại đây là thành phần quan trọng của lipid máu được nhiều cơ quan trong cơ thể sử dụng cho hoạt động sống. 

Cholesterol trong máu gồm 2 loại chính gồm: LDL cholesterol và HDL cholesterol, trong đó LDL cholesterol tăng cao trong thời gian dài sẽ thúc đẩy hiện tượng lắng đọng mỡ thành mạch máu dẫn đến xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh mạch máu ngoại biên,… 

Do vậy, kiểm soát ngăn ngừa cholesterol máu cao có vai trò quan trọng trong nâng cao sức khỏe tim mạch.

5 dấu hiệu cảnh báo cholesterol cao cần đề phòng biến chứng, ai không có xin chúc mừng! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu cơ thể cảnh báo cholesterol cao

Đau ở chân

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của cholesterol cao ở chân là tình trạng đau chân hoặc chuột rút khi hoạt động thể chất như đi bộ. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu ở chân bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do tích tụ cholesterol và các chất khác. Cơn đau này thường cải thiện khi nghỉ ngơi, nhưng có thể hạn chế khả năng tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động khác.

Dấu hiệu ở mắt

Cholesterol cao có thể dẫn đến sự phát triển của xanthelasmas, những chấm màu vàng trên mí mắt. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Một tình trạng ở mắt khác có thể phát sinh do cholesterol xấu tích tụ trong võng mạc là tắc tĩnh mạch võng mạc, một số người có thể xuất hiện đường màu xám hoặc trắng ở trên, dưới bên ngoài lòng đen của mắt. Các đường này sau đó sẽ phát triển thành một vòng tròn.

Dấu hiệu ở lưỡi

Các động mạch trong cơ thể chịu trách nhiệm vận chuyển dinh dưỡng và oxy đến các bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, sự tích tụ cholesterol có thể gây tắc nghẽn các động mạch, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. 

Những triệu chứng khiến màu sắc ở móng chân và tay, và da bắt đầu thay đổi. Nếu lưỡi có màu tím sẫm hoặc xanh tím có nghĩa là máu không lưu thông tốt trong cơ thể, cảnh báo tình trạng cholesterol xấu hoặc mỡ máu cao.

Đau ở ngực

Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình trạng dư thừa cholesterol trong máu. Đau ngực là kết quả của sự tích tụ cholesterol trong các động mạch của tim (các động mạch vành), dẫn đến việc cung cấp oxy cho cơ tim kém. Những cơn đau này có thể chỉ xảy ra khi gắng sức (ví dụ như khi đi bộ), hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi. Dư thừa cholesterol trong máu cũng khiến bạn luôn cảm giác khó thở.

Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương ở nam giới có thể là dấu hiệu lượng cholesterol máu cao. Nguyên nhân là do cholesterol lắng đọng bên trong các động mạch và ngăn cản máu đến dương vật, từ đó gây rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.

5 dấu hiệu cảnh báo cholesterol cao cần đề phòng biến chứng, ai không có xin chúc mừng! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Điều trị cholesterol máu cao thế nào cho phù hợp?

Khi nghi ngờ bị cholesterol máu cao, bạn cần làm một số xét nghiệm mỡ máu để xác định nồng độ cholesterol trong máu. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị hoặc kiểm soát nồng độ cholesterol này một cách an toàn.

Với trường hợp nặng, cần kiểm soát cholesterol trong máu sớm thì phương pháp điều trị thích hợp là dùng thuốc để hạn ché biến chứng. Ngoài ra còn kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh

Ở người chỉ đơn thuần tăng cholesterol máu > 5,2 mmol/L, lựa chọn điều trị đầu tiên và bắt buộc là thay đổi lối sống:

- Giảm thực phẩm cholesterol và chất béo bão hòa, đặc biệt là mỡ, nội tạng, da động vật.

- Giảm đường.

- Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chiên.

- Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin và chất béo tốt.

- Tăng hoạt động thể lực.

- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân béo phì.

- Làm xét nghiệm định lượng cholesterol định kỳ.

Dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu chất xơ trầm trọng, đây là 4 cách bổ sung tốt nhấtDấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu chất xơ trầm trọng, đây là 4 cách bổ sung tốt nhất

GĐXH - Nếu thiếu chất xơ, bạn khó có được cảm giác no bụng và thỏa mãn sau mỗi bữa ăn nên sẽ dễ thèm ăn vặt hơn và dễ bị tăng cân...

Nên ăn tỏi vào thời điểm nào để có lợi cho sức khỏe

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 18 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Vitamin A dù thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu tâm không tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho con mình khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Top