Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh gặp khó khi chọn sai môn học

Thứ năm, 14:34 22/12/2022 | Giáo dục

Sau một học kỳ áp dụng, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 10 đã bộc lộ những bất cập liên quan đến lựa chọn môn học, học sinh chuyển trường. Tuy nhiên hiện ngành giáo dục chưa có hướng giải quyết khi trường nói chờ sở, sở chờ bộ hướng dẫn.

Chọn môn học theo ngẫu hứng

Năm 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình GDPT mới từ lớp 10. Bộ GD&ĐT quy định, mỗi học sinh sẽ học 8 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc. Ngoài ra, học sinh sẽ lựa chọn 4 trong 9 môn còn lại để học.

Bộ GD&ĐT cho phép các nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế gồm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để sắp xếp các môn học phù hợp. Thực tế, sau một học kỳ, đến nay có tình trạng học sinh chọn nhầm môn học, tổ hợp và có nguyện vọng thay đổi nhưng trường, sở cũng lúng túng chưa biết xoay xở thế nào.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh gặp khó khi chọn sai môn học - Ảnh 1.

Học sinh lớp 10 năm nay gặp khó khi chọn sai môn học

Hiệu trưởng Trường THPT Đại Cường, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, thực tế đang rất khó khăn và vẫn chờ hướng dẫn của Sở GD&ĐT. “Ví dụ, học sinh đã xác định chọn khối A1 gồm: Toán, Vật lí, Hóa học nhưng sau một học kỳ muốn đổi sang khối khác vì khó quá thì môn tự chọn mới sẽ không có điểm học kỳ I và kế hoạch bổ trợ kiến thức thế nào cũng chưa rõ”, ông Quyền nói.

“Với việc lựa chọn môn học như hiện nay là thay đổi lớn so với trước đây, do đó ngay từ đầu lớp 10 học sinh, phụ huynh phải cân nhắc kỹ để lựa chọn tổ hợp. Điều này khác với trước đây học sinh học tất cả các môn và có thể thay đổi định hướng bất cứ thời điểm nào”. ông Hà Xuân Nhâm

Ông Lê Văn Dị, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1 (Thanh Hóa) chia sẻ thực trạng năm đầu tiên học sinh lựa chọn môn học ngẫu hứng kiểu “cá rô theo đàn”, chọn theo bạn. “Nói nhà trường tuyên truyền, định hướng để các em lựa chọn môn học nhưng cách làm hiện nay là ghép làm sao cho vừa lớp, đủ giờ giáo viên chứ không vì quyền lợi, nguyện vọng của học sinh. Ví dụ, học sinh muốn đăng ký môn Âm nhạc - Mỹ thuật, nhà trường phải nói thẳng môn này không có giáo viên để dạy. Chưa kể, trong bối cảnh sẽ thay đổi thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH trong những năm tới, nhà trường không biết các trường sẽ tuyển sinh như thế nào để định hướng”, ông Dị lo lắng.

Một bất cập lớn hiện nay là học sinh rất khó chuyển trường, chuyển lớp. Nếu như trước đây, học hết học kỳ I, lớp 12 các em vẫn có thể chuyển khối thi thì nay không thể thực hiện. Ví dụ, học sinh học ở một trường từ miền Nam chuyển đi tỉnh khác, ở trường cũ có dạy môn này nhưng đến trường mới không có, hoặc đang học khối này muốn chuyển sang khối khác cũng rất bất cập. Khi đó học sinh dễ bị hổng kiến thức các môn trong tổ hợp nhưng nhà trường không thể bố trí giáo viên dạy bù kiến thức gây khó khăn cho trường và học sinh.

Với những bất cập đó, ông Dị cho rằng, chủ trương lựa chọn môn học không đi vào thực tế, không thuận lợi cho học sinh. Vì hiện nay, với 8 môn học bắt buộc và 4 môn lựa chọn các em đã học 12 môn không khác nhiều so với trước, do đó nên học tất cả các môn để các em tự do định hướng ngành nghề.

Khó đáp ứng hết nguyện vọng của học sinh

Hiệu trưởng một trường THPT tại Hà Nội nói rằng, đầu năm học Bộ GD&ĐT điều chỉnh Lịch sử từ môn tự chọn sang bắt buộc nhà trường đã phải xây dựng lại tổ hợp các môn lựa chọn đồng thời tư vấn rất kỹ cho giáo viên và học sinh để họ có thời gian suy nghĩ, quyết định. Cũng có những trường cho học sinh đăng ký “ào ào” đến nay kêu nhiều em nhận thấy sai lầm và muốn chuyển tổ hợp đều ở trong tình trạng chờ. “Thậm chí nếu chuyển thì nhà trường cũng đang băn khoăn, một học sinh lớp 10 học Vật lý lên lớp 11 chọn Hóa học liệu có đủ điều kiện thi tốt nghiệp hay không?”, Hiệu trưởng trường này nói.

Ông Hà Xuân Nhâm, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, đến thời điểm này Bộ GD&ĐT chưa có hướng dẫn về vấn đề chuyển trường, đổi nguyện vọng. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, các trường căn cứ điều kiện thực tế về nhân lực, cơ sở vật chất để xây dựng các tổ hợp. Theo đó, nếu nói đáp ứng được tất cả nguyện vọng cho học sinh sẽ rất khó. Chưa kể, từ đầu lớp 10 học sinh chọn tổ hợp này nhưng nay muốn xin sang tổ hợp khác cũng phải đánh giá kiến thức, năng lực có đáp ứng hay không.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từ 1/7, áp quy định mức giá mới với sách giáo khoa

Từ 1/7, áp quy định mức giá mới với sách giáo khoa

Giáo dục - 2 giờ trước

Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa mới, thực hiện từ ngày 1/7 tới.

Phụ huynh lưu ý trước những lời mời đăng ký học hè trên mạng

Phụ huynh lưu ý trước những lời mời đăng ký học hè trên mạng

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trước dịp nghỉ hè, các đối tượng lừa đảo lập các fanpage giả mạo để lôi kéo nhiều phụ huynh đăng ký cho con rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chương trình Toán Cambridge tại Vinschool: "Ươm mầm non" từ giáo dục kỹ năng thống kê

Chương trình Toán Cambridge tại Vinschool: "Ươm mầm non" từ giáo dục kỹ năng thống kê

Giáo dục - 6 giờ trước

Với chương trình Toán Cambridge ở Mầm non Vinschool, giờ học của các Vinser nhí không chỉ thú vị mà còn giúp các em sớm phát triển nhiều kỹ năng nền tảng.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT chất lượng, chính xác

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT chất lượng, chính xác

Giáo dục - 6 giờ trước

Thủ tướng vừa ban hành chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Giáo dục - 10 giờ trước

GĐXH - Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Giáo dục - 11 giờ trước

Dự thảo luật Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) quy định mỗi nhà giáo sẽ được cấp một hoặc hơn một chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên chứng chỉ sẽ bị thu hồi nếu kết quả đánh giá, 2 năm liên tục nhà giáo không hoàn thành nhiệm vụ.

TP.HCM tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường

TP.HCM tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường

Giáo dục - 21 giờ trước

UBND TP.HCM phê duyệt đề án thành lập Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa.

Nam sinh Việt 22 tuổi lọt vào gương mặt trẻ nổi bật châu Á 2024

Nam sinh Việt 22 tuổi lọt vào gương mặt trẻ nổi bật châu Á 2024

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách "30 Under 30 Asia" năm 2024, trong đó Tuấn Minh (sinh viên năm thứ ba ngành Quản trị Kinh doanh Đại học VinUni) trở thành người Việt trẻ nhất lọt vào danh sách này.

Vì sao học sinh thi vào lớp 10 không được đổi nguyện vọng?

Vì sao học sinh thi vào lớp 10 không được đổi nguyện vọng?

Giáo dục - 1 ngày trước

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội đang tới gần, nhiều học sinh và phụ huynh băn khoăn đặt câu hỏi vì sao không có chính sách được điều chỉnh nguyện vọng như một số địa phương khác.

Cơ hội 'vàng' cho hàng triệu sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng

Cơ hội 'vàng' cho hàng triệu sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Dưới đây là 5 ngành học đặc biệt, không sợ lỗi thời dành cho các bạn sinh viên mong muốn có mức thu nhập cao sau khi ra trường.

Top