Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng trăm học sinh 'sống khổ'… vì giáo viên mượn nhà, đất không chịu bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án

Thứ tư, 12:46 03/04/2024 | Xã hội

GĐXH - Sau hàng chục năm sử dụng, khu ký túc xá của Trường PTTH Dân tộc nội trú Nghệ An xuống cấp nghiêm trọng. Dù đã triển khai dự án mới, nhưng nguy cơ chậm tiến độ do… nhiều giáo viên mượn đất không chịu trả.

Toà nhà thực hành và nhà đa chức năng được trưng dụng làm phòng ký túc xá cho học sinh.

Toà nhà thực hành và nhà đa chức năng được trưng dụng làm phòng ký túc xá cho học sinh.

Giáo viên mượn nhà, đất của trường rồi không trả lại

Cuối năm 2023, để có mặt bằng xây dựng ký túc xá mới, dãy nhà ký túc xá cũ của Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An đã bị phá bỏ. Từ đó, hơn 400 học sinh nữ dồn vào các phòng ở dãy nhà ký túc xá cũ còn lại. Còn 300 học sinh nam được chuyển lên ở tạm trong các phòng thuộc tòa nhà thực hành chức năng.

Theo các học sinh nội trú ở đây, từ khi các em chuyển qua sống ở những phòng tạm, sinh hoạt bị đảo lộn, chật chội, bí bách ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và nghỉ ngơi.

Hàng trăm học sinh 'sống khổ'… vì giáo viên mượn nhà, đất không chịu bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án- Ảnh 1.

Toà nhà thực hành và nhà đa chức năng được trưng dụng làm nơi ở tạm cho học sinh.

Qua quan sát của phóng viên, nhà trường đã phải ngăn đôi các phòng thực hành chức năng, cho học sinh ở tạm. Nhiều căn chỉ rộng chưa đầy 20m2 nhưng có tới 20 em, mỗi giường đơn rộng khoảng 90 cm nhưng có 2 em nằm chung. Một số phòng, đồ dùng sinh hoạt của học sinh xếp chồng lên nhau, chiếm gần hết lối đi lại. "Em chỉ muốn ký túc xá mới xây xong, để được chuyển lên khu mới. Ở đây, bất tiện lắm", em Nguyễn Văn N. chia sẻ.

Từ những năm 1984, Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An (trước đây là Trường THPT vùng cao Nghệ Tĩnh) chuyển về vị trí hiện tại.

Từ đó đến nay, nhiều thế hệ giáo viên thiếu chỗ ở và nhà ở xa, đã được bố trí ở miễn phí tại khu tập thể trong khuôn viên nhà trường. Cứ thế, giáo viên nào đã có điều kiện để mua nhà ở ngoài, sẽ bàn giao lại cho nhà trường, để trường bố trí cho người khác mượn.

Hàng trăm học sinh 'sống khổ'… vì giáo viên mượn nhà, đất không chịu bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án- Ảnh 2.

Phòng ký túc xá chưa đầy 20m2 nhưng có tới 20 em sinh hoạt và học tập.

Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An, bà Nguyễn Thị Kiều Hoa, cho biết, "Năm 2005, khi xây nhà ăn cho học sinh, 2 dãy nhà tập thể cho giáo viên này bị đập bỏ gần hết, chỉ còn lại 3 phòng. Một năm sau đó, ban giám hiệu thấy còn nhiều giáo viên có hoàn cảnh khó khăn nên đã họp xét và cho 3 hộ giáo viên (gồm ông Thái Khắc Hoa, Lang Viết Chính và Trần Văn Sơn) được ở tại 3 gian phòng của dãy nhà tập thể còn sót lại...".

Ngoài ra, còn có 2 giáo viên khác là ông Nguyễn Văn Kỳ và bà Sầm Thị Sơn được nhà trường cho mượn khoảnh đất trống ngay cạnh, để 2 gia đình xây một gian nhà nối tiếp với 3 gian ký túc xá cũ. Kinh phí xây mới do gia đình tự bỏ tiền. Quá trình cho mượn đều có hợp đồng và đơn của các giáo viên vẫn còn lưu tại nhà trường. Mỗi gian phòng cho mượn và xây mới này rộng 18m2.

Tuy nhiên, trong quá trình sinh sống, nhiều hộ đã vi phạm cam kết trong hợp đồng khi tự cải tạo, cơi nới ra khỏi diện tích cho mượn mà không xin phép nhà trường. Có những trường hợp, dù về hưu và trở về quê sinh sống từ 15 năm trước, có người đã xây nhà riêng bên ngoài từ lâu nhưng vẫn không chịu trả lại gian nhà tập thể cho nhà trường.

Dự án ký túc xá cho học sinh có nguy cơ chậm tiến độ

Theo Trường PTTH Dân tộc nội trú Nghệ An, ngày 27/12/2022, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng một số hạng mục Trường PTTH Dân tộc nội trú Nghệ An. Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư trên 62 tỷ đồng, được trích từ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Dự kiến, dự án ký túc xá 5 tầng đầy đủ công năng, bảo đảm chỗ ăn ngủ sinh hoạt cho học sinh, sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2024.

Hàng trăm học sinh 'sống khổ'… vì giáo viên mượn nhà, đất không chịu bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án- Ảnh 3.

Khu ký túc xá mới chỉ thi công được một nửa toà nhà, thậm chí có nguy cơ bị cắt nguồn vốn đầu tư do không kịp tiến độ.

Tuy nhiên, đến nay dự án này mới chỉ thi công được một nửa tòa nhà, nhiều hạng mục bị đình trệ, thậm chí có nguy cơ bị cắt nguồn vốn đầu tư do không kịp tiến độ. Nguyên nhân, chỉ vì một số giáo viên được nhà trường cho mượn khu tập thể để ở nhưng không chịu trả lại mặt bằng, như đã cam kết trong hợp đồng mượn nhà từ trước.

Cũng theo trường PTTH nội trú, từ năm 2019, trường có văn bản thông báo di dời để lên phương án, dự toán cho việc đầu tư xây mới khu ký túc xá. Đến năm 2023, khi dự án bắt đầu triển khai thì 5 hộ mượn nhà tập thể, đất của trường lại có đơn thư gửi các cấp với nội dung cần xem xét việc hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng, diện tích đất cấp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường PTTH Dân tộc nội trú Nghệ An chồng lấn lên đất ở cá nhân... Và họ không đồng ý hoàn trả mặt bằng cho trường để Ban quản lý dự án bàn giao cho đơn vị thi công.

Liên quan đến khiếu nại của các hộ dân, UBND tỉnh Nghệ An cũng như các sở, ngành liên quan đã làm việc, xem xét và trả lời.

Văn bản nêu rõ, toàn bộ diện tích mà 5 hộ sử dụng có nguồn gốc là của Trường PTTH Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An. Năm 2006, các hộ gia đình đều có hợp đồng mượn các gian nhà tập thể của trường, do đó không có căn cứ để đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ như đề cập. Yêu cầu các hộ di dời tài sản trên đất, bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.

Hàng trăm học sinh 'sống khổ'… vì giáo viên mượn nhà, đất không chịu bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án- Ảnh 4.

2 ngôi nhà chưa chịu bàn giao mặt bằng để xây ký túc xá mới cho học sinh.

Sau rất nhiều cuộc làm việc, đến cuối tháng 3/2024 có 3 hộ gia đình mượn nhà tập thể của trường đã đồng ý chuyển đi để bàn giao mặt bằng. Còn 2 hộ khác là bà Sầm Thị Sơn và ông Nguyễn Văn Kỳ đã tự bỏ tiền để xây trên đất nhà trường thì vẫn chưa chịu trả lại.

Trong thời gian qua, các hộ gia đình này cũng đã rất nhiều lần gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh. Sau khi UBND tỉnh chỉ đạo, nhiều đoàn kiểm tra đã được thành lập và cũng đã có kết luận toàn bộ diện tích đất 5 hộ này đang ở đều thuộc khuôn viên nhà trường.

UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có văn bản trả lời đơn thư đồng thời yêu cầu 5 hộ dân khẩn trương di dời tài sản trên đất để bàn giao mặt bằng thi công dự án. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 2 hộ dân chưa chịu bàn giao.

"Ký túc xá của trường sau nhiều năm sử dụng đã thực sự xuống cấp, khiến việc sinh hoạt hàng ngày của hàng trăm em học sinh dân tộc nội trú khó khăn, vất vả. Nhà trường mong các hộ hiểu rõ, hiểu đúng và trả lại mặt bằng cho dự án triển khai.

Trường cũng đã chủ động có những hỗ trợ nhất định nhưng không thể có nguồn kinh phí để hỗ trợ lớn như mong muốn của các gia đình. Phía nhà trường chỉ mong các cấp, ngành liên quan xử lý dứt điểm sự việc để dự án được hoàn thành đúng kế hoạch" - bà Nguyễn Thị Kiều Hoa - Hiệu trưởng Trường PTTH Dân tộc nội trú Nghệ An cho hay.

Bữa ăn, chốn ở đong đầy tình thương mà học sinh vùng cao Nghệ An được nhận từ các thầy, côBữa ăn, chốn ở đong đầy tình thương mà học sinh vùng cao Nghệ An được nhận từ các thầy, cô

GĐXH- Với mô hình bán trú "ký túc xá" bằng nhà sàn, sự chăm sóc tận tình của các thầy cô cho các em học sinh vùng cao xứ Nghệ làm ấm thêm tình người nơi xa xôi, hẻo lánh.

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC từ năm 2022 đến nay nhưng vẫn hoạt động bất chấp: Dấu hỏi lớn về công tác quản lý

Nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC từ năm 2022 đến nay nhưng vẫn hoạt động bất chấp: Dấu hỏi lớn về công tác quản lý

Thời sự - 4 phút trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ ở quận Thanh Xuân vi phạm PCCC từ năm 2022, đến nay đã bị xử phạt 3 lần. Dù bị đình chỉ từ năm 2022, cơ sở không chấp hành vẫn hoạt động, coi thường tính mạng người dân.

Miền Bắc đón nắng nóng 1 ngày rồi lại thay đổi hình thái thời tiết

Miền Bắc đón nắng nóng 1 ngày rồi lại thay đổi hình thái thời tiết

Thời sự - 10 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, miền Bắc ít mưa trời nắng mạnh, nhiệt độ các nơi dao động 32-33 độ. Sau đó đến cuối tuần miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Tin sáng 22/5: Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong; miền Bắc tăng nhiệt và nắng nóng

Tin sáng 22/5: Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong; miền Bắc tăng nhiệt và nắng nóng

Thời sự - 11 phút trước

GĐXH - Sau khoảng 2 tháng điều trị, nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tại sân đình Lệ Mật (quận Long Biên, Hà Nội) đã tử vong; Miền Bắc tăng nhiệt và nắng nóng trong ngay 22/5.

Chuyên gia phân tích nguyên nhân xảy ra hiện tượng lũ cát đỏ tại Bình Thuận

Chuyên gia phân tích nguyên nhân xảy ra hiện tượng lũ cát đỏ tại Bình Thuận

Đời sống - 34 phút trước

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Hoàng Văn Đại phân tích nguyên nhân xảy ra hiện tượng lũ cát đỏ vừa xảy ra tại tỉnh Bình Thuận.

Thêm nhóm phụ nữ ở Thái Bình tập yoga giữa đường bị xử phạt

Thêm nhóm phụ nữ ở Thái Bình tập yoga giữa đường bị xử phạt

Đời sống - 47 phút trước

Chính quyền thị trấn Kiến Xương tiếp tục ra quyết định xử phạt hành chính, mức phạt 150.000 đồng/người đối với nhóm phụ nữ tập yoga giữa đường rồi chụp ảnh.

Sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh, gần 2.700 hành khách phải chuyển tải bằng ô tô

Sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh, gần 2.700 hành khách phải chuyển tải bằng ô tô

Thời sự - 59 phút trước

Đến tối 21/5, vụ sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh, tuyến đường sắt Bắc-Nam đoạn qua huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể khắc phục xong. Hàng ngàn hành khách đi bằng tàu hỏa qua khu vực này buộc phải trung chuyển bằng ô tô.

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 của hai trường chuyên hot nhất Hà Nội: Ngành nào ‘tỉ lệ chọi’ cao nhất?

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 của hai trường chuyên hot nhất Hà Nội: Ngành nào ‘tỉ lệ chọi’ cao nhất?

Giáo dục - 1 giờ trước

Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) đã có thống kê số lượng đăng ký dự thi vào lớp 10 năm nay. Theo đó, lớp tiếng Pháp có tỷ lệ chọi cao nhất lên đến 1/10,7. Còn trường Đại học Khoa học Tự nhiên, lớp 10 chuyên Toán có độ cạnh tranh cao nhất với tỷ lệ chọi 1/7.

Người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 200 triệu khi làm cộng tác viên bán hàng online

Người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 200 triệu khi làm cộng tác viên bán hàng online

Pháp luật - 10 giờ trước

Nghe theo các đối tượng mời làm cộng tác viên bán hàng online, chị C. đã chuyển hơn 200 triệu đồng để làm nhiệm vụ thanh toán đơn hàng. Người này đã bị mất trắng số tiền trên.

Nam Định: Hai 'tú ông' lừa đảo môi giới mại dâm, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người ham 'của lạ'

Nam Định: Hai 'tú ông' lừa đảo môi giới mại dâm, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người ham 'của lạ'

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, Anh và Hà đã lừa đảo môi giới mại dâm, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người.

Nữ sinh lớp 7 ở Khánh Hòa bị nhóm bạn học hành hung, lột quần áo

Nữ sinh lớp 7 ở Khánh Hòa bị nhóm bạn học hành hung, lột quần áo

Xã hội - 10 giờ trước

Ngày 21/5, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị một nhóm nữ sinh hành hung, lột quần áo. Nạn nhân trong vụ việc này là L.T.H.C. đang học lớp 7, Trường THCS Quang Trung, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Top